Kinh nghiệm thực hiện quản lý công trình thủy lợi của một số nước trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.1.Kinh nghiệm thực hiện quản lý công trình thủy lợi của một số nước trên

2.2. Cơ sơ thưc tiên liên quan đên quan ly công trình thủy lợi

2.2.1.Kinh nghiệm thực hiện quản lý công trình thủy lợi của một số nước trên

trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Mỹ

+ Trước kia thuỷ nông địa phương (xí nghiệp thuỷ nông huyện hoặc tỉnh) thu thuỷ lợi phí dựa trên cơ sở chi phí vận hành và bảo dưỡng cho các vùng đất canh tác khác nhau.

+ Bắt đầu từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, nhà nước đã xây dựng luật mà nó bao hàm cả việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước. Thuỷ lợi phí đã được thu tăng lên đáng kể. Ví dụ: thời điểm năm 1988 thuỷ nông huyên Broadview đã tăng mức thu từ 40USD/ha lên 100USD/ha với mức nước sử dụng được tính toán; năm 1987 tại thuỷ nông huyện Pacheco mức thu tính theo 2 bậc, bậc thứ nhất mức thu 90USD/ha và bậc thứ 2 thu 150USD/ha; đối với mức thu dựa trên khối lượng sử dụng ở hệ thống thuỷ nông bang Califonia tăng mức thu từ từ 4,4USD/1000m3 lên 11,9USD/100m3. Với mức thu như vậy thì thực tế đã cao hơn mức cần thiết để thu hồi các chi phí (Phan Sỹ Kỳ, 2007).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Australia.

Australia là một nước có nền nông nghiệp và hệ thống thủy lợi phát triển. Trên thực tế, Australia thường xuyên phải đối mặt với hạn hán vì có lượng mưa thấp và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng Elnino. Để đối phó với tı̀nh trạng trên, chính phủ và nhân dân Australia đã tiến hành nhiều biê ̣n pháp và có được nhiều kinh nghiệm hay trong quản lý tài nguyên nước cũng như QLKT CTTL. Điển hình như viê ̣c QLKT hê ̣ thống thuỷ lợi Murray-Darling - lưu vực sông lớn nhất của Australia. Để đáp ứng yêu cầu tưới nước, cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, duy trì dòng chảy sinh thái, đẩy mặn, vận tải thủy, trên các dòng chính và nhánh của sông Murray-Darling đã làm nhiều công trình hồ điều tiết nước: tổng dung tích các hồ là 5 tỷ m3 (1930), tăng lên 30 tỷ m3 (1970) và 34,7 tỷ m3 (2000) (Đặng Anh Linh, 2016).

Tại lưu vực miền nam Murray - Darling năm 1992 thủy lợi phí nông nghiệp thu đáp ứng được 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng, đến năm 1996 thu được 100% chi phí vận hành và bảo dưỡng. Giá cả cũng khác nhau giữa các vùng. Ở bang Victoria mức thu gần đảm bảo chi phí vận hành và bảo dưỡng (năm 1995). Ở New South walles thu trong nội bang thu khoảng 0,92 USD/1000m3 (năm 1995), trong khi đó nếu nước được đưa sang bang Victoria thì giá nước tăng hơn 3,6 lần giá nước trong nội bang New South Wales. Tương tự như vậy ở bang Queensland giá thu trong nội bộ bang khoảng 1,5 USD/1000m3 trong khi đó giá nước chuyển ra ngoài bang tăng hơn 4,2 lần, cuối cùng đối với vùng miền nam,

lưu vực Muray – Darlinl năm 1991 - 1992 mức thu đồng đều hơn 7,8 USD/1000m3 (tương đương với 80% chi phí vận hành và bảo dưỡng), từ năm 1992 trở đi giá cao hơn giá thành 11% để thu hẹp khoảng cách giữa chi phí đầu tư và thu hồi vốn (Đặng Anh Linh, 2016).

2.2.1.3. Kinh nghiê ̣m của Trung Quốc

Ở Trung Quốc tồn tại hai hình thức quản lý CTTL bao gồm:

Quản lý tập trung: Các CTTL đều do Chı́nh phủ quản lý, các đơn vi ̣ quản lý do Chı́nh phủ thành lập, nước được cung cấp miễn phı́, các chi phı́ vâ ̣n hành, bảo dưỡng CTTL và các chi phı́ thường xuyên như lương cho công nhân viên, cán bô ̣ lấy từ doanh thu công cô ̣ng. Cách quản lý này cũng là mô ̣t trong những nguyên nhân dẫn đến tình tra ̣ng xuống cấp của các CTTL ở Trung Quốc vào giữa thâ ̣p kỷ 70 và lên đến đı̉nh điểm vào đầu thế kỷ 80 (Trần Minh Châu, 2003).

Quản lý phân quyền: các CTTL được quản lý theo hợp đồng, theo nguyên tắc phân quyền quản lý và quyền sở hữu. Trong thời gian này, đối tượng tiêu dùng và các di ̣ch vu ̣ thuỷ nông cũng được chuyển đổi từ hı̀nh thức hợp tác xã sang cho hàng nghìn, hàng triệu các hô ̣ cá thể. Các di ̣ch vu ̣ cung cấp nước đã phải được trả tiền thay vì “có thể được trả tiền” như trước đây. Cũng từ đây, trách nhiệm và nghı̃a vu ̣ của Trung ương cũng như địa phương được phân ra để quản lý CTTL một cách rõ ràng.

Bên ca ̣nh đó, chı́nh phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách về giá nước mang tính nguyên tắc giao cho địa phương trực tiếp quản lý CTTL, quy đi ̣nh cu ̣ thể cho phù hợp trên cơ sở lợi ı́ch kinh tế và chi phı́ thực tế đã sử du ̣ng, mức chi phı́ tı́nh toán và ý kiến tham gia của người dân.

Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy từ khi bắt đầu thu thuỷ lợi phı́, viê ̣c sử du ̣ng nước được tiết kiệm hơn. Đă ̣c biê ̣t là khi thuỷ lợi phı́ được tı́nh bằng khối lượng nước thực tế sử du ̣ng, nhưng điều này cũng là một thách thức đối với các đơn vị quản lý vâ ̣n hành, đòi hỏi các đơn vi ̣ quản lý CTTL phải có các biê ̣n pháp để quản lý tốt, giảm các tổn thất để cố nhiều nước bán cho nông dân theo yêu cầu của họ và giảm thiểu chi phı́ (Trần Minh Châu, 2003).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện mỹ đức, thành phố hà nội (Trang 39 - 41)