Sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian (thành ngữ, tục ngữ, ca dao)

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong thơ của tú xương (Trang 26 - 30)

Có thể nói “sức mạnh của thơ Tú Xương là ở tài sử dụng ngôn ngữ… Tú Xương cùng với Nguyễn Khuyến là bậc thầy về việc vận dụng ngôn ngữ dân tộc. Ngôn ngữ trong thơ văn Tú Xương, giản dị mà giàu hình ảnh, chính xác mà linh hoạt, sắc bén… ngôn ngữ trong thơ văn Tú Xương bắt nguồn từ ngôn ngữ quần chúng, ngôn ngữ của ca dao tục ngữ.

Để phê phán thực trạng xã hội đương thời đã đẻ ra loại người gian ngoan, xảo quyệt ông mượn những câu mang ý nghĩa triết lí, răn dạy. Từ hai câu tục ngữ, “ai giàu ba họ, ai khó ba đời” và “đười ươi giữ ống” thành:

- Ai đấy ai ơi khéo hợm mình Giàu thì ai trọng, khó ai khinh.

(Con buôn) - Thả quýt nhiều anh mong mắm ngấu Lên rừng mà hỏi chú đười ươi.

(Nước buôn)

Trong xã hội lai căng thì chuyện mẹ vợ và chàng rể tư tình với nhau để xảy ra chuyện “ẵm con so” là điều có thể xảy ra:

Chép miệng bà nuôi to cái dại Phờ râu ông rể ẵm con so Cắm sào sâu quá nên thêm khổ Néo chặt dây vào hoá phải lo.

(Mẹ vợ và chàng rể)

Nếu như đặc điểm của tục ngữ là sự diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động thì tục ngữ trong thơ trào phúng Tú Xương đã tạo nên tiếng cười mang ý nghĩa răn dạy, phê phán. Tú Xương đã góp thêm tiếng nói của mình vào sự phát triển chung của thơ ca tiếng Việt và sự phát triển của dòng văn học phê phán Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

Thành ngữ, tục ngữ được dùng trong nghệ thuật trào phúng đã đem lại cho văn chương Tú Xương những tiếng cười lúc thâm thuý, sâu cay, lúc nhẹ nhàng khuyên bảo với nhiều sắc thái. Bên cạnh đó là những âm điệu trữ tình ngọt ngào say đắm.

Tú Xương đã đạt đến đỉnh cao trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Nếu như ở giai đoạn trước Nguyễn Du là mốc lớn trong sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc bằng cách hướng sự phát triển của ngôn ngữ văn học vào ngôn ngữ bình dân, vào lời ăn tiếng nói hàng ngày, vào ca dao, tục ngữ tạo ra sự kết hợp hài hoà giữa dòng bác học và dòng bình dân trong ngôn ngữ thơ ca thì ở giai đoạn này Tú Xương là cái mốc quan trọng trong sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc. “Ngự trị trong thơ ông là cái ngôn ngữ hoạt bát mà sắc cạnh, uyển chuyển mà chính xác đa dạng trong cách nói, phong phú trong cách thể hiện, một ngôn ngữ hằng ngàu nhiều ví von, nhiều tục ngữ, thành ngữ, một ngôn ngữ đầy sức sống của dân tộc, của thời đại” .

Với Tú Xương, nhà thơ có rất nhiều dụng ý nghệ thuật trong việc sử dụng ngôn ngữ để đạt được hiệu quả trào phúng nhưng tiếng cười của ông không đơn thuần là do ngôn ngữ tạo nên mà nó toát lên từ bản thân hình tượng trào phúng. Ngôn ngữ trào phúng chính là công cụ giúp nhà thơ xây dựng nên những hình tượng độc đáo. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc vào trong thơ Tú Xương đã thực sự thoát ly tính chất gò bó, ước lệ của văn chương thời trung đại để tiến gần đến giai đoạn văn học cận đại hơn.

III.CÁC THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT KHÁC:

Trong thơ Tú Xương, ông sử dụng phép đối một cách mềm dẻo, tự nhiên và nhiều lúc rất táo bạo. Nhà thơ đã tạo nên sự đối lập giữa sự vật này với sự vật khác làm nổi bật bức chân dung đối tượng trào phúng tạo nên tiếng cười đả kích, sâu cay:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông Cử ngỏng đầu rồng.

(Giễu người thi đỗ) Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra

(Lễ Xướng danh khoa Đinh Dậu)

Đối lập giữa trạng thái của đối tượng này với đối tượng khác làm nổi bật sự xuống dốc của cái học nhà nho buổi suy vi:

Cô hàng bán sách lim dim ngủ

Thầy khoá tư lương nhấp nhổm ngồi. (Than đạo học)

2. Chơi chữ

Với nụ cười hài hước, hóm hỉnh, Tú Xương đã “đùa bạn ở tù”: …Một ngày hai bữa cơm kề cửa

Nửa bước ra đi, lính phải hầu Trong tỉnh, mấy toà quan biết mặt Ban công ba chữ gác ngang đầu Nhà vuông thong thả nằm chơi mát Vùng vẫy tha hồ thế cũng âu!

(Đùa bạn ở tù)

Đối với ông Tú, đi tù là được hưởng cuộc sống phong lưu, một ngày hai bữa cơm hầu tận cửa, bước đi đâu cũng có lính hầu, cao hơn nữa là các quan trong tỉnh đều “biết mặt”. Nhà thơ dùng từ Hán Việt mượn hình ảnh “ban công ba chữ” để thể hiện sự hài hước, hóm hỉnh của mình ở nhà tù thực dân có thể thong thả “nằm chơi mát” hưởng sự ung dung an nhàn.

Càng đi sâu vào sáng tác của Tú Xương ta càng thấy tiếng cười, sự phê phán trở nên sâu sắc ý nhị, Tú Xương khen để mà chê ngay:

Năm nay đỗ rặt phường hay chữ Kìa bác Lê Tuyên cũng thứ ba.

(Khoa Canh Tí)

Nếu như khen thật thì nhà thơ phải nói là đỗ toàn những người hay chữ nhưng chữ “rặt” kết hợp với từ “cũng” lại mang ý nghĩa mỉa mai chế giễu.

3. Đảo ngữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tú Xương có biệt tài về sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là sử dụng vốn ngôn ngữ của dân tộc mà từ láy là một biện pháp nghệ thuật được ông rất ưa dùng. Thông qua biện pháp đảo đưa từ láy lên đầu câu Tú Xương tập trung nhấn mạnh vào sự việc cần phê phán, đó là thiên hạ đang giàu sang hãnh tiến trong xã hội thực dân phong kiến mà quên đi nỗi nhục mất nước.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu …

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang Đứa thì mua tước đứa mua quan.

(Năm mới chúc nhau)

Đối với bọn sĩ tử, quan lại nơi trường thi Tú Xương dành những lời mỉa mai, chế giễu:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu) (Phố Hàng Song)

Có thể nói, Tú Xương là một thi sĩ có vốn am hiểu sâu sắc về ngôn ngữ tiếng Việt. Nhà thơ đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, táo bạo kho tàng văn học dân gian của dân tộc đưa vào thơ những ý nghĩa triết lí sâu sắc về thời thế và cuộc đời.

Với Tú Xương, ngôn ngữ dân tộc chính là kho thi liệu giúp nhà thơ gần gũi với cuộc sống và góp phần tạo nên một phong cách thơ Tú Xương vừa trào phúng vừa trữ tình.

Một phần của tài liệu sáng kiến kinh nghiệm tìm hiểu nghệ thuật trào phúng trong thơ của tú xương (Trang 26 - 30)