I- HÌNH THỨC 1 Nhiệm vụ chủ yếu
1. Nhiệm vụ chủ yếu
* Về kinh tế
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu vốn đầu tư. Do đầu tư là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo ra sự tăng trưởng nhanh, tận dụng được lợi thế.
+ Đổi mới chính sách đầu tư và công tác quy hoạch, kế hoạch, khuyến khích thu hút mạnh đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.
+ Chủ động các cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế thế giới. Thực hiện mục tiêu là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới năm 2006. Đây là cơ sở quan trọng cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và độc lập trong quan hệ kinh tế đa phương.
* Về xã hội
+ Xác định rõ cơ cấu đào tạo của hệ thống giáo dục quốc gia. Đẩy mạnh phát triển toàn diện giáo dục-đào tạo ,khoa học công nghệ. Giải quyết các vấn đề bức xúc của nền kinh tế.
+ Nhiệm vụ thực hiện bình đẳng giới để vấn đề giới có thể lồng ghép trong tất cả các ngành, lĩnh vực. Giải quyết các vấn đề bức xúc về vấn đề văn hóa,xã hội và môi trường.
+ Xóa đói giảm nghèo theo tiêu chuẩn của thế giới, để đảm bảo tính hội nhập mạnh mẽ.
2. Các chỉ tiêu chủ yếu
Phân tích những nhược điểm với hệ thống các chỉ tiêu nhóm chúng tôi đưa ra một số đề xuất trong cả 3 lĩnh vực .
2.1. Về kinh tế
Về tốc độ tăng trưởng cần phải đưa ra một chỉ tiêu bền vững hơn, định hướng được những những rủi ro trong quá trình hội nhập WTO. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế được xếp thứ nhất trong “ngũ giác mục tiêu <tăng trưởng ,thất nghiệp, lạm phát, cán cân thanh toán, giảm nghèo”. Do vậy việc đưa ra mục tiêu cho sự tăng trưởng bền vững cả về chất lượng và quy mô sẽ kéo theo những tác động tích cực đến các yếu tố được coi là hệ quả của tăng trưởng như lạm phát được kiểm soát, thất nghiệp giảm, giữ vững cán cân thanh toan toán, đảm bảo công bằng xã hội
Nếu để mục tiêu cho lĩnh dịch vụ khoảng 40-41% thì giá trị gia tăng của ngành dịch vụ phải cần một chỉ tiêu cao hơn nữa khoảng 10-11% mới mới đáp ứng được mục tiêu trên. Có thể chứng minh được đề xuất này qua sự đóng góp tỷ trọng của ngành dịch vụ vào GDP tương ứng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 như sau
Tuy nhiên để chỉ tiêu tỷ trọng ngành nông nghiệp là tương đối thấp. Cần có một cơ cấu bền vững hơn, hướng tới nền công nghiệp hiện đại, trước hết phải thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn là trọng điểm. Đồng thời nông nghiệp gắn với cuộc sống của 2/3 dân số cả nước. Vì vậy nên để chỉ tiêu giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp ở mức cao hơn, phải định hướng được quá trình
tăng năng suất lao động ở mọi lĩnh vực ngành nghề mà xuất phát là ngành nông nghiệp. Tương ứng như vậy tỷ trọng ngành nông nghiệp cũng phải ở mức cao hơn,thực sự mới phù hợp với nền thực trạng nền kinh tế nước ta
Đi liền với cơ cấu ngành kinh tế hợp lý là một cơ cấu đầu tư có hiệu quả. Hệ thống các mục tiêu đầu tư đưa ra chỉ định hướng cho phát triển quy mô vốn. Do vậy cần đưa thêm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn đầu tư như: Vốn đâu tư /GDP tăng thêm (phản ánh để tăng một đồng GDP cần bao nhiêu đồng vốn) hay GDP/ vốn đầu tư(phản ánh một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng GDP. Đây là là những chỉ tiêu tổng hợp, nó vừa cho thấy hiệu quả vốn đầu tư, vừa cho thấy được tốc độ tăng trưởng kinh tế do vốn đầu tư tạo ra. Cùng với đó là tăng chỉ tiêu lượng vốn đầu tư huy động từ nước ngoài chứ không phải là tăng tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư, vấn lấy đầu tư trong nước là quan trọng. Bên cạnh đó cần đưa ra kế hoạch phân tách các chỉ tiêu đầu tư cho từng khu vực,để tránh sự đầu tư dàn trải.
