Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus LMLM 3ABC bằng phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát lưu hành virus lở mồm long móng trâu bò và đánh giá một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch bệnh trên địa bàn bắc hà tĩnh từ tháng 82015 82016 (Trang 65)

1. 3 Phạm vi nghiên cứu

4.3.1. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus LMLM 3ABC bằng phương

phƣơng pháp ELISA

Phương pháp 3ABC-ELISA là một trong những phương pháp chẩn đoán phát hiện gia súc bị nhiễm virus LMLM tự nhiên, dựa vào việc xác định kháng nguyên không cấu trúc của virus. Hiện nay, vắc xin LMLM được phép lưu hành ở Việt Nam phải là vắc xin đã được xử lý kháng nguyên không cấu trúc 3ABC. Thông qua việc phát hiện kháng thể 3ABC, có thể kết luận trâu bò đã nhiễm virus LMLM tự nhiên.

Trong nghiên cứu này, các mẫu huyết thanh được xét nghiệm kháng thể 3ABC bằng phương pháp Sandwich ELISA gián tiếp. Kết quả xét nghiệm được trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả xét nghiệm kháng thể kháng virus LMLM 3ABC tại các huyện phía Bắc Hà Tĩnh

Huyện/ thị xã Xã Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ mẫu dương tính (%)

Khoảng tin cậy (95% CI) Cận dưới Cận trên Huyện Can Lộc Xã Mỹ Lộc 29 2 6,90 2,33 16,12 Xã Trung Lộc 29 5 17,24 3,49 30,99 Xã Tùng Lộc 29 5 17,24 3,49 30,99

Huyện Nghi Xuân

Xã Xuân An 29 4 13,79 1,24 26,34 Xã Xuân Hồng 29 7 24,14 8,56 39,71 Xã Xuân Lĩnh 29 3 10,34 0,74 21,43 Thị xã Hồng Lĩnh Xã Đầu Liêu 29 2 6,90 2,33 16,12 Xã Nam Hồng 29 0 0,00 0,00 0,00 Tổng 8 xã 232 28 12,07 7,88 16,26

Qua bảng 4.8 ta thấy, tỷ lệ dương tính với kháng thể 3ABC chung cho địa bàn nghiên cứu là 12,07 % (95% CI: 7,88% –16,26%). Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2014) về mức độ lưu hành virus LMLM và các yếu tố nguy cơ tại một số tỉnh trọng điểm (Nghệ An, Lạng Sơn, Kon Tum) từ tháng 10-12 năm 2012 là 20,89% (95%CI 16,37-26,01), nhưng lại tương đương với với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hưng và cộng sự (2010) về mức độ lưu hành virus LMLM ở trâu bò tại các tỉnh Duyên hải miền

Trung là 18,52% ±3,21%.

Kết quả này phù hợp với thời điểm nghiên cứu, vì từ những năm 2013 trở về trước tình hình dịch bệnh LMLM của tỉnh Hà Tĩnh diễn ra trên diện rộng, kéo dài, với số lượng lớn gia súc mắc bệnh và đây cũng là thời điểm vừa xảy ra dịch LMLM type A lần dầu trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2013-2016, tỉnh Hà Tĩnh bắt đầu tổ chức tiêm phòng vắc xin nhị giá type A và O trên toàn tỉnh, cộng với công tác phòng chống dịch bệnh được thực một cách toàn diện và triệt để đã góp phần rất lớn làm giảm khả năng lưu hành và lây lan dịch bệnh.

Tỷ lệ mẫu dương tính với kháng thể 3ABC của các xã nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ 4.9.

Biểu đồ 4.9. Số mẫu và tỷ lệ mẫu dƣơng tính với kháng thể 3ABC ở các xã giám sát

Kết quả trên cho thấy, duy nhất xã Nam Hồng là không có mẫu nào dương tính kháng thể 3ABC. Xã có tỷ lệ dương tính kháng thể 3ABC cao nhất là xã Xuân Hồng (24,14%); tiếp đến là hai xã Trung Lộc và Tùng Lộc (17,24%); các xã còn lại có tỷ lệ mẫu dương tính tương đối thấp, xã Xuân An (13,795), xã Xuân Lĩnh (10,34%), xã Mỹ Lộc và xã Đầu Liêu (6,90%). Số liệu trên cũng cho thấy, tỷ lệ mẫu dương tính ở các xã không có dịch thấp hơn so với các xã có dịch, điều đó chứng tỏ sự lưu hành virus LMLM không có chiều hướng lan rộng.

