Tiếp thị điện tử (e-marketing) là cách thức tiếp thị vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ.
Các quy tắc cơ bản của tiếp thị điện tử cũng giống như tiếp thị trong môi trường kinh doanh truyền thống. Hoạt động tiếp thị vẫn theo trình tự: Sản phẩm – Giá thành - Xúc tiến thương mại - Thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, tiếp thị điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường mục tiêu (số lượng người sử dụng internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập mạng,...). Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì người tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp cận với mạng Internet, tìm thông tin trên Net, mua hàng trực tuyến, tham gia đấu giá trên mạng, ....Như vậy, e-marketing khó có thể có ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở thị trường đó.
Các hình thức của e-marketing
• E-mail marketing: e-mail là cách tốt nhất để giao dịch với khách hàng. Chi phí thấp và không mang tính xâm nhập đột ngột như tiếp thị qua điện thoại. Doanh nghiệp có thể gởi thông điệp của mình đến mười ngàn người khác nhau, ở bất kỳ nơi đâu, trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, để không quấy rầy khách hàng như các spam, e-mail marketing nên xác nhận yêu cầu được cung cấp thông tin hoặc sự chấp thuận của khách hàng. Nếu không, các thông điệp e-mail được gởi đến sẽ bị cho vào thùng rác. Để tránh điều này, mọi thông tin do doanh nghiệp gởi đi phải mới mẻ, hấp dẫn và có ích đối với khách hàng.
• Website marketing: giới thiệu các sản phẩm trực tuyến. Các thông tin về sản phẩm ( hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả, ...) được hiển thị 24, 365, sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ, và thanh toán trực tiếp trên mạng. Để thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng trung thành nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Ví dụ, áp dụng chương trình khuyến mãi miễn phí địa chỉ e-mail, hộp thư,
server, dung lượng hoặc không gian web. Mặt khác, website của doanh nghiệp phải có giao diện lôi cuốn, dễ sử dụng, dễ tìm thấy trong các site tìm kiếm. Doanh nghiệp cũng nên chú ý đến yếu tố an toàn, độ tin cậy và tiện dụng. Hoạt động mua bán phải rõ ràng, dễ dàng, , kiểm tra dễ dàng số lượng hàng hóa mua được, sử dụng thẻ điện tử để thanh toán. ...Hỏi đáp trực tuyến cũng được đánh giá cao trong một website tiếp thị.
Chiến lược tiếp thị truyền khẩu trực tuyến
Khi một người bạn hay đồng nghiệp kể với bạn về một sản phẩm/dịch vụ tuyệt vời, đó chính là sự truyền khẩu tự nguyện và chân thật, nó,tạo dựng ở bạn một niềm tin mạnh mẽ nhất về chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Vì vậy, trong kinh doanh ngày nay, bạn không thể không quan tâm tới việc làm sao để biến những khách hàng nhiệt tình thành các “nhà truyền giáo” – những người sẽ quảng bá rộng rãi sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp và biến bạn bè, gia đình và đồng nghiệp của họ thành khách hàng của bạn.
Phương tiện để truyền tin mạnh nhất hiện nay là internet. Sau đây là những lời khuyên giúp bạn kết nối hai công cụ mạnh nhất này.
Đảm bảo thông điệp của bạn là xác thực và đáng tin cậy
Một lời đồn đại hoang tưởng hay ngớ ngẩn không thể trở thành vấn đề nóng bởi vì sẽ bị mọi người phát hiện ra và nhanh chóng lãng quên. “Nhưng tiếp thị truyền khẩu sẽ thành công nếu đúng vào tâm lý, suy nghĩ thực tế của mọi người, sau đó reo hạt, vun trồng và nhân rộng nó
“Điểm đầu tiên làm tiền đề để xây dựng một chiến dịch tiếp thị lan truyền là phải tìm ra yếu tố tuyệt vời trong hoạt động kinh doanh hiện tại của bạn”, Anderson cho biết. Sau đó, bạn có thể ve vãn các khách hàng bằng những ưu điểm nổi bật này nhờ vào những gì được gọi là “công cụ lập trình hoá” (programmatic tools) chẳng hạn như mục “send to a friend” và các lựa chọn “người trong cuộc” (insider), tải về một (download) bản nhạc, hay kéo về (upload) một hình ảnh hoặc các tính năng tương tác khác trên trang web. Đương nhiên, hãy đảm bảo rằng bất cứ chương trình hay hành động nào bạn lựa chọn sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả và tác động tới trực giác mọi người.
