Xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn LVN1 và LVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 44)

Số liệu được phân tích bằng phần mềm SAS 9.0 (2002). Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến sinh trưởng của lợn LVN1 và LVN2 theo mô hình (1) như sau:

yijk = µ + Bi + Sj + Bi*Sj + eijk (1) Trong đó, yijk: Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng;

µ: Giá trị trung bình;

Bi: Ảnh hưởng của nhóm thứ ith (i = 2, LVN1 và LVN2) Sj: Ảnh hưởng tính biệt thứ jth (j = 2, đực và cái)

Bi*Sj: Ảnh hưởng tương tác giữa nhóm và tính biệt; eijk: Sai số ngẫu nhiên.

Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn LVN1 và LVN2 theo mô hình (2) như sau:

yijk = µ + Bi + Lj + eijk (2) Trong đó, yijk: Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản;

µ: Giá trị trung bình;

Bi: Ảnh hưởng của nhóm thứ ith (i = 2, LVN1 và LVN2); Lj: Ảnh hưởng của lứa thứ jth (j = 3, 1, 2 và 3)

eijk: Sai số ngẫu nhiên.

Phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến chất lượng tinh dịch của lợn LVN1 và LVN2 theo mô hình (3) như sau:

yij = µ + Bi + eij (3) Trong đó, yij: Các chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch;

µ: Giá trị trung bình;

Bi: Ảnh hưởng của nhóm thứ ith (i = 2, LVN1 và LVN2); eij: Sai số ngẫu nhiên.

Ước tính giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (LSM), sai số của trung bình phương nhỏ nhất (SEM) bằng câu lệch LSMeans với so sánh cặp bằng pdiff hiệu chỉnh bằng phương pháp Tukey.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA LỢN LVN1 VÀ LVN2

4.1.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh trƣởng của lơ ̣n LVN1 và LVN2

Ảnh hưởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trưởng của lợn LVN 1 và LVN2 được trình bày tại bảng 4.1. Kết quả bảng 4.1 cho thấy:

Yếu tố nhóm lợn không ảnh hưởng đến tı̉ lê ̣ mỡ giắt (P>0,05) nhưng ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng và dày mỡ lưng (P<0,05); ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng kết th úc và dày cơ thăn (P<0,01); ảnh hưởng rất rõ rệt đến khối lươ ̣ng bắt đầu thı́ nghiê ̣m; số ngày tuổi kết thúc thı́ nhiê ̣m và tỉ lệ nạc (P<0,001).

Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của một số yếu tố đến khả năng sinh trƣởng của lợn LVN1 và LVN2

Chỉ tiêu theo dõi Yếu tố ảnh hƣởng

Nhóm lợn Tính biệt Nhóm lợn*Tính biệt

Khối lượng bắt đầu (kg) *** NS *** Khối lượng kết thúc (kg) ** *** NS Tăng khối lượng (g/ngày) * *** ***

Dày mỡ lưng (mm) * *** *

Dày cơ thăn (mm) ** *** ***

Tỷ lệ nạc (%) *** *** ***

Tỷ lệ mỡ giắt (%) NS NS NS

Ghi chú: NS: P>0,05; *: P<0,05; **: P<0,01; ***: P<0,001

Yếu tố tı́nh biê ̣t không ảnh hưởng đến khối lượng bắt đầu và tı̉ lê ̣ mỡ giắt nhưng ảnh hưởng rất rõ rê ̣t đến kh ối lượng kết thúc, khả năng tăng kh ối lượng, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỷ lệ nạc (P<0,001).

Tương tác giữa nhóm lợn và tı́nh biê ̣t không ảnh hưởng đến khối lượng kết thúc và tỉ lệ mỡ giắt nhưng ảnh hưởng đến dày mỡ lưng (P<0,05); ảnh hưởng rất rõ rê ̣t đến khối lươ ̣ng bắt đầu, khả năng tăng khối lượng, dày cơ thăn và tỉ lệ nạc (P<0,001).