2.2. Về xã hội
Một số chỉ tiêu nên tăng thêm tính định tính như trong chỉ tiêu về giáo dục. Bên cạnh phổ cập giáo dục và số lượng sinh viên cần đưa thêm chỉ tiêu thể hiện chất lượng của giáo dục, như chất lượng đầu ra của giáo dục đại học. Cùng với đó phải xác định được rõ cơ cấu đào tạo
Bên cạnh đó, việc giải quyết việc làm cho lao động chúng ta có thể đạt được nhiều hơn. Trong thời kỳ kế hoạch 2001-2005, chúng ta đã giải quyết được việc làm cho thêm 7,5 triệu lao động. Vì vậy, trong thời kỳ mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đầu tư trong và ngoài nước đều gia tăng thì mục tiêu thêm 8 triệu lao động có việc làm là hơi nhỏ, có thể đẩy mức chỉ tiêu này lên.
Nên nêu thêm chỉ tiêu thiếu việc làm ở nông thôn bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị để thấy được cần có sự điều tiết về lực lượng sản xuất, để có thế thấy sự liên kết, mối liên hệ giữa hai chỉ tiêu đó. Từ đó có thể đưa ra lời
giải thích cho nguyên nhân có những chỉ tiêu này và tìm ra hướng giải pháp cho nó.
Chỉ tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo so với chuẩn nghèo tại thời điểm lập kế hoạch là hợp lí. Tuy nhiên, một điều có thể nhận thấy đó là sự thay đổi rất nhanh của chuẩn nghèo trên thế giới, trong khi việc giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội của nước ta còn chậm. Do đó chỉ tiêu về tỷ lệ nghèo cần được xem xét lại cho phù hợp với tình hình chung trên thế giới.
2.3. Về môi trường
Khi sử dụng từ “phấn đấu” có phải là một chỉ tiêu chính xác không?
Nên đưa vào một số các chỉ tiêu về vệ sinh môi trường, rừng ngập mặn và đa dạng sinh học. Bởi đây là những yếu tố đáng quan tâm khi hướng tới mục tiêu “nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển”.
Mặt khác, do điều kiện thực tế ở Việt Nam, việc áp dụng công nghệ sạch là hạn chế, mặt khác sự quản lý của nhà nước về các vấn đề môi trường còn chưa cao. Do đó, nên giảm bớt mức chỉ tiêu về môi trường như tỷ lệ áp dụng công nghệ sạch, yêu cầu phần trăm về xử lý chất thải các loại. Việc để chỉ tiêu quá cao có thể gây ra tình trạng làm một đằng báo cáo một nẻo, gây khó khăn cho công tác quản lý.
PHẦN IV – KẾT LUẬN
Kế hoạch 5 năm với hệ thống các chỉ tiêu mang tính định hướng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực. Chú trọng hơn đến tính bền vững của phát triển kinh tê nhưng vẫn ở mức hạn chế. Mục tiêu đặt ra gắn được với thực tiễn phát triển của giai đoạn trước, tạo ra một triển vọng cho nền kinh tế, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. nhưng chưa dự đoán được rủi ro trong kì kế hoạch. Đặc biệt hướng đến sự kiện gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp đổ vào Việt Nam là rất lớn. Do vậy nhiệm vụ tạo ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, và sử dụng vốn hiệu quả là rất quan trọng. Có được điều này thì các mục tiêu tăng trưởng kinh tế mới có tính khả thi,tạo được chất lượng cho tăng trưởng, tránh sự tăng trưởng về lượng. Đảm bảo cho mục tiêu chiến lược và cả mục tiêu “tầm nhìn “ đến năm 2020 “nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Hoàn thiện hệ thống mục tiêu này góp phần đáng kể trong việc cải thiện “ngũ giác mục tiêu” của Việt Nam. Các chỉ tiêu định hướng được tính cân đối trong quá trình phát triển ở một số lĩnh vực chủ chốt. Mục tiêu thể hiện đã thể hiện sự tích cực hướng đến CNH-HDH, nhưng phần lớn mới chỉ dừng lại ở mặt lượng, chưa thể hiện nhiểu sự tăng trưởng về chất. Hướng đến đảm bảo về mặt cơ cấu nhưng chưa hoàn thiện về tính hiệu lực và phù hợp.Do đó khó tránh khỏi những xu hướng chạy theo thành tích,chỉ hướng đến đầu ra của kì kế hoạch. Và để khắc phục điều này cần nhiều hơn những chỉ tiêu kết hợp, những chỉ tiêu phản ánh tính hiệu quả để khẳng định hệ thống mục tiêu thực sự định hướng vĩ mô dài hạn cho sự phát triển!