Biết rõ về đối tượng mục tiêu của bạn trước khi lựa chọn cách thức hay nội dung Khi bạn biết rõ các đối tượng mục tiêu, sẽ dễ dàng hơn nhiều để xác định rõ hành động khích lệ cần thiết nào sẽ thúc đẩy các khách hàng truyền khẩu thông điệp kinh doanh tiếp thị của bạn.
Thế giới kinh doanh trực tuyến đang phát triển nhanh chóng và nở rộ với nhiều loại thông điệp cùng các chiến dịch tiếp thị khác nhau để thu hút sự chú ý của các khách hàng. “Phần đông mọi người đang phát ốm vì sự tấn công ồ ạt của các quảng cáo. Họ chỉ để ý tới một số ít các sản phẩm/dịch vụ nổi bật trong số những loại hình sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm”, Eric cho biết, “Và khi một người đã yêu thích một sản phẩm/dịch vụ nào đấy, họ sẽ chia sẻ với bạn bè, người thân của mình”. Chính vì vậy, bạn phải đặt mục tiêu tìm bằng được những người yêu thích sản phẩm/dịch vụ của bạn và hướng tới họ.
Ngoài ra, bạn cần tìm ra những cách thức mới mẻ để tiếp xúc với các khách hàng trực tuyến – những người đang trở nên khó tính hơn bao giờ hết. Ví dụ, tại Mỹ, trước cuộc bầu cử năm 2004, các trang blog còn là một điều gì đó khá mới mẻ trên internet. Nhưng vào năm 2005, theo cuộc điều tra của hãng Score Networks, 30% người sử dụng internet tại Mỹ ghé thăm các trang blog hàng ngày. Và đương nhiên họ biết đến các trang blog này là thông qua những lời truyền khẩu.
Tích hợp nỗ lực tiếp thị truyền khẩu với các nỗ lực tiếp thị khác
Trực tuyến luôn là kênh tiếp thị hấp dẫn bởi vì nó hiệu quả, tiết kiệm và nhanh chóng xác định số lượng người quan tâm hơn bất cứ kênh tiếp thị nào khác. Ví dụ, thông qua chương trình phân tích web Microsoft FastCounter Pro, bạn sẽ nhanh chóng đánh giá được kết quả nỗ lực thu hút sự chú ý của mọi người và biết được trang web nào hoạt động hiệu quả nhất.
Tuy vậy, kết quả của chiến dịch tiếp thị truyền khẩu trực tuyến sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn biết cách phối hợp với các phương pháp tiếp thị thông thường. Tuỳ thuộc vào sản phẩm/dịch vụ, ví dụ bạn có thể kết hợp một chiến dịch blog trên điện thoại di động với các chương trình tiếp thị trên đài truyền thanh phát tại các địa điểm âm nhạc công cộng ở địa phương. Hay bạn có thể xây dựng một trang web con trên trang web chính của công ty với những thông tin quảng bá, giới thiệu cụ thể khi công bố một dịch vụ mới.
Đừng dừng bước
Cuối cùng, không có công việc tiếp thị nào thành công nếu thiếu sự liên tục. Hãy không ngừng hành động. Và như thế những lời tiếp thị truyền khẩu sẽ ngày càng nhân rộng.
4.Phân tích swot cho công ty:
Điểm mạnh - STRENG
1. 24 giờ trên 7 ngày - bất cứ lúc nào khách hàng của bạn cũng có thể vào website mà không cần phải quan tâm đến vấn đề có phải giờ làm việc ở công ty bạn
hay không, điều này giúp bạn không bỏ lỡ nhiều đơn hàng quan trọng vào tay một nhà cung cấp khác.
2. Bạn có thể đắp chăn tại nhà và giao dịch mà không cần suy nghĩ về vấn đề chi phí thuê mặt bằng, chi phí thuê đội ngũ nhân viên nhiều mà vẫn đảm bảo kết quả công việc.
3. Ban cũng có thể lấy hàng tận gốc, tận ngọn hoặc bất kỳ nơi đâu và gửi cho người đùng đầu cuối (người mua hàng của bạn), không cần quan tâm đến chi phí kho bãi, chi phí showroom...
4. Giao dịch nhanh chóng, bạn tránh được những lời kì kèo "bớt một thêm hai". 5. So sánh giá cả nhanh chóng, hạ giá theo đơn hàng (tự động) mà không cần
phải liên lạc. Điều này góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh cho bạn.