4.1.2. Khả năng sinh trƣởng và thân thịt của lợn LVN1 và LVN2

Khả năng sinh trưởng và thân thịt của lợn LVN 1 và LVN2 đươ ̣c trı̀nh bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Khả năng sinh trƣởng và thân thi ̣t của lợn LVN1 và LVN2

Chỉ tiêu LVN1 (n=100)

LVN2

(n=100) SEM

Khối lượng bắt đầu (kg) 30,44a 28,97b 0,18 Khối lượng kết thúc (kg) 102,15a 100,94b 0,30 Tăng khối lượng (g/ngày) 884,14a 866,82b 5,39 Dày mỡ lưng (mm) 11,51b 12,05a 0,15 Dày cơ thăn (mm) 52,36 52,04 0,53 Tỷ lệ nạc (%) 59,16 59,06 0,15 Tỷ lệ mỡ giắt (%) 2,16 2,25 0,55

Trong cùng một chỉ tiêu, các giá trị LSM mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Khối lươ ̣ng bắt đầu KTNS của lợn LVN 1 và LVN 2 là 30,44 và 28,97 kg (P<0,05). Khối lượng kết thúc KTNS của lợn LVN 1 và LVN 2 là 102,15 và 100,94 kg (P<0,05). Như vậy, khối lươ ̣ng bắt đầu KTNS và khối lượng kế t thúc KTNS của LVN1 đều cao hơn so với LVN2, lần lượt là 1,47 kg và 1,21 kg.

Sự khác nhau về khối lượng bắt đầu kiểm tra và kết thúc kiểm tra của lợn LVN1 và LVN2 được thể hiện rõ thông qua biểu đồ 4.1.

Biểu đồ 4.1. Khối lƣợng bắt đầu và khối lƣợng kết thúc kiểm tra của lợn LVN1 và LVN2

Khả năng tăng khối lượng g /ngày trong giai đoạn KTNS của LVN 1 (884,14 g/ngày) cao hơn so vớ i lơ ̣n LVN 2 (866,82 g/ngày). Sự sai khác ở chỉ tiêu này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tác giả Phùng Thị Vân và cs . ( 2001) công bố lợn Landrace giai đoa ̣n từ 25-90 kg có khả năng tăng khối lươ ̣ng là 551,40 g/ngày. Theo Phan Xuân Hảo (2002) lợn Landrace giai đoa ̣n từ 20-100 kg có khả năng tăng khối lượng là 646,00 g/ngày. Phạm Thị Kim Dung (2005) công bố lợn Landrace giai đoa ̣n từ 20-100 kg có khả năng tăng khối lươ ̣ng là 710,56 g/ngày. Tăng khối lượng của lợn Landrace giai đoạn 24,5 kg đến 98,8 kg đạt 798,09 (g/ngày) (Sirichokchatchawan et al., 2015). Như vậy, tăng khối lượng ở lợn LVN1 và LVN2 cao hơn so vớ i mô ̣t số kết quả trên công bố về lơ ̣n Landrace .

Sự khác nhau về tăng khối lượng của lợn LVN1 và LVN2 được thể hiện rõ thông qua biểu đồ 4.2.

Biểu đồ 4.2. Tăng khối lƣợng trung bình (g/ngày) của lợn LVN1 và LVN2

Lơ ̣n LVN1 có độ dày mỡ lưng thấp lợn LVN 2 (P<0,05) nhưng dày cơ thăn và tỉ lệ nạc ước tính tương đương (P>0,05). Cụ thể, dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỉ lệ nạc của lợn LVN 1 lần lư ợt là 11,51 mm, 52,36 mm và 59,16 %; của lợn LVN2 lần lượt là 12,05 mm, 52,04 mm và 59,06 %; sự sai khác này là có ý nghı̃a thống kê . Nhưng tı̉ lê ̣ mỡ giắt của lợn LVN 1 và LVN 2 tại thời điểm kết thúc

KTNS sai khác không có ý ng hĩa thống kê , lần lượt là 2,16 và 2,25 %. Kết quả trong nghiên cứu này cao hơn của Đoàn Phương Thúy và cs. (2016) trên lợn Landrace là 12,10; Buranawit và Imboonta (2016) trên lợn Landrace là 6,84 mm. Imboonta (2015) cho biết, độ dày mỡ lưng của lợn Landrace là 11,8 mm.

Sự khác nhau về tỷ lệ nạc, tỷ lệ mỡ giắt của lợn LVN1 và LVN2 được thể hiện rõ thông qua biểu đồ 4.3.

