Giải pháp cho nghiêncứu thị trường du lịch.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút khách hàng Hà Nội đi du lịch trong dịp Tết Mậu Tý 2008 của Công ty lữ hành Hanoitourist (Trang 27 - 30)

A - Nghiên cứu thị trường du lịch tại Hà Nội.

Công tác này trong thực tế phải làm ở hai nơi (tại các nước có khách) và được thực hiện bằng cách tập họp các dữ kiện dưới dạng phỏng vấn, thông qua các biểu mẫu được in sẵn hoặc phiếu góp ý của khách. Ví dụ : hướng dẫn viên có thể đưa cho khách một mẫu biểu như sau để khách điền vào mà không cần ghi tên hoặc ký tên:

1) Tuổi; Nam, nữ

Dưới 17 tuổi, từ 18 đến 24 tuổi, từ 25 đến 34 tuổi, từ 35 đến 49 tuổi, từ 50 đến 64 tuổi và trên 65 tuổi (nhằm xác định khách du lịch ở độ tuổi nào là cao nhất).

2) Chỗ ở của khách : Nước nào ? Thành phố hay nông thôn ? Nghề nghiệp ?

3) Mức thu nhập hàng năm : Dưới 10.000 đôla, từ 10.000 đến 15.000 đôla, từ 15.000 đến 20.000 đôla, từ 20.000 đến 25.000 đôla, và trên 25.000.

4) Đi du lịch một mình hay đi cùng gia đình, bạn bè.

5) Làm thế nào biết được các tổ chức du lịch Thông qua gia đình bạn bè? Thông qua các hãng du lịch? Thông qua báo chí, vô tuyến truyền thanh, truyền hình, phim ảnh? (Nhằm xác định mục tiêu của công tác tuyên truyền quảng cáo).

6) Quý khách đã đến Việt Nam bao nhiêu lần? Vào mùa nào?

7) Tại sao chọn Việt Nam làm nơi du lịch ? Cảnh đẹp ? Bãi biển tốt ? Có lịch sử nổi tiếng? Có văn hóa lạ?

8) Thủ tục hải quan, thị thực nhập cảnh? Nhanh? chậm?

9) Khách sạn : tốt, kém ? Phòng ốc : vệ sinh tốt ? chưa tốt ? Món ăn : ngon, dở ? v.v...

10) Các dịch vụ : Vận chuyển : tốt ? xấu ? Hướng dẫn : tốt ? kém ? Tuyến tham quan : hấp dẫn? nhàm chán ?

Quý khách thích tuyến nào nhất và không thích tuyến nào ? Giải trí : tốt, không tốt ?

11) Nhìn chung, thời gian du lịch, khách thấy thế nào ? thoải mái, thích thú không ?

12) Trong chuyến đi khách chi hết bao nhiêu tiền ?

Dưới 50 US$, từ 51 đến 100 US$, từ 101 đến 150 US$, từ 151 đến 200 US$, từ 201 dến 251 US$... và trên 400 US$. Từ những mẫu trên từng bước ta có thể xác định được đối tượng khách du lịch đến nước ta thường thuộc loại nào. Nam nhiều hay nữ nhiều, lứa tuổi nào đông nhất, độc thân nhiều hoặc có gia đình nhiều, thời gian tham quan, nghề nghiệp... để từ đó mà chúng ta chuẩn bị các dịch vụ phục vụ cho phù hợp.

B - Nghiên cứu thị trường khách sạn.

Thị trường khách sạn là nhằm để đáp ứng thị trường du lịch, do đó mà nó có những đặc điểm riêng biệt, cụ thể hơn. Có thể phân ra làm hai phần khác nhau :

1) Nghiên cứu thị trường cho nhà buồng (chambres) có nội dung chủ yếu như sau :

- Thống kê các phòng không được sử dụng theo từng loại. - Giá trung bình của từng loại phòng.

- Sự thất thoát lợi nhuận trong lĩnh vực nhà buồng (nhân số phòng trống với tổng số phòng được sử dụng).

- Đánh giá chính xác về từng loại khách hàng. - Bình quân ngày lưu trú của khách hàng. - Nguồn gốc của lợi nhuận :

• Nhờ hội nghị

• Số người đi công tác đến nghỉ tại khách sạn

• Số khách du lịch

• v.v...

- Lợi nhuận bị từ chối (do khách sạn hết chỗ) tính bằng người khách, ngày khách và ngoại tệ.

- Tỷ lệ người khách đặt phòng mà không đến.

2) Nghiên cứu thị trường của nhà hàng ăn (Restaurants) có nội dung chủ yếu như sau :

- Số lượng suất ăn theo từng buổi (sáng, trưa, chiều, tối). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lượng khách ăn chia cho số lượng khách đang nghỉ trong khách sạn, khách đột xuất theo từng bữa ăn (sáng, trưa, chiều, tối).

- Chi phí bình quân cho từng suất ăn. - Chi phí bình quân cho từng suất uống. - Tổng chi phí bình quân tính theo hóa đơn. - Tổng chi phí bình quân tính theo từng suất. - Chi phí bình quân tính theo đầu khách. - Đánh giá chính xác về từng loại khách hàng. - Vòng quay của ghế ngồi theo từng bữa ăn. - Vòng quay của bàn theo từng bữa ăn.

Chú thích về sự ưa chuộng của khách đối với từng món ăn, từng thức uống theo từng bữa (sáng, trưa, chiều, tối). Các mẫu biểu thống kê nêu trên giúp cho người chủ nhiệm khách sạn đánh giá chính xác được tình hình kinh doanh, giá trị các dịch vụ và thị hiếu của khách du lịch để trên cơ sở đó mà có kế hoạch sát hợp, nâng cao công tác quản lý khách sạn, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Trong phạm vi của một tập Nội san có số trang giới hạn, chúng tôi chỉ mong muốn giới thiệu vài nét cơ bản của công tác nghiên cứu thị trường du lịch và khách sạn mà không sâu vào chi tiết cụ thể. Hiện nay ngành du lịch của chúng ta chưa làm công tác này. Chúng tôi nghĩ rằng một trong những công tác cấp bách để phát triển ngành du lịch Việt Nam song song với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là công tác nghiên cứu thị trường.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút khách hàng Hà Nội đi du lịch trong dịp Tết Mậu Tý 2008 của Công ty lữ hành Hanoitourist (Trang 27 - 30)