KHÁI QUÁT VỀ CN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận cẩm lệ (Trang 44 - 48)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CẨM LỆ

2.1.1. Giới thiệu về CN ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cẩm Lệ

a. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank – CN Cẩm Lệ

Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Ngày 14/11/1990 Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam là ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạch toán kinh tế độc lập.

Ngày 30/4/1994 tại quyết định số 160/ QĐ-NHNN, thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp nhận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó xác định có 2 cấp quản lý: Cấp tham mƣu và Cấp trực tiếp kinh doanh.

Tháng 10/1988, chi nhánh Ngân hàng nhà nƣớc huyện Hòa Vang với bộ máy tổ chức bao gồm một ngân hàng lên xã trực thuộc là Túy Loan hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực phát triển nông thôn trên 14 xã. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòa Vang là chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng. Tiền thân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Cẩm Lệ là Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòa Vang.

Ngày 04/01/2006, căn cứ quyết định số 14/QĐ/HĐBT – TCCB của chủ tịch Quốc Hội Hội đồng quản trị Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về việc đổi tên chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hòa Vang thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Cẩm Lệ thuộc chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng. Với sự chuyển đổi đó cũng làm cho bộ máy hoạt động ngân hàng thay đổi, tuy bƣớc đầu còn bỡ ngỡ nhƣng đến nay Chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định với 1 trụ sở chính và 3 phòng giao dịch: An Hòa, Hòa Phát và Khuê Trung.

b. Chức năng và nhiệm vụ của Agribank – CN Cẩm Lệ

Chức Năng:

Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn Quận Cẩm Lệ theo phân cấp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thực hiện đầu tƣ dƣới các hình thức liên doanh, mua cổ phần và các hìh thức đầu tƣ khác với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi đƣợc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho phép.

Nâng cao sử dụng dịch vụ thẻ, đảm bảo hệ thống máy ATM tại các điểm giao dịch hoạt động tốt.

Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo thi đua khen thƣởng theo phân cấp ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Cung cấp nhu cầu về vốn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn. Mở rộng cho vay đến Hộ kinh doanh, tích cực phát huy trong công tác xóa đói giảm nghèo. Khôi phục các ngành nghề truyền thống của địa phƣơng, giải quyết lao động dƣ thừa trong xã hội.

Nhiệm vụ:

Tiếp tục duy trì ở mức tăng trƣởng hợp lý, đảm bảo cân đối, an toàn và khả năng sinh lời, đáp ứng đƣợc nhu cầu dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp,

cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn.

Đổi mới các chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hƣớng căn cứ chủ yếu và tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay.

Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn của mọi thành phần kinh tế và dân cƣ dƣới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam, phát hành kỳ phiếu nhằm thực hiện các chính sách về xã hội, chính sách về kinh doanh.

Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam hoặc đồng ngoại tệ với các cá nhân và tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần, mọi lĩnh vực kinh doanh.

Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt, dịch vụ máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay và các dịch vụ khác đƣợc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho phép.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank – CN Cẩm Lệ

a. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

: Quan hệ trực tiếp : Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức hoạt động tại Agribank – CN Cẩm Lệ

Giám Đốc P.Giám Đốc Phòng kế toán ngân quỹ P.Giám Đốc P.Giám Đốc Phòng Hành Chính Phòng Nghiệp vụ kinh doanh Phòng giao dịch An Hòa Phòng giao dịch Hòa Phát Phòng giao dịch Khuê Trung

b. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban giám đốc: Gồm có một giám đốc và ba phó giám đốc.

Giám đốc phụ trách chung, là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất trƣớc Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà Nẵng và Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Là ngƣời tổ chức, quản lý và giám sát chung mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, có quyền quyết định giải quyết mọi công việc, chỉ đạo mọi hoạt động của các phòng ban theo đúng kế hoạch chỉ tiêu đƣợc giao, phấn đấu đạt và vƣợt chỉ tiêu nhằm mang lại kết quả kinh doanh ngày càng cao và hiệu quả.

Ba phó giám đốc là những ngƣời đƣợc ủy quyền theo dõi công việc của chi nhánh. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc và pháp luật về những công việc mình đã giải quyết.

- Phòng tín dụng (phòng nghiệp vụ kinh doanh): đây là bộ phận rất quan trọng của ngân hàng với việc kinh doanh tiền tệ, phân tích thông tin, thẩm định dự án, giải quyết các vấn đề vay vốn và quan hệ tín dụng. Ngoài ra phòng tín dụng còn quản lý nguồn vốn huy động đƣợc, cân đối nguồn vốn kinh doanh, xác định số vốn cần chuyển đi hay chuyển đến.

Nhiệm vụ của phòng tín dụng: Hƣớng dẫn cho khách hàng làm thủ tục, hồ sơ xin vay và có trách nhiệm kiểm tra trƣớc và sau khi cho vay để không xảy ra tổn thất, rủi ro cho chi nhánh.

+ Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh đã đƣợc đề ra của ngân hàng +Thực hiện công tác cho vay, công tác thu hồi vốn

+ Thực hiện huy động vốn

+ Thực hiện nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng, công tác Marketing và các vấn đề về hậu mãi khách hàng, tiếp thị, chăm sóc khách hàng.

- Phòng hành chính: Tƣ vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh

tế, lao động, hành chính liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan. Đầu mối quan hệ với các cơ quan tƣ pháp địa phƣơng. Lƣu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Phụ trách các vấn đề thuộc về chỉ tiêu nội bộ của chi nhánh, chi tiền lƣơng cho cán bộ công nhân viên của đơn vị.

- Phòng kế toán – ngân quỹ: Đây là bộ phận phản ánh, giám sát mọi hoạt động tài chính của đơn vị. Phòng chuyên thực hiện nhiệm vụ thanh toán kết hợp với phòng tín dụng trong việc thu nợ, thu lãi cũng nhƣ huy động vốn, thực hiện dịch vụ chuyển tiền và là một bộ phận lƣu trữ số liệu, tài liệu thông tin, thực hiện hoạch toán cân đối tài khoản theo ngày, tháng, quý, năm. Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo kế toán, điện báo định kỳ hay đột xuất theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp trên.

- Các phòng giao dịch: Hoạt động và chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc , mỗi phòng giao dịch giống nhƣ một ngân hàng thu, có các bộ phận huy động vốn, bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, bộ phận kế toán đảm nhiệm các công việc kế toán cho vay, nợ, tiết kiệm ... thực hiện theo chế độ kế toán báo sổ. Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kì, Giám đốc có giao mức phán quyết cho vay đối với từng chi nhánh cụ thể. Chi nhánh tiến hành phân công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động cho vay đối với hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận cẩm lệ (Trang 44 - 48)