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ nạc và tỷ lệ mỡ giắt (%) của lợn LVN1 và LVN2 4.1.3. Khả năng sinh trƣởng và thân thi ̣t của lợn LVN1 theo tính biệt

Khả năng sinh trưởng và thân thịt của lợn LVN 1 theo tı́nh biê ̣t được trı̀nh bày tại bảng 4.3. Kết quả 4.3 cho thấy:

Khối lươ ̣ng bắt đầu KTNS và khối lượng kết thúc KTNS của lợn cái LVN1 đều thấp hơn so với lợn đực LVN 1, lơ ̣n cái là 29,58 và 100,71 kg, lợn đực là 30,88 và 103,49 kg (P<0,05), lợn đực LVN1 có khả năng tăng khối lượng g /ngày trong giai đoa ̣n KTNS cao hơn so với lợn cái LVN 1. Khả năng tăng khố i lượng của lợn đực và lợn cái LVN1 là 928,64 và 833,78 g/ngày.

Kết quả nghiên c ứu này cao hơn so với kết quả công bố của Sirichokchatchawan et al. (2015) trên lợn Landrace tại Thái Lan là 798,09 g/ngày; Đoàn Phương Thuý và cs. (2016) là 796.25 g/ngày. Tuy nghiên, tăng khối lượng

của lợn Landrace trong nghiên cứu này lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Danbred (2014) trên lợn Landrace nuôi tại Đan Mạch là 1.035 g/ngày và Buranawit và Imboonta (2016) trên lợn Landrace nuôi tại Thái Lan là 1.015,17 g/ngày.

Bảng 4.3. Khả năng sinh trƣởng và thân thi ̣t của lợn LVN1 theo tính biệt

Chỉ tiêu Cái (n=50) Đực (n=50) SEM

Khối lượng bắt đầu (kg) 29,58b 30,88a 0,21 Khối lượng kết thúc (kg) 100,71b 103,49a 0,45 Tăng khối lượng (g/ngày) 833,78b 928,64a 8,85 Dày mỡ lưng (mm) 12,27a 10,73b 0,21 Dày cơ thăn (mm) 47,63b 49,98a 0,8 Tỷ lệ nạc (%) 57,81b 60,28a 0,19 Tỷ lệ mỡ giắt (%) 2,21 2,10 0,05 Tiêu tốn thức ăn (kg) - 2,50 0,04

Trong cùng một chỉ tiêu, các giá trị LSM mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Lơ ̣n cái LVN1 có dày mỡ lưng cao hơn và dày cơ thăn thấp hơn so với lợn đực LVN1 nên tı̉ lê ̣ na ̣c của lợn cái thấp hơn so với lợn đực. Dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tı̉ lê ̣ na ̣c của lợn cái LVN 1 là 12,27 mm, 47,63 mm và 57,81 %; của lợn đực LVN1 là 10,73 mm, 49,98 mm và 60,28 % (P<0,05). Tỉ lệ mỡ giắt ở lợn cái LVN1 (2,21 %) cao hơn so vớ i lơ ̣n đực LVN1 (2,10 %). Tuy nhiên, sự sai khác này không có ý nghı̃a thống kê. Tỷ lệ nạc của cái LVN1 tương đương và lợn đực cao hơn so với lợn Landrace cao hơn kết quả nghiên cứu của Trịnh Hồng Sơn và Lê Văn Sáng (2018) trên lợn Landrace của Pháp và Mỹ nuôi tại Việt Nam là 57,8 %.

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của lợn đực LVN 1 trong giai đoa ̣n KTNS là 2,50 kg. So với các nghiên cứu trước đây về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Landrace thì kết quả trong nghiên cứu này thấp hơn. Tác giả Phùng Thị Vân và cs. (2001) cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn Landrace là 3,09 kg. Kết quả của tác giả Phan Xuân Hảo (2007) là 2,97 kg.

Khối lượng bắt đầu kiểm tra năng suất cá thể, khối lượng kết thúc kiểm tra năng suất cá thể của lợn LVN1 theo tính biệt được minh họa ở biểu đồ 4.6.

Biểu đồ 4.4. Khối lƣợng bắt đầu và khối lƣợng kết thúc kiểm tra năng suất cá thể của lợn LVN1 theo tính biệt

Tăng khối lượng (g/ngày) của lợn LVN1 theo tính biệt được minh họa ở biểu đồ 4.7.

