Kết quả đào tạo, tập huấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả các dự án khuyến nông tại huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 66 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Kết quả các dự án khuyến nông tại huyện mỹ hào

4.2.2. Kết quả đào tạo, tập huấn

Công tác tập huấn kỹ thuật, tham quan hội thảo cho nông dân (Tập huấn theo mô hình)

Công tác tuyên truyền, tập huấn là vấn đề rất quan trọng trong quá trình thực hiện dự án khuyến nông, để giúp người nông dân nắm rõ những TBKH áp dụng vào sản xuất, đồng thời tuyên truyền cho các hộ khác biết và học tập nhân rộng.

Các lớp tập huấn, đào tạo cho người dân thường được gắn với các mô hình trình diễn thực hiện trong năm trên địa bàn xã. Nội dung các lớp tập huấn phù hợp với nhu cầu của người dân và tình hình thực tế của địa phương, giúp cho nông dân có thêm kiến thức về tiến bộ kỹ thuật, kỹ năng mới trong sản xuất. Hình thức tổ chức các lớp tập huấn được tổ chức tốt. Các lớp tập huấn được tổ chức tại hội trường của UBND xã có đầy đủ hệ thống loa đài, bàn ghế đáp ứng cho lớp tập huấn hơn 100 người. Giáo viên giảng trong các buổi tập huấn là cán bộ Trạm khuyến nông huyện, cán bộ Trạm bảo vệ thực vật và những giáo viên có trình độ về lĩnh vực tập huấn.

Khi nông dân tham gia vào mô hình trình diễn sẽ được cán bộ khuyến nông tập huấn kỹ thuật để các hộ tham gia thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo mô hình đạt hiệu quả như mong đợi.

Các buổi tập huấn trong mô hình luôn có tài liệu phát kèm, nông dân tham dự được phát tiền tham dự tập huấn, đồng thời các chi phí trong buổi tập huấn sẽ do khuyến nông chi trả. Chủ đề tập huấn tập trung vào một đối tượng cây, con nhất định.

Ngoài việc hỗ trợ 100 % kinh phí cho các buổi tập huấn thì mức hỗ trợ cho đại biểu tham dự tập huấn cũng cao hơn so với những lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp thông thường, đó là từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/đại biểu/ngày trong khi đó mức hỗ trợ cho các lớp tập huấn khác là 25.000 đồng - 40.000 đồng/đại biểu/ngày. Điều này đã tạo tâm lý phấn khởi cho người nông dân tham gia tập huấn và khuyến khích họ tích cực tham gia. Trong giai đoạn 2015 - 2013, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hưng Yên đã tổ chức và phối hợp với Trạm

cho các hộ tham gia dự án và không tham gia vào dự án khuyến nông. Điều đó đã góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết của người dân trong việc áp dụng TBKT mới vào sản xuất.

Đối tượng tham gia các lớp tập huấn là những người nông dân sản xuất đúng loại cây trồng đó tại địa phương, phân chỉ tiêu về các thôn để các thôn cử người tham gia. Những mô hình về cấy lúa chất lượng cao thì những người có diện tích nằm trong diện tích quy hoạch của mô hình sẽ được tham gia các lớp tập huấn về nội dung đó.

Sau mỗi vụ sản xuất đều tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả cho thấy hiệu quả rõ rệt của các mô hình này đem lại. Đối với người nông dân việc được thăm quan mô hình trình diễn để “mắt thấy tai nghe” những hiệu quả do mô hình đem lại là vô cùng quan trọng để họ mạnh dạn ứng dụng và tuyên truyền cho người thân, hàng xóm cùng ứng dụng.

Kết quả tập huấn chuyển giao TBKT tại huyện Mỹ Hào trong 3 năm gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.6. Kết quả tập huấn khuyến nông cho nông dân huyện Mỹ Hào qua 3 năm 2013 – 2015 Diễn giải ĐVT 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ 1. Số lớp tập huấn Lớp 35 39 48 111,42 123,07 117,04 - Trồng trọt Lớp 17 19 22 111,76 115,78 113,57 - Chăn nuôi Lớp 10 11 14 110,00 127,27 118,32 - Thuỷ sản Lớp 8 9 12 112,50 133,34 122,47 2. Số lượt người tham gia Người 1,795 2,089 2,740 116,37 131,16 123,55 - Trồng trọt Người 1,105 1,273 1,584 115,20 124,43 119,72 - Chăn nuôi Người 450 528 700 117,33 132,57 124,72 - Thuỷ sản Người 240 288 456 120,00 158,33 137,84 3. Bình quân người/lớp Ng/lớp 51 53 57 103,92 107,54 105,71 - Trồng trọt Ng/lớp 65 67 72 103,07 107,46 105,24 - Chăn nuôi Ng/lớp 45 48 50 106,67 104,16 105,40 - Thuỷ sản Ng/lớp 30 32 38 106,67 118,75 122,54 4. Tổng kinh phí tập huấn Trđ 221 230 292 104,07 126,95 114,94 Nguồn: Trạm Khuyến nông Mỹ Hào (2015)

Số lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông, số lượt người tham gia và kinh phí đầu tư cho đào tạo, tập huấn tăng dần qua các năm cụ thể:

- Số lớp tập huấn, số lượt người tham gia: năm 2013 tổng số lớp đào tạo tập huấn là 35 lớp với 1795 lượt người tham gia trong đó trồng trọt 17 chăn nuôi 10 và thủy sản là 8 lớp, năm 2014 tổng số lớp đào tạo tập huấn là 39 lớp với 2089 lượt người tham gia trong đó trồng trọt 19 chăn nuôi 11 và thủy sản là 9 lớp, năm 2015 tổng số lớp đào tạo tập huấn là 48 lớp với 2740 lượt người tham gia trong đó trồng trọt 22 chăn nuôi 14 và thủy sản là 12 lớp. Các lớp tập huấn chủ yếu là các lớp về ngành trồng trọt với số lượt người tham gia đông hơn ngành chăn nuôi và thủy sản, thể hiện nhu cầu rất lớn của người dân được nâng cao trình độ, trao đổi tiến bộ kỹ thuật kiến thức trồng trọt để đạt năng suất cao và hiệu quả cây trồng.

Kinh phí dành cho đào tạo, tập huấn của khuyến nông ngày một tăng. Nguyên nhân là do các lớp đào tạo, tập huấn tăng lên qua các năm, nhu cầu tập huấn chuyển giao TBKT tăng theo.

Hoạt động đào tạo, tập huấn là một kênh phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật tới nông dân rất quan trọng trong hoạt động dự án khuyến nông. Qua điều tra nông dân, phần lớn các hộ đều cho rằng hoạt động đào tạo, tập huấn là rất cần thiết. Thông qua các buổi đào tạo, tập huấn người nông dân không những được trang bị những kiến thức về sản xuất, những thông tin về chủ trương chính sách mà còn được giải đáp những thắc mắc, những vấn đề gặp phải trong quá trình sản xuất.

Thăm dò ý kiến của người tham gia đào tạo, tập huấn là nông dân về sự cần thiết và tính phù hợp của các đợt đào tạo, tập huấn khuyến nông cho thấy như sau:

+ Về sự cần thiết: Số liệu ở bảng 4.6 cho thấy 97.5% số người được hỏi cho rằng việc tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn là cần thiết. Đây vẫn là hình thức truyển tải kiến thức phù hợp tới đại bộ phận nông dân. Điều quan trọng là cần thay đổi phương pháp tập huấn để người dân có thể tiếp thu kiến thức có hiệu quả nhất trong mỗi lần tổ chức tập huấn. Qua điều tra cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về ý kiến đánh giá của người dân tại các xã được điều tra, tỷ lệ ý kiến cho rằng rất cần các lớp tập huấn chuyển giao TBKT đối với quá trình thực hiện các dự án khuyến nông trên địa bàn huyện luôn đạt từ 80-85% tại các xã điều tra.

Bảng 4.7. Kết quả thăm dò ý kiến nông dân về sự cần thiết của đào tạo, tập huấn trong quá trình thực hiện DAKN huyện Mỹ Hào

ĐVT: % TT Nội dung Rất cần Cần Không cần

1 Minh Đức 80,00 20,00 0,00

2 Bạch Sam 80,00 15,00 5,00

3 Ngọc Lâm 80,00 20,00 0,00

4 Hòa Phong 85,00 10,00 5,00

5 Chung 81,25 16,25 2,50

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Biều đồ 4.1. Đánh giá của người dân về sự cần thiết của các lớp tập huấn chuyển giao TBKT trong triển khai các dự án khuyến nông

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua biểu đồ 4.1. có thể thấy có sự khác biệt trong sự đánh giá sự cần thiết của các lớp tập huấn chuyển giao TBKT trong triển khai các dự án khuyến nông giữa hai nhóm hộ được điều tra. Một số hộ chưa được tham gia dự án cho rằng việc tập huấn chuyển giao TBKT khi triển khai cá dự án khuyến nông là không cần thiết, theo họ các dự án khuyến nông cứ thực hiện hỗ trợ vật tư, còn việc áp

dụng các vật tư đó vào trong sản xuất thì hộ đã có kinh nghiệm, không cần phải tốn thêm kinh phí tập huấn. Trên thực tế, đây là những nhận định sai lầm. Và các nhận định sai lầm này đã được chính các hộ đã được tham gia dự án phản bác lại. 100% số hộ đã được tham gia dự án đều khẳng định việc việc tổ chức tập huấn chuyển giao TBKT trước khi triển khai các dự án là cần thiết (trong đó số ý kiến đánh giá rất cần thiết chiểm tỷ trọng rất cao 87,5%). Theo họ các kiến thức trong tập huấn sẽ rất quan trọng để các hộ tham gia dự án có thể sử dụng đúng và hiệu quả sự hỗ trợ của nhà nước, qua đó nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, tránh sử dụng các chất cấm trong sản xuất nông nghiệp.

+ Về tính phù hợp: Khi tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hôi thảo, Khuyến nông thường đưa ra các yêu cầu về đối tượng học, thời gian học, nội dung học, phương pháp tập huấn, thời điểm và địa điểm tổ chức... Các đối tượng thường là đang tham gia vào dự án khuyến nông, ngoài ra còn có một số hộ khác không đủ đièu kiện tham gia dự án nhưng có nhu cầu được tập huấn để họ có