Xã Trung Lộc và xã Xuân An mặc dù không xảy ra dịch trong thời gian nghiên cứu nhưng tỷ lệ mẫu dương tính tương đối cao. Kết quả này cũng cho

thấy, một số địa phương lân cận không có dịch công tác quản lý và phòng trừ dịch bệnh thực hiện chưa tốt, làm virus không chỉ lưu hành ở vùng có dịch mà còn lưu hành cả ở vùng lân cận với tỷ lệ cao. Điều này một lần nữa khẳng định nguy cơ mang trùng không chỉ riêng ở xã có dịch mà ở các vùng uy hiếp cũng cao.

Tỷ lệ mẫu dương tính kháng thể 3ABC ở các xã giám sát có thể là do: (1) Hiện nay, trâu bò bị bệnh thường được người dân điều trị, chỉ có lợn mới bị bắt buộc tiêu hủy, trâu bò đa số không bị buộc phải tiêu hủy, sau khi trâu bò khỏi về triệu chứng lâm sàng và vẫn có thể mang virus LMLM, dễ làm lây lan, phát tán mầm bệnh sang nhiều địa phương; (2) Trâu bò có thể được tiêm phòng, nhưng hiệu giá kháng thể không đạt bảo hộ, trâu bò vần bị nhiễm virus nhưng không phát bệnh, không có triệu chứng lâm sàng và mang mầm bệnh.

Sự phân bố mẫu dương tính kháng thể 3ABC tại các huyện phía Bắc Hà Tĩnh từ tháng 8/2015-8/2016 được thể hiện trong bản đồ ở hình 4.3.

Hình 4.3. Bản đồ phân bố các mẫu dƣơng tính kháng thể 3ABC tại các huyện phía Bắc Hà Tĩnh từ tháng 8/2015-8/2016

4.3.2. Tỷ lệ mẫu dƣơng tính kháng thể kháng virus LMLM 3ABC giữa các xã có dịch và xã lận cận

Kết quả so sánh tỷ lệ dương tính với kháng thể 3ABC giữa các xã có dịch và các xã lân cận được trình bày ở bảng 4.9. Tỷ lệ dương tính với kháng thể

3ABC ở 4 xã đã xảy ra dịch từ 8/2015-8/2016 là 14,66% (95% CI: 8,22% - 21,09%) và 4 xã lân cận là 9,48% (95% CI: 4,15% – 14,81%).

Bảng 4.9. So sánh tỷ lệ dƣơng tính kháng thể 3ABC giữa các xã có dịch và xã lân cận không có dịch từ tháng 8/2015-8/2016 Xã Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính kháng thể 3ABC Tỷ lệ mẫu dương tính kháng thể 3ABC (%)

Khoảng tin cậy (95% CI) Cận dưới Cận trên 4 xã có dịch 116 17 14,66 8,22 21,09 4 xã lân cận không có dịch 116 11 9,48 4,15 14,81 Tổng 232 28 12,07 7,88 16,26

Số liệu trên cũng cho thấy, sau khi dịch LMLM xảy ra, ở các xã lân cận không có dịch tỷ lệ mẫu dương tính nhiễm virus LMLM cũng tương đối cao so với các xã xảy ra dịch. Đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy các địa phương không có dịch LMLM xảy ra, tỷ lệ nhiễm virus cũng tương đối cao, điều đó một lần nữa khẳng định khả năng lây lan dịch bệnh LMLM trên diện rộng và có nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.

4.3.3. Tỷ lệ mẫu dƣơng tính kháng thể kháng virus LMLM 3ABC giữa trâu và bò

Kết quả so sánh tỷ lệ dương tính với kháng thể 3ABC giữa trâu và bò được trình bày ở bảng 4.10. Tỷ lệ dương tính với kháng thể 3ABC ở trâu thấp hơn bò, của trâu là 8,33% (95% CI: 0,51% - 16,15%)) và của bò là 13,04% (95% CI: 8,18% - 16,26%). Bảng 4.10. So sánh tỷ lệ dƣơng tính kháng thể 3ABC giữa trâu và bò từ tháng 8/2015-8/2016 Loài Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính kháng thể 3ABC Tỷ lệ mẫu dương tính kháng thể 3ABC (%)

Khoảng tin cậy (95% CI)

Cận dưới Cận trên

Trâu 48 4 8.33 0,51 16,15

Bò 184 24 13.04 8,18 17,91

Số liệu trên cho thấy, tại địa bàn nghiên cứu nguy cơ bò có thể mang trùng cao hơn ở trâu. Kết quả này phù hợp với tỷ lệ mắc bệnh LMLM theo loài của tỉnh Hà Tĩnh qua các năm 2013-2016, thì bò vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm trên 75,25%), sau đó đến trâu (chiếm 20,10%) và cuối cùng là lợn (chiếm 4,65%).