6. Quảng cáo trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện, thông tin về sản phẩm sẽ đầy đủ hơn so với một category giới thiệu bằng văn bản.
7. Thanh toán trực tuyến thuận lợi giúp giảm thiểu các chi phí vận chuyển tiền tệ, nhanh chóng trong giao dịch.
8. Chi phí đầu tư thấp.
Điểm yếu - WEAKNESS
1. Nhà kinh doanh không có nhiều mối liên hệ với khách hàng.
2. Về quan điểm, khách hàng sẽ an tâm hơn nếu giao dịch với người thật, việc thật hơn là thông qua một máy tính.
3. Chi phí giao hàng không được giảm thiểu bởi thương mại điện tử. Do đó nó có thể ảnh hưởng đến kinh doanh.
Cơ hội - OPPORTUNITY
1. Internet ngày càng phát triển, người dùng ngày càng có điều kiện tiếp xúc với Internet. Đây là thị trường tiềm năng ngày càng được mở rộng không ngừng của bạn. Hiện nay thời gian người dùng bỏ ra để truy cập Internet đã ngang bằng với thời gian người dùng xem TIVI. Trong tương lai, thời gian này sẽ còn tăng nhanh. 2. Khách hàng ngày càng "lười", họ muốn nhanh chóng có thứ họ muốn thay vì
phải loanh quanh đi tìm khắp nơi trong thế giới thực và "ngại" đi mua hàng.
3. Các doanh nghiệp lớn đã và đang tham gia vào thị trường thương mại điện tử, sự lôi kéo của họ đối với khách hàng góp phần làm người dùng có niềm tin hơn với thương mại điện tử.
Mối đe dọa - Threat
1. Cuộc sống ngày một phức tạp, luôn luôn có những khách hàng "ranh mãnh" tìm cách "thử" bạn hoặc nghiêm trọng hơn là mua hàng nhưng không muốn trả tiền (hack).
2. Khi bạn đọc bài viết này, các doanh nghiệp nhỏ, các đối thủ trực tiếp của bạn... đã bắt tay xây dựng công việc bán hàng trực tuyến.
Chương 3 Kiến nghị và giải pháp: 1. Kiến nghị:
Dưới đây là 10 lời khuyên hữu ích dành cho bất cứ ai tham gia kinh doanh trực tuyến trong khi triển khai các trang web thương mại điện tử. - Đừng ép khách hàng suy nghĩ.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử khi xây dựng trang web của mình cần lưu ý là trang web của họ có sự điều hướng mang tính trực giác và cấu trúc tiện lợi, không chỉ đóng vai trò giúp khách hàng nhìn và cảm nhận. Khi vào các trang web này, khách hàng phải đoán biết một cách chính xác rằng những “nút bấm” hay đường dẫn hoạt động thế nào trước khi họ nhắp chuột.
Doanh nghiệp nên đặt trên thanh công cụ điều hướng chức năng tìm kiếm, tốt nhất là ở phía trên bên tay phải, nơi mà khách hàng dễ nhìn nhất. Chức năng tìm kiếm này không nên giống một “nút bấm” mà nên giống với hộp thoại để khách hàng nhập từ khóa vào. Như vậy, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian do không phải vào một trang tìm kiếm khác để thực hiện công việc tìm kiếm.
Chức năng tìm kiếm này cần tự động kiểm tra lỗi chính tả của từ khóa và khi đã phát hiện ra lỗi, nó phải tự động đề xuất sửa lỗi. Nếu như từ khóa mà khách hàng nhập vào quá chung chung, thì hệ thống phải tự đồng đề xuất khách hàng lựa chọn từ khóa khác. Chẳng hạn, hệ thống có thể hiển thị câu thoại để khách hàng biết như: “Ông/bà đã nhập từ khóa “camera”. Nếu muốn, ông/bà có thể làm rõ từ khóa hơn, ví dụ như “camera của Canon” hay “camera của Nikon””.
- Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Doanh nghiệp nên đưa bộ “điều hướng chi tiết” vào các trang catalogue trực tuyến. Như vậy, bộ điều hướng sẽ giúp khách hàng nhận biết trang web mà họ đang xem hiện đang nằm ở vị trí nào, đồng thời giúp khách hàng nhanh chóng đi vào phần mà họ tìm kiếm. Ví dụ như, khi khách hàng tìm mua một chiếc đèn để bàn và họ vào trang web thương mại để mua. Để giúp khách hàng nhanh chóng tìm đến khu vực bán đèn bàn, trang web của doanh nghiệp nên sử dụng bộ điều hướng “Online catalogue (Catalogue hàng trực tuyến) > Home Furnishings (Đồ dùng gia đình) > Lighting (Thiết bị ánh sáng) > Table Lamps (Đèn bàn)”. Làm như vậy, doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng thuận tiện trong việc tìm kiếm hàng mà họ muốn mua.
- Đơn giản hóa thao tác của khách hang
Doanh nghiệp nên lưu ý khi trình bày trang web sao cho vừa với trang màn hình, tránh kéo dài trang màn hình. Doanh nghiệp nên để những món đồ quan trọng nhất của mình lên trên trang màn hình.
Đơn giản hóa các thao tác của khách hàng, giúp họ thuận tiện trong việc xác định vị trí hàng hóa mà họ cần mua cũng như các thủ tục mua bán. Hình thức đặt hàng One-Click (Chỉ cần một lần nhắp chuột) của Amazon.com, là ví dụ điển hình để doanh nghiệp tham khảo.
- Bố trí trang Web gọn nhẹ
Doanh nghiệp nên bố trí trang web một cách gọn nhẹ bằng các tối ưu hóa hình ảnh, sử dụng các file có kích thước nhỏ và nhanh chóng hiển thị khi nạp trang, loại bỏ những file HTML và đồ họa không cần thiết. Lý tưởng nhẩn là chỉ mất 10 giây để khách hàgn nạp toàn bộ trang web. - Sử dụng mã nguồn mở
Doanh nghiệp không nên phung phí ngân sách vào những phần mềm có giấy phép đắt tiền không cần thiết, khi mà họ có thể sử dụng các giải pháp mã nguồn mở. Phần mềm mã nguồn mở cho phép khách hàng tự điều chỉnh, đồng thời mang lại sự lựa chọn ổn định và ít tốn kém hơn so với phần mềm độc quyền.
- Nghiên cứu sát hành vi khách hang
Doanh nghiệp cần theo dõi xem khách hàng sử dụng trang web của mình như thế nào và tìm hiểu xem yếu tố nào hấp dẫn họ. Doanh nghiệp nên phân tích những hành vi của khách hàng, chẳng hạn như phần nào làm cho họ thấy nhàm chán nhất và họ hay tìm kiếm gì nhất. Doanh nghiệp nên yêu cầu khách hàng của mình điền vào phiếu điều tra sau khi họ đã mua hàng và tổ chức những cuộc thi tập thể dành cho những khách hàng thường xuyên. - Thóa mãn khách hang
Phục vụ khách hàng cũng như sự sống còn của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc doanh nghiệp thỏa mãn khách hàng của mình thế nào. Doanh nghiệp nên có người chuyên phụ trách việc trả lời thư điện tử. Quan trọng, doanh nghiệp phải làm đúng những gì đã cam kết với khách hàng. Doanh nghiệp nên lấy “Hứa ít làm nhiều” làm phương châm kinh doanh. Chẳng hạn như, khi doanh nghiệp đã hứa với khách hàng sẽ giao hàng trong vòng 3 ngày, họ không được phép để khách hàng phải chờ 5 đến 10 ngày.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có máy chủ hỗ trợ để có thể quản lý tốt khi số lượng người truy cập vào trang web tăng lên.
Doanh nghiệp cần làm cho khách hàng biết đến mỗi sản phẩm hay trang catalogue của họ với các bộ từ khóa. Vì trang web của doanh nghiệp không thể truyền tải mọi thứ cho tất cả mọi người, nên doanh nghiệp cần sử dụng các trang web khác làm chức năng này như một lực lượng bán hàng ảo.
Chẳng hạn như, trang web của SmokeCDs.com, khách hàng của Netconcept, nằm trong “top ten” trong trang web của Google khi khách hàng nhập từ khóa buy CDs (“Mua đĩa CD”) đồng thời các trang nhóm nhạc cũng sắp xếp gọn gàng các dòng nhạc như là “Trick Daddy” hay Album như “The Matrix Soundtrack”
.Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ không thể làm cho các trang trong trang web của họ được biết đến được nếu các trang này không có trong các công cụ tìm kiếm. Hiện nay, một số doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ đã gặp phải