THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI BIDV HẢI VÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh hải vân (Trang 55)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI BIDV HẢI VÂN

Chính sách của BIDV Hải Vân được triển khai trên cơ sở chính sách do BIDV xây dựng. Hiện tại, chính sách bảo lãnh tại BIDV vẫn chưa được xây dựng cụ thể, vì vậy hoạt động bảo lãnh chưa có tính hệ thống, chưa có chiến lược và mục tiêu cụ thể. Tất cả chỉ mới dừng lại ở việc triển khai hiện đại hóa, cụ thể là đổi mới công nghệ, mô hình tổ chức. Đổi mới công nghệ bằng việc thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu. Mô hình tổ chức đã được kiện toàn thông qua việc sắp xếp lại bộ máy. Từng chi nhánh BIDV, tùy thuộc vào năng lực quản trị điều hành của Ban Lãnh đạo, sự năng động sáng tạo của các phòng ban, khả năng khai thác cơ sở dữ liệu và tham mưu đề xuất để đề ra mục tiêu duy trì, thu hút và phát triển nền khách hàng. Tại BIDV Hải Vân, mục tiêu đối với bảo lãnh, đó là xây dựng nền khách hàng bền vững, tăng

nguồn thu từ phí dịch vụ, chú trọng đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện chính sách bảo lãnh tại BIDV Hải Vân Hải Vân

a. Các quy định về hoạt động động bảo lãnh

§Bộ luật Dân sự

Bộ luật dân sự được ban hành ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006: đây là bộ luật dân sự hiện hành điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có bảo lãnh. Trong bộ luật này, từ điều 361 đến điều 371 quy định các vấn đề liên quan đến bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh, việc hủy bỏ, chấm dứt bảo lãnh,…Đây là văn bản pháp luật hiện hành quy định các vấn đề chung nhất về bảo lãnh. Các vấn đề về bảo lãnh ngân hàng nếu chưa được quy định tại văn bản pháp luật nào khác thì sẽ được điều chỉnh theo luật này.

§Luật thương mại

Luật thương mại được ban hành ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đề cập đến một số quy định liên quan đến bảo lãnh. Các loại bảo lãnh được đề cập đến là bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, các quy định này chỉ sơ lược về các loại bảo lãnh này như biện pháp đảm bảo dự thầu và bảo đảm thực hiện hợp đồng và không quy định cụ thể.

§Luật các TCTD

Luật các TCTD được ban hành ngày 16/06/2010 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2011. Đây là luật chuyên ngành, quy định các vấn đề liên quan đến dịch vụ của TCTD , trong đó có bảo lãnh ngân hàng Luật này quy định khá cụ thể về khái niệm, quyền và nghĩa vụ của ngân hàng bảo lãnh, nghĩa vụ của bên được bão lãnh và một số quy định khác

§Quy chế bảo lãnh ngân hàng

Hiện nay, quy chế đang được áp dụng là Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của NHNN Việt Nam. Đây là văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể nhất về bảo lãnh ngân hàng hiện nay.

§ Quy chế bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam:

Ngoài các luật và các quy chế bảo lãnh trên thì còn căn cứ vào Quyết định 588/QĐ-HĐQT ngày 25/04/2013 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam về việc ban hành quy chế bảo lãnh đối với khách hàng.

Quyết định này quy định chi tiết về đối tượng khách hàng được BIDV bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh, điều kiện cấp bảo lãnh, hồ sơ đề nghị bảo lãnh, quy định về hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, Quyết định này còn quy định chi tiết trình tự, thủ tục và thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh tại BIDV, thẩm quyền ký kết hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của BIDV trong hoạt động bảo lãnh.

b. Các sản phẩm bảo lãnh

Căn cứ và nghĩa vụ, phạm vi bảo lãnh, BIDV cung cấp cho khách hàng một số loại bảo lãnh chủ yếu sau: - Bảo lãnh tạm ứng - Bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Các loại bảo lãnh khác: bảo lãnh nhận hàng…

c. Các hồ sơ, thủ tục trong hoạt động bảo lãnh

Các hồ sơ, thủ tục trong hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân. * Hồ sơ pháp lý:

-Điều lệ doanh nghiệp.

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Giấy phép đầu tư với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).

- Biên bản bầu thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng.

- Quyết định/Nghị quyết của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị về việc (i) phân cấp và giới hạn huy động vốn; (ii) phân cấp, giao thẩm quyền sử dụng tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thế chấp, cầm cố tại BIDV cho người đại diện doanh nghiệp vay vốn ngân hàng và các hình thức tín dụng khác (nếu Điều lệ đã quy định và trong phạm vi được ủy quyền tín dụng thì không cần văn bản này).

- Quyết định/Văn bản ủy quyền thường xuyên/từng lần của Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho người đại diện ký kết các hợp đồng, thỏa thuận văn kiện tín dụng với BIDV, phù hợp với Quyết định/Nghị quyết tại điểm (ix) nêu trên.

- Đăng ký mã số thuế.

- Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng.

