Đôi điều cần nói về đạo lý thầy giáo và

Một phần của tài liệu Chuyên đề: HỌC TRÒ ĐỐI VỚI THẦY GIÁO NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY (Trang 34 - 40)

IV/ Những tương quan hợp lý của học sinh đối với thầy giáo:

Đôi điều cần nói về đạo lý thầy giáo và

đạo lý thầy giáo và học trò xưa và nay.

Người Việt nam từ lâu đời vốn đã có truyền thống tôn sư trọng đạo. Hơn 400 năm trước, ở thế kỉ XV, Bộ Luật Hồng Đức thời vua Lê Thánh Tông(1442-1479) là bộ luật hoàn chỉnh nhất và mang nhiều nội dung tiến bộ thời bấy giờ cũng đã có quy định về đạo lý tôn sư trọng đạo. Bộ luật ghi rõ: “Làm thầy và trò đều phải hết đạo. Thầy trước tiên phải ngay mình để làm gương cho học trò. Học trò phải tôn kính thầy, chăm chỉ về đường thực học, lấy đức hạnh làm gốc ”. Bây giờ chúng ta nêu khẩu hiệu “Thầy cô là tấm gương sáng cho học sinh noi theo” thì từ xa xưa, tôn sư trọng đạo đã được xã hội hoá. Bộ luật ghi về đạo lý của toàn xã hội, của cha mẹ học sinh như sau: “Cha mẹ học sinh phải răn dạy con em về đạo thờ thầy. Khi gặp thầy phải kính cẩn lễ phép, không ai được trái lệnh. Nếu không bị khép vào tội bất kính…”. Thời ấy bất

kính với thầy được quy thành một tội và có hình phạt cho tội này là: ”Kẻ khinh nhờn thầy bị phạt tiền là 50 quan. Đánh chửi thầy thì tội nặng hơn. Đánh chết phải tội chém. Đánh chửi vợ thầy phải phạt đánh 50 trượng, tiền tạ lỗi là 5 quan “. Đối với cha mẹ, người thân của học trò, hình phạt còn nặng hơn: “Đánh chửi thầy, phạt đánh 80 trượng, tiền tạ lỗi là 10 quan ”. Đó là vì họ là những người trực tiếp nuôi dạy. Học trò còn đang học hoặc đã thôi học nếu phạm tội bất kính với thầy, Bộ luật quy định: ” Học trò quên ơn thầy, coi thường thầy thì bị phạt suốt đời không được đi thi ”. Nhưng đối với những người biết hối cải, Bộ luật cũng có sự mở đường: “Nếu biết tạ lỗi, làm đẹp lòng thầy thì cũng tha cho”. Nhưng với nghề làm thầy thì dứt khoát không cho. Bộ luật ghi: “Học trò vô lễ với thầy suốt đời không được làm thầy dạy học”. Đương nhiên những quy định của Bộ luật Hồng Đức cũng như một số đạo lý “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”(một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) hay “nhất tự vi sư chung thân vi phụ”(một ngày làm thầy suốt đời làm cha)..., ngày nay không còn phù hợp. Nhưng dù sao, nó vẫn mang một ý nghĩa tích cực về đạo đức trong việc đào tạo và học hành, rất đáng để chúng

ta suy ngẫm.

hoàn cảnh kinh tế và quan niệm xã hội. Có một câu chuyện dở khóc dở cười đối với tập thể giáo viên ở một trường cấp hai nọ. Một vị phụ huynh đến phòng họp của giáo viên tìm gặp giáo viên chủ nhiệm của con mình. Vị phụ huynh ấy nói: ”Nhờ thầy cho biết học lực của con tôi thế nào để nếu nó học giỏi thì sau này tôi cho nó học làm kỹ sư, bác sĩ còn nếu nó học dở thì tôi sẽ cho nó học làm thầy giáo”(?!). Nói vậy thôi chứ thực tế những năm gần đây, muốn trở thành giáo viên cũng không phái dễ. Hàng năm, thí sinh đăng kí dự thi vào ngành sư phạm ngày càng đông hơn cả về số lượng và chất lượng, điểm chuẩn để xét trúng tuyển cũng được nâng lên khá cao. Ngoài ra, thí sinh còn phải được sơ tuyển về phát âm, hình thể...Quan niệm “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” đã phần nào trở nên lạc hậu.

