Các giải pháp chiến lược

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hoá tại Hà Nội (Trang 26 - 27)

• Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành văn hóa và du lịch với quan điểm khép kín là: văn hóa là động lực phát triển du lịch, đồng thời du lịch (phát triển trên cơ sở văn hóa) đến lượt mình sẽ có tác dụng gìn giữ và duy trì các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc.

• Cần nắm đầy đủ các di tích danh thắng và đánh giá từng di tích để phân loại chúng theo các nhóm như những di tích vừa có giá trị văn hóa vừa có khả năng hấp dẫn du lịch; những di tích chỉ có giá trị đối với du lịch mà ít văn hóa hoặc ngược lại…

• Cần xác định thị trường mục tiêu cho từng nguồn di sản (di tích, lễ hội, ẩm thực) trên địa bàn. Điều đó có nghĩa là cần nghiên cứu xem từng nguồn di sản phù hợp với những đối tượng tham gia du lịch khác nhau như thế nào.

• Phối hợp quy hoạch du lịch với quy hoạch đô thị nhằm thống nhất các dự án xây dựng để không làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan. Quy hoạch các di tích danh thắng trên cơ sở quy hoạch du lịch của Thủ đô Hà Nội sẽ đưa các di tích có giá trị trở thành các điểm tham quan du lịch đồng thời lồng ghép với kế hoạch tôn tạo và giữ gìn các di tích.

• Cần có định hướng văn hóa trong kinh doanh du lịch tại các điểm di tích, danh thắng nhằm tránh thương mại hóa các di tích văn hóa và phong tục tập quán. Ngăn chặn các hiện tượng phi văn hóa trong kinh doanh du lịch tại các điểm di tích.

• Cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với sự phát triển du lịch trên địa bàn. Quán triệt phương châm lấy văn hóa để phát triển du lịch và ngược lại phát triển du lịch để bảo tồn, duy trì bản sắc văn hóa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch văn hoá tại Hà Nội (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w