- Các giấy tờ khác liên quan, các giấy tờ đặc thù cho từng loại hình doanh nghiệp, khách hàng…

* Hồ sơ tình hình tài chính:

- Báo cáo tài chính tối thiểu 03 năm gần nhất và quý gần nhất, gồm: bảng cân đối, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ;

- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch.

- Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.

- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả. * Hồ sơ dự án, phương án tín dụng

- Phương án sản xuất kinh doanh/Kế hoạch sản xuất kinh doanh; Phương án/dự án vay vốn; Văn bản phê duyệt Phương án/Dự án vay vốn của cấp có thẩm quyền.

- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình đã vay nợ ở các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác và các nguồn thu nhập để trả nợ.

- Các Hợp đồng dân sự, thương mại (về hàng hoá, xuất nhập khẩu, dịch vụ....)

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư; Dự án, phương án vay vốn.

- Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.

- Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác (tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng dự án cụ thể):

* Hồ sơđảm bảo tiền vay

- Hồ sơ chứng minh quyền sở hữu tài sản. - Hồ sơ tài sản.

* Hồ sơ căn cứ phát hành bảo lãnh:

+ Đối với bảo lãnh vay vốn: Dự thảo lần cuối Hợp đồng vay vốn (nếu có); Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hạn mức vay vốn nước ngoài cho khách hàng (nếu có); Các văn bản liên quan khác.

+ Đối với bảo lãnh thanh toán: Hợp đồng mua bán hoặc bản cam kết thanh toán các bên liên quan ghi rõ điều khoản cam kết thanh toán giữa các bên liên quan; Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết được bảo lãnh (nếu có);

+ Bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu; Quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủđầu tư trong đó ghi rõ các trường hợp vi phạm quy chế (quy định) đấu thầu và trách nhiệm, nghĩa vụ mỗi bên dự thầu.

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Hợp đồng thi công (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng trong xây lắp, trường hợp chưa có hợp đồng chính thức thì phải là hợp đồng dự thảo trước khi ký chính thức) hoặc hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị (đối với bảo lãnh thực hiện hợp đồng cung ứng vật tư thiết bị) quy định về các điều kiện thực hiện hợp đồng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

+ Bảo lãnh hoàn thanh toán: Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trước, thời gian và tiến độ, phương thức hoàn trả vốn, xác định rõ các trường hợp vi phạm, nghĩa vụ của Bên nhận tiền ứng trước (nếu trong hợp đồng kinh tế chưa quy định rõ).

+ Bảo lãnh chất lượng sản phẩm: Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên. Nếu hợp đồng kinh tế không quy định rõ thì phải có một hợp đồng bổ sung (hoặc quy định trong biên bản nghiệm thu) quy định rõ trách nhiệm đảm bảo chất lượng sản phẩm, các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên.

d. Quy trình trong hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân Từ chối hoặc yêu cầu hoàn thiện hồ sơ Bộ phận QHKH Hồ sơ phát hành bảo lãnh (1) - Kiểm tra hồ sơ - Kiểm tra thông tin khách hàng và giới hạn tín dụng - Kiểm tra dự thảo cam kết bảo lãnh hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (2) Lập tờ trình duyệt bảo lãnh/ Có ý kiến trên Đề xuất phát hành bảo lãnh của bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt (3) - Nhập dữ liệu vào chương trình TF - Hold tiền ký quĩ - Thu phí Đồng ý Bộ phận QHKH, GDKH, GL, TCKT Chuyển các hồ sơ theo quy định (5), (6), (7) - Lập hóa đơn thu phí - Lấy số văn bản đi, đóng dấu tại bộ phận văn thư. - Lưu hồ sơ (4) In cam kết bảo lãnh Các cấp có thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh Bộ phận QTTD hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ

Biểu đồ 2.2: Quy trình phát hành bảo lãnh tại BIDV Hải Vân

(1) Tiếp nhận và kiểm soát hồ sơ phát hành bảo lãnh từ bộ phận QHKH Khi khách hàng đến BIDV Hải Vân xin cấp bảo lãnh thì bộ phận QHKH của ngân hàng sẽ hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định. Bộ phận QHKH tiến hành thẩm định, thực hiện các thủ tục về TSĐB, thủ tục pháp lý khác và bàn giao hồ sơ phát hành bảo lãnh cho bộ phận QTTD kiểm soát.

(2) Đề xuất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phát hành bảo lãnh Bộ phận QTTD lập tờ trình phát hành bảo lãnh hoặc có ý kiến trên đề xuất phát hành bảo lãnh của bộ phận QHKH và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

QTTD thực hiện khai báo khoản bảo lãnh trên chương trình TF.

- Trường hợp cấp có thẩm quyền yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, bộ phận QTTD phối hợp với bộ phận QHKH hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

- Trường hợp cấp có thẩm quyền từ chối phát hành bảo lãnh, bộ phận QTTD thông báo lại cho bộ phận QHKH để thông báo cho khách hàng.

