PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI CÁC PHƯƠNG ÁN KINH TẾ:
Cả hai phương án thiết kế hệ thống XLNT sinh hoạt cho khu dân cư P7Q8, hầu hết các công trình đơn vị tương tự nhau nhưng trong đó có sự thay đổi công trình xử lý sinh học
Phương án I :
Công trình xử lý sinh học đó là bể Aeroten. Bể có cấu tạo tương đối đơn giản, có hình khối hình chữ nhật. Được xây dựng bằng bê tông cốt thép, diện tích mặt bằng tương đối nhỏ. Trong bể được bố trí hệ thống phân phối khí với các đường ống phân phối và thiết bị phân phối đó là các đĩa Diffuser. Dự toán giá thành của bể Aeroten này (cả phần xây dựng và thiết bị trong bể )khoảng 111.000.000
Phương án II:
Công trình xử lý sinh học là mương oxy hoá. Mương có cấu tạo tương đối phức tạp, mặt cắt nước của mương có cấu tạo hình thang cân, chiều dài mương chiếm dụng lớn, diện tích mặt bằng mương khá lớn. Thiết bị phân phối khí của mương oxy hoá được thiết kế bằng các máy khuấy trục ngang. Dự toán giá thành của mương oxy hoá (cả phần xây dựng và thiết bị trong bể)khá lớn, lên đến 308.530.000 Nhận xét:
So sánh giá thành của hai phương án, ta thấy phương án I có giá thành thấp hơn rất nhiều so với phương án II. Mặt khác, diện tích chiếm dụng mặt bằng của phương án I cũng nhỏ hơn so với phương án II. Do đó về vấn đề kinh tế phương án I sẽ được chọn xây dựng nhằm đáp ứng đứng khả nang kinh tế của nhà đầu tư và tiết
KỸ THUẬT
Phương án I:
Aùp dụng biện pháp xử lý sinh học hiếu khí chủ yếu là dựa vào quá trình sục khí nhân tạo (nhờ vào các ống và các đĩa phân phối khí) được đặt ở đáy bể. Lắp ráp và quản lý thiết bị vận hành tương đối phức tạp, phải thường xuyên sục rữa các đĩa sục khí để hiệu quả phân phối khí luôn tốt và ổn định nhằm đạt hiệu quả xử lý cao. Dưới tác dụng của quá trình sục khí này hầu hết các chất hữu cơ bị phân huỷ tạo thành những bông bùn hoạt tính và kết lắng lại ở bể lắng II. Hiệu suất làm việc của bể Aeroten khá cao (nhiều khi lên đến 75 – 90%). Với nồng độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt thì việc sử dụng biện pháp xử lý sinh học với bể Aeroten là rất thích hợp. Nước thải ra sau bể Aeroten đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo TCVN 1945 – 1995(loại B).
Phương án II:
Aùp dụng biện pháp xử lý sinh học hiếu khí. Quá trình này diễn ra nhờ vào các thiết bị làm thoáng (máy khuấy trục ngang ). Lắp ráp và quản lý thiết bị vận hành đơn giản. Hiệu quả xử lý của công trình này cũng khá tốt, có thể khử hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ, tuy nhiên lượng bùn hoạt tính tạo ra của công trình này ít hơn bể Aeroten.
Nhận xét:
So sánh về mặt kỹ thuật của phương án ta thấy hiệu quả xử lý của hai công trình tương đối tốt. Quản lý và vận hành công trình cũng có sự tương đồng nhau. Nhưng về mặt ưu điểm vẫn chọn bể Aeroten(theo phương án I)
MÔI TRƯỜNG
Mục đích của cả hai phương án là XLNT sinh hoạt cho khu dân cư P7Q8 nhằm đạt tiêu chuẩn môi trường theo TCVN 5945 – 1995(loại B). Theo hiệu quả xử lý như đã trình bày thì cả hai phương án đều thoả mãn điều kiện này. Tuy nhiên khi áp dụng bể Aeroten cho việc xử lý ta có thể khống chế mùi phát ra từ nước thải và sẽ không ảnh hưởng đến những người dân xung quanh khu vực. Nếu sử dụng mương oxy hoá trong trường hợp này thì ta không thể khống chế được mùi phát ra từ nước thải và nó sẽ ảnh hưởng đến những người dân xung quanh.
Như vậy bể Aeroten vẫn có nhiều ưu điểm và được ưu tiên hơn trong quá trình XLNT so với mương oxy hoá.
NHẬN XÉT CHUNG:
Khi so sánh cả ba mặt, cả về kinh tế, kỹ thuật và môi trường ta đều thấy ưu điểm của bể Aeroten cao hơn và thích hợp hơn so với mương oxy hoá. Như vậy ta chọn bể Aeroten (theo phương án I) để áp dụng XLNT sinh hoạt cho khu dân cư P7Q8.
Chương 6
KẾT LUẬN VAØ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận
Xã hội ngày càng phát triển, đô thị hoá ngày càng mạnh, nhu cầu về một môi trường sống sạch đẹp, an toàn, không ô nhiễm ngày càng cao. Đây cũng chính là thách thức đối với các cơ quan chức năng phải có một biện pháp khả thi nhằm khống chế ô nhiễm do các cơ sở sản xuất gây ra cũng như quá trình sinh hoạt thường ngày của người dân.
Nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của khu dân cư P7 Quận 8 có hàm lượng chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học tương đối cao nên việc áp dụng phương pháp xử lý sinh học mang lại hiệu quả cao. Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay, ưu điểm của phương pháp này là chi phí đầu tư và vận hành thấp, phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, không gây độc hại cho môi trường, hiệu quả xử lý cao.
Chính vì thế việc đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải sẽ góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên và cải thiện môi trường sống người dân trong khu vực.
Vì vậy việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư P7 Quận 8 là điều cần thiết trong giai đoạn hiện nay.