4.1.4. Khả năng sinh trƣởng và thân thi ̣t của lợn LVN2 theo tính biệt

Khả năng sinh trưởng và thân thịt của lợn LVN 2 theo tı́nh biê ̣t được trı̀nh bày tại bảng 4.4. Kết quả 4.4 cho thấy:

Khối lượng bắt đầu KTNS của lợn cái LVN 2 (29,51 kg) và lợn đực LVN 2 (28,85 kg) sai khác không có ý nghı̃a thống kê nhưng khối lượng kết thúc KTNS của lợn đực LVN 2 (102,39 kg) cao hơn so với lợn cái LVN 2 (99,59 kg) với tuổi kết thúc KTN S của lợn đực thấp hơn . Chính vì vậy , khả năng tăng khối lượng của lợn đực LVN 2 (891,71 g/ngày) cao hơn so với lợn cái LVN 2 (847,79 g/ngày).

Kết quả bảng 4.3 và bảng 4.4 cho thấy: Lợn đực LVN 1 có khả năng tăng khối lươ ̣ng cao hơn lợn đực LVN2 nhưng lợn cái LVN2 lại có khả năng tăng khối lươ ̣ng cao hơn lợn cái LVN1.

Bảng 4.4. Khả năng sinh trƣởng và thân thi ̣t của lợn LVN2 theo tính biệt

Chỉ tiêu Cái (n=50) Đực (n=50) SEM

Khối lượng bắt đầu (kg) 29,51 28,85 0,31 Khối lượng kết thúc (kg) 99,59b 102,39a 0,37 Tăng khối lượng (g/ngày) 847,79b 891,71a 5,75 Dày mỡ lưng (mm) 12,39a 11,73b 0,21 Dày cơ thăn (mm) 52,71 52,49 0,66 Tỷ lệ nạc (%) 58,85 59,50 0,24 Tỷ lệ mỡ giắt (%) 2,28 2,23 0,05 Tiêu tốn thức ăn (kg) - 2,52 0,03

Trong cùng một chỉ tiêu, các giá trị LSM mang chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Tương tự giống như lợn LVN 1, dày mỡ lưng của lợn cái LVN 2 (12,39 mm) cao hơn so với lợn đực LVN 2 (11,73 mm), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê . Nhưng dày cơ thăn và tı̉ lê ̣ na ̣c ước tı́nh của lợn đực và lợn cái LVN 2 sai khác không có ý nghı̃a thống kê . Lợn đực LVN 1 có tỉ lệ nạc cao hơn lợn đực LVN 2 nhưng lơ ̣n cái LVN2 lại có tỉ lệ nạc cao hơn lợn LVN1.

Tỉ lệ mỡ giắt của lợn LVN 2 tương tự LVN 1, lợn cái LVN 2 cao hơn so với lơ ̣n đực LVN 2 nhưng sự sai khác này không có ý nghı̃a thống kê . Tiêu tốn thức

ăn cho 1 kg tăng khối lươ ̣ng của lợn đực LVN2 trong giai đoạn KTNS là 2,52 kg, tương đương so với lợn đực LVN1.

Khối lượng bắt đầu kiểm tra năng suất cá thể, khối lượng kết thúc kiểm tra năng suất cá thể của lợn LVN2 theo tính biệt được minh họa ở biểu đồ 4.6.

Biểu đồ 4.6. Khối lƣợng bắt đầu và khối lƣợng kết thúc kiểm tra năng suất cá thể của lợn LVN2 theo tính biệt

Tăng khối lượng (g/ngày) của lợn LVN2 theo tính biệt được minh họa ở biểu đồ 4.7.

4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN LVN1 VÀ LVN2

4.2.1. Mô ̣t số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lơ ̣n LVN1 và LVN2

Ảnh hưởng của yếu tố giống và yếu tố lứa đẻ đến năng suất sinh sản của lợn nái LVN1 và LVN2 đươ ̣c trı̀nh bày ta ̣i bảng 4.5. Kết quả cho thấy:

Yếu tố giống không ảnh hưởng đến khoảng cách giữa 2 lứ a đẻ , số lứa đẻ/nái/năm và tuổi cai sữa; ảnh hưởng đến tuổi đẻ lứa đầu và ảnh hưởng rất rõ rê ̣t đến tuổi phối giống lần đầu. Yếu tố giống không ảnh hưởng đến số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh sống /ổ và số con cai sữa /ổ nhưng có ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/năm (P<0,05). Yếu tố giống ảnh hưởng đến khối lượng sơ sinh sống/con và khối lươ ̣ng sơ sinh sống /ổ (P<0,01) nhưng không ảnh hưởng đến khối lượng cai sữa/con và khối lượng cai sữa/ổ (P>0,05).

Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của yếu tố giống và lƣ́a đẻ đến khả năng sinh sản của lơ ̣n nái LVN1 và LVN2

Chỉ tiêu theo dõi Yếu tố ảnh hƣởng Nhóm lơ ̣n Lứa

Tuổi phối giống lần đầu (ngày) *** - Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) * - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày) NS NS

Số con sơ sinh/ổ (con) NS *

Số con sơ sinh sống/ổ (con) NS ***

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) * NS

Khối lươ ̣ng sơ sinh sống/con (kg) ** ** Khối lươ ̣ng sơ sinh sống/ổ (kg) ** *** Số ngày cai sữa (ngày) NS NS Số con cai sữa/ổ (con) NS *** Tỷ lệ sống đến cai sữa (%) ** *** Khối lươ ̣ng cai sữa/con (kg) NS NS Khối lươ ̣ng cai sữa/ổ (kg) NS ***

Số lứa/nái/năm NS NS

Số con cai sữa/nái/năm (con) * *

Yếu tố lứ a đẻ ảnh hưởng đến số con s ơ sinh/ổ (P<0,05), không ảnh hưởng đến tỉ lệ sơ sinh sống (P>0,05) nhưng ảnh hưởng rất rõ rê ̣t đến số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa /ổ (P<0,001). Số ngày cai sữa không bi ̣ ảnh hưởng bởi yếu tố lứa đẻ nhưng yếu tố lứa đ ẻ ảnh hưởng rất rõ rệt đến tỉ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa . Yếu tố lứa đẻ không ảnh hưởng đến khoảng cách giữa hai lứa đẻ và số lứa đẻ /nái/năm nhưng ảnh hưởng đến số con cai sữa /nái/năm (P<0,05).

Yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng rõ rệt đến khối lượng sơ sinh sống /con (P<0,01), không ảnh hưởng đến khối lươ ̣ng cai sữa /con (P>0,05) nhưng ảnh hưởng rất rõ rê ̣t đến khối lượng sơ sinh sống /ổ và khối lượng cai sữa /ổ (P<0,001).

Trên đàn lợn nái L andrace và Yorkshire nuôi ta ̣i Tra ̣i Mỹ Văn và Trung tâm nghiên cứu lợn Thu ̣y Phương , tác giả Trần Thị Minh Hoàng và cs . (2008) cho biết yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng có ý nghı̃a thống kê rõ rê ̣t đến các tı́nh tra ̣ng sinh sản . Phạm Thị Kim Dung và Trần Thi ̣ Minh Hoàng (2009) cũng có kết luâ ̣n tương tự . Đoàn Văn Soa ̣n và Đă ̣ng Vũ Bı̀nh (2010) trên tổ hợp nái lai giữa nái lai F 1(Landrace x Yorkshire ) và F 1(Yorkshire x Landrace ) với đực Duroc và L 19, cho biết yếu tố l ứa đẻ ảnh hưởng rất rõ rệt đến tất cả các chỉ tiêu nghiên cứu trên .

4.2.2. Năng suất sinh sả n của lơ ̣n nái LVN 1 và LVN2

Khả năng sinh sản của lơ ̣n nái LVN 1 và LVN 2 thể hiện ở bảng 4.5. Lợn nái LVN 1 và LVN 2 có tuổi phối giống lầ n đầu lần lươ ̣t là 214,11 và 217,34 ngày (P<0,05), tuổi đẻ lứa đầu là 328,77 và 331,14 ngày (P<0,05), khoảng cách giữa hai lứa đẻ và số lứa đẻ /nái/năm của lợn nái LVN 1 và LVN2 sai khác không có ý nghı̃a thống kê , lần lượt 154,56 và 153,83 ngày; 2,38 và 2,39 lứa.

Tuổi đẻ lứa đầu của lợn cái LVN 1 và LVN 2 sớm hơn tuổi đẻ đầu của lơ ̣n cái Landrace trong nghiên c ứu này tương đương với kết quả công bố của Đoàn Phương Thúy và cs. (2015) khi nghiên cứu trên lợn Landrace nuôi tại Dabaco là 357,55 ngày; Tummaruk et al. (2000) nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái Landrace Thụy Điển được thu từ 19 đàn hạt nhân từ giai đoạn 1994-1997

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khả năng sinh trưởng và sinh sản của lợn LVN1 và LVN2 nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn thụy phương (Trang 44)