(3) Khai báo khoản bảo lãnh trên chương trình TF

Cán bộ QTTD thực hiện khai báo trên chương trình và đẩy duyệt, Kiểm soát viên QTTD kiểm tra lại các thông tin đã khai báo và thực hiện phê duyệt trên chương trình. Bộ phận QTTD in các chứng từ cần thiết liên quan đến giao dịch phát hành bảo lãnh.

(4) In cam kết bảo lãnh và trình ký

Trên cơ sở hồ sơ bảo lãnh và bản dự thảo cam kết bảo lãnh đã được phê duyệt, bộ phận QTTD thực hiện xuất mẫu giấy in thư bảo lãnh từ chương trình Quản lý ấn chỉ và in bản chính thức Thư bảo lãnh trên mẫu giấy in thư bảo lãnh đối với trường hợp phát hành cam kết bảo lãnh bằng hình thức Thư bảo lãnh hoặc Hợp đồng bảo lãnh trên giấy A4 thông thường đối với trường hợp phát hành cam kết bảo lãnh bằng hình thức Hợp đồng bảo lãnh, trình ký các cấp có thẩm quyền.

(5) Lập hóa đơn thu phí

Bộ phận QTTD lập hóa đơn thu phí (gồm 02 liên) từ chương trình quản lý hóa đơn của BIDV theo quy định hiện hành của BIDV về việc tạo, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn.

Thu phí bảo lãnh căn cứ vào mức độ tín nhiệm và chính sách khách hàng. Giám đốc BIDV Hải Vân quyết định mức phí bảo lãnh trong phạm vi mức bảo lãnh cho phép do BIDV quy định

(6) Luân chuyển hồ sơ:

Bộ phận QHKH: cam kết bảo lãnh, bộ phận GDKH, TCKT: Hóa đơn thu phí. (7) Lưu hồ sơ:

Bộ phận QTTD tiến hành lưu trữ các hồ sơ liên quan.

2.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng.

BIDV Hải Vân đánh giá hiệu quả hoạt động bảo lãnh thông qua kết quả thực hiện kỳđánh giá so sánh với kế hoạch đặt ra/kỳ thực hiện trước đó, với các chỉ tiêu: - Doanh số bảo lãnh; - Dư nợ cuối kỳ/bình quân; - Doanh thu phí bảo lãnh; - Cơ cấu hoạt động bảo lãnh - Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn; - Tỷ lệ những khoản trả thay; - Số lượng khách hàng/số hợp đồng bảo lãnh;

- BIDV Hải Vân thực hiện đánh giá mục tiêu chất lượng định kỳ 6 tháng một lần, với các mục tiêu chung và mục tiêu về chất lượng và thời gian tác nghiệp.

ü Các nội dung chính về mục tiêu chung:

+ Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết mà BIDV đã công bố với khách hàng.

+ Các giao dịch bảo đảm sự hài lòng của khách hàng về tác phong, thái độ phục vụ

+ Đảm bảo các ý kiến phàn nàn và đóng góp của khách hàng về sự phục vụ của Ngân hàng đều được Ngân hàng giải quyết thoả đáng và hợp lý;

+ Bảo đảm cung cấp đủ trang thiết bịđể phục vụ khách hàng tốt nhất ü Các nội dung chính về chất lượng và thời gian tác nghiệp:

+ Thời gian phê duyệt cấp bảo lãnh

+ Thời gian phát hành cam kết bảo lãnh, cập nhật thông tin vào BDS - Hàng năm, BIDV Hải Vân thực hiện đo lường sự hài lòng và xử lý phàn nàn của khách hàng, qua đó cải tiến nâng cao chất lượng, hình thức, phương thức cung cấp sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng đối với khách hàng:

+ Phương thức thu thập thông tin: Thu thập trực tiếp từ khách hàng thông qua phiếu thăm dò ý kiến khách hàng định kỳ.

+ Nội dung thu thập thông tin: Thái độ của nhân viên, cơ sở vật chất, sản phẩm, thủ tục ,lãi suất, phí.

2.2.4. Đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh hiện nay tại BIDV Hải Vân Vân

a. Quy mô hoạt động bảo lãnh tại BIDV Hải Vân

+ Doanh số bảo lãnh và số dư bảo lãnh

Bảng 2.4: Tăng trưởng số dư bảo lãnh từ năm 2011-2013

ĐVT: Tỷđồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tăng trưởng 2012/2011 Tăng trưởng 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +/- % +/- % Doanh số bảo lãnh 1281.6 2040 2749.7 758.4 59% 709.7 35% Số dư bảo lãnh 427.2 100% 680 100% 887 100% 252.8 59% 207 30% Doanh nghiệp 425.2 99.5% 677 99.6% 887 100% 251.8 59% 210 31% Cá nhân 2 0.5% 3 0.4% 0 0% 1 50% -3 -100%

Doanh số bảo lãnh của BIDV Hải Vân tăng dần qua các năm. Doanh số bảo lãnh tăng mạnh từ 1281,6 tỷ lên 2040 tỷ trong năm 2012 và 2749.7 tỷ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh hải vân (Trang 55)