4.4. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÂY LAN, PHÁT SINH DỊCH LMLM TẠI BẮC HÀ TĨNH SINH DỊCH LMLM TẠI BẮC HÀ TĨNH

Đồng thời với việc lấy mẫu giám sát, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin điều tra theo biểu mẫu, sau khi có kết quả xét nghiệm chúng tôi tiến hành thống kê số liệu theo các yếu tố nguy cơ. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm kháng thể 3ABC để phân gia súc thành 2 nhóm nhiễm dương tính với kháng thể 3ABC và không nhiễm virus LMLM.

4.4.1. Yếu tố nguy cơ nguồn gốc con giống

Đối với ngành chăn nuôi, công tác chọn giống để sản xuất đóng một vai trò hết sức quan trọng, đó là yếu tố quyết định phần lớn thành công cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, nếu chọn được con giống tốt, nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh thì chăn nuôi sẽ có hiệu quả kinh tế cao và ngược lại, nếu mua con giống không rõ nguồn gốc, mua trôi nổi trên thị trường hoặc chưa qua kiểm dịch thì yếu tố rủi ro là rất lớn.

Kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 232 con trâu bò được kiểm tra kháng thể 3ABC có 134 con trâu bò được gia đình nuôi sinh ra hoặc mua từ các hộ chăn nuôi trong xã và các địa phương khác nhưng biết rõ nguồn gốc; có 98 con được mua ở các xã khác trong huyện hoặc mua tại chợ từ các lái buôn, không rõ nguồn gốc. Kết quả phân tích được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Kết quả phân tích yếu tố nguồn gốc con giống

Yếu tố nguy cơ Có dịch Không dịch Tổng cộng

Nguồn gốc con giống

Có 11 123 134

Không 17 81 98

Tổng cộng 28 204 232

Tỷ suất chênh OR 4,45

(P-value) 0,035

nguồn gốc rõ ràng hoặc do các hộ tự sản suất con giống sẽ giảm được 4,45 lần nguy cơ mắc bệnh LMLM hơn so với những trâu bò không có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2014) về mức độ lưu hành virus LMLM và các yếu tố nguy cơ tại một số tỉnh trọng điểm (Lạng Sơn, Nghệ An, Kontum) từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2012, tỷ số chênh của trâu bò được mua từ những nơi không rõ nguồn gốc là 5,25 lần (95% CI 2,22-12,52) so với trâu bò được hộ tự sản xuất con giống.

4.4.2. Yếu tố nguy cơ gần đƣờng giao thông chính

Trên địa bàn 3 huyện Bắc Hà Tĩnh nói chung và 8 xã điều tra nói riêng có nhiều tuyến đường giao thông liên xã và quốc lộ đi qua (huyện Nghi Xuân: Quốc lộc 1A, Quốc lộ 8B, Tỉnh lộ 8; thị xã Hồng Linh: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 8A và 8B; huyện Can Lộc: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 8B và tỉnh lộ 8), là khu vực có lưu lượng vận chuyển động vật và sản phẩm động vật nhiều, đặc biệt là vận chuyển trâu bò từ Lào qua cửa khẩu Cầu Treo qua Quốc lộ 8A và Quốc lộ 1A. Nếu quá trình này không được kiểm soát tốt thì nguy cơ gieo rắc các lại dịch bệnh động vật sẽ rất cao. Chính vì vậy, đây cũng là một yếu tố nguy cơ làm lây lan dịch bệnh trên các địa bàn. Kết quả phân tích được thể hiện tại bảng 4.12.

Bảng 4.12. Kết quả phân tích yếu tố chăn nuôi trâu bò gần đƣờng giao thông liên xã, liên huyện, tỉnh lộ, quốc lộ

Yếu tố nguy cơ Có dịch Không dịch Tổng cộng

Gần đường giao thông liên xã, liên huyện,

tỉnh lộ, quốc lộ Có 7 71 78 Không 21 133 154 Tổng cộng 28 204 232 Tỷ suất chênh OR 1,06 (P-value) 0,303

Kết luận: P > 0,05 – Không có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó không có sự sai khác về nguy cơ mắc bệnh LMLM giữa các hộ chăn nuôi trâu bò gần đường giao thông chính và các hộ chăn nuôi không gần đường giao thông chính.

4.4.3. Yếu tố nguy cơ liên quan đến tiêm phòng vacxin LMLM

Tiêm phòng vacxin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất trong điều kiện chăn nuôi của nước ta hiện nay, tiêm phòng đúng kỹ thuật, đảm bảo cho gia súc

không mắc bệnh, làm giảm tỷ lệ mang trùng, đồng thời có thể làm tăng khả năng bài thải virus đối với gia súc mang trùng.

Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ điều tra những trâu, bò được xác nhận chính xác đã được tiêm phòng trong vòng 6 tháng, kể cả trâu bò mới nhập về nhưng đã được tiêm phòng. Những gia súc khác không được tiêm phòng vacxin LMLM trong vòng 6 tháng trước khi giám sát thì coi như không tiêm phòng. Kết quả thể hiện ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ liên quan đến tiêm phòng vacxin LMLM trâu bò

Yếu tố nguy cơ Có dịch Không dịch Tổng cộng

Tiêm phòng vacxin LMLM trâu bò Có 13 140 153 Không 15 64 79 Tổng cộng 28 204 232 Tỷ suất chênh OR 5,40 (P-value) 0,020

Kết luận: P < 0,05 – có ý nghĩa về mặt thống kê, như vậy những trâu bò không thực hiện tiêm phòng vacxin LMLM có khả năng mắc bệnh LMLM cao gấp 5,40 lần so với những trâu bò thực hiện việc tiêm phòng vacxin LMLM theo đúng quy định.

Kết quả này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy và cộng sự (2014) về mức độ lưu hành virus LMLM và các yếu tố nguy cơ tại một số tỉnh trọng điểm (Lạng Sơn, Nghệ An, Kontum) từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2012, tỷ số chênh của trâu bò không được tiêm phòng vacxin LMLM trong vòng 6 tháng trước thời điểm lấy mẫu là 2,00 lần (95% CI 1,01-3,98) so với những trâu bò được tiêm phòng vacxin LMLM.

4.4.4. Yếu tố nguy cơ liên quan đến phƣơng thức nuôi và chăn thả trâu bò

Liên quan đến hình thức nuôi và chăn thả trâu bò, khi tiến hành điều tra 232 trâu bò, thì có 152 trâu bò có phương thức nuôi và chăn thả tự do hoặc thả rong trên đồi núi với thời gian dài, có 80 trâu bò điều tra có phương thức nuôi nhốt hoàn toàn.

Bảng 4.14. Kết quả phân tích yếu tố nguy cơ liên quan đến phƣơng thức nuôi và chăn thả trâu bò

Yếu tố nguy cơ Có dịch Không dịch Tổng cộng

Nuôi và chăn thả trâu bò tự do hoặc thả rông Có 24 128 152 Không 4 76 80 Tổng cộng 28 204 232 Tỷ suất chênh OR 5,75 (P-value) 0,017

Kết luận: P < 0,05 – có ý nghĩa về mặt thống kê, như vậy những trâu bò chăn thả tự do hoặc thả rông có nguy cơ mắc bệnh LMLM cao gấp 5,75 lần so với những trâu bò được nuôi nhốt hoàn toàn.

4.4.5. Yếu tố nguy cơ liên quan đến vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại

Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và 3 huyện Bắc Hà Tĩnh nói riêng chưa áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Mặt khác, kiến thức trong chăn nuôi của người dân còn nhiều hạn chế, do đó các hộ chăn nuôi thường lơ là trong việc vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại. Chính vì lý do đó, chúng tôi nhận thấy, các hộ không thường xuyên tiêu độc khử trùng có nguy cơ cao hơn so với các hộ tiêu độc khử trùng. Xuất phát từ tình hình đó chúng tôi tiến hành điều tra, phân tích yếu tố vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại định kỳ. Số liệu điều tra và phân tích ở đây được chúng tôi chọn những chuồng trại trâu bò thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc định kỳ hàng tuần và hành ngày là những trường hợp có thực hiện. Kết quả điều tra đuợc thể hiện qua bảng 4.14 như sau.

Bảng 4.15. Kết quả phân tích vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại trâu bò định kỳ

Yếu tố nguy cơ Có dịch Không dịch Tổng cộng

Vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại trâu

bò Có 6 83 89 Không 22 121 143 Tổng cộng 28 204 232 Tỷ suất chênh OR 3,86 (P-value) 0,049

Kết luận: P < 0,05 – có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó những chuồng trại trâu bò có thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại định kỳ làm giảm nguy cơ mắc bệnh LMLM là 3,86 lần so với những chuồng trại không thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN

5.1. KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu đã trình bày trên đây, chúng tôi có một số kết luận sau:

(1). Tình hình chăn nuôi trâu bò trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013- 2016: Tổng đàn trâu bò năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng bình quân là 8,48%/năm.

(2). Tình hình dịch bệnh và một số đặc điểm dịch tễ bệnh LMLM trâu bò trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016:

- Tỷ lệ trâu bò mắc bệnh LMLM của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2013-2016 có xu hướng giảm mạnh; năm 2013 là 0,74%, năm 2014 là 0,07%, năm 2015 và tháng 1-8/2016 là 0,10%;

- Dịch xảy ra tập trung vào các tháng 2, 3, 4 và tháng 10, 11, 12 hàng năm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát lưu hành virus lở mồm long móng trâu bò và đánh giá một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh, lây lan dịch bệnh trên địa bàn bắc hà tĩnh từ tháng 82015 82016 (Trang 65)