Mặc dù vị thế của người thầy trong xã hội những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên vấn đề sa sút về đạo đức trong học sinh, sinh viên, tệ nạn hút chích ma tuý, cờ bạc, rượu chè, cướp của giết người, hành hung thầy cô giáo...được đăng tải hàng ngày trên báo chí đã thật sự trở thành một vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội. Hình ảnh đáng tôn kính, những tấm gương sáng của các thầy cô giáo đã phần nào bị phai nhạt trong cái nhìn, trong suy nghĩ của học sinh, sinh viên

và phụ huynh. Lý giải cho vấn đề này, nhiều người đổ lỗi cho cơ chế thị trường, do đồng lương thấp, không đủ sống đã dẫn đến nảy sinh nhiều tiêu cực trong nhà trường. Điều này chỉ đúng một phần, bởi dẫu sao thì vật chất cũng quyết định ý thức. Ngay từ khi mới chuẩn bị bước vào lớp một, các bậc phụ huynh đã phải bước vào “một cuộc chạy maratông” để lo cho con em mình có được một suất học ở một trong những ngôi “trường điểm”. “Trường điểm” thì ít mà học sinh thì nhiều, cho nên những phụ huynh nào đóng góp nhiều vào “sổ vàng” của nhà trường thì sẽ được ưu tiên xem xét. Rồi tình trạng học thêm, dạy thêm tràn lan, trò nào học thêm ở nhà thầy cô, sẽ được thầy cô chiếu cố cho điểm cao. Phụ huynh nào tặng nhiều quà cho thầy cô thì con em sẽ được thầy cô ưu ái hơn, quan tâm hơn, còn ngược lại rất dễ bị thầy cô “đì” cho biết tay. Có một câu chuyện tôi được nghe kể hồi còn học ở đại học đã khiến cho bọn sinh viên chúng tôi rất ấm ức và bất mãn đối với một vị giảng viên trong trường. Vị giảng viên này được phân công hướng dẫn đề tài luận văn tốt nghiệp cho một sinh viên sắp ra trường. Hướng dẫn thì ít mà vòi vĩnh thì nhiều. Có lần chiêu đãi bạn bè xong, vị giảng viên ấy đã gọi điện cho sinh viên của mình đến, “thanh toán hộ thầy ” cái hoá đơn hơn cả triệu bạc. Anh sinh viên chỉ biết “ngậm bồ hòn làm

ngọt” chẳng dám hé răng lời nào. Trên đây chỉ là một vài ví dụ nhỏ góp phần làm lung lay địa vị tôn quý của người thầy trong xã hội . Người thầy không được

tôn trọng trước hết bởi

thầy đã không “ngay mình để làm gương cho học trò”, nhiều

vụ giáo viên phạt

học sinh đến ngất xỉu, giám thị xé nát bài thi của thí sinh trước bao con mắt của các thí sinh khác...và những hành động, lời nói không phù hợp với môi trường sư phạm của một bộ phận giáo viên khi đứng trước học sinh, sinh viên đã đến lúc cần

phải chấn chỉnh kịp thời.

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam mà chỉ toàn nói những chuyện không hay về thầy cô giáo thì quả thật không phải chút nào. Nhưng như ông cha ta đã từng nói “xét mình trước, xét người sau”, người thầy muốn khôi phục lại địa vị tôn quý của mình trong xã hội như nó đã vốn có tự ngàn xưa thì việc “ngay mình để làm gương cho học trò” là việc rất đáng làm và nên làm

hơn bao giờ hết.

Xin mượn lời PGS Nguyễn Lộc khi nhận xét về GS. NGND Hoàng Như Mai để kết thúc bài viết này như một tấm gương sáng của một người thầy để mỗi thế hệ thầy cô giáo chúng ta noi theo, để một năm, ba trăm sáu lăm ngày, ngày nào cũng

thật sự là ngày Tết đối với thầy cô giáo. “ Đối với thầy, tôi thấm thía nhất là điều này: hạnh phúc của mỗi người là phải làm được cái gì đó có ích cho nhân dân, cho dân tộc. Thầy sống hết sức giản dị, không bao giờ than phiền về sự thiếu thốn của mình, không đao to búa lớn, không cao đạo lên giọng phê phán hay dạy bảo một ai. Thấy cái gì hay, có ích là bắt tay vào làm và lôi kéo những người khác cùng làm với mình và làm cho kỳ được.”

Một phần của tài liệu Chuyên đề: HỌC TRÒ ĐỐI VỚI THẦY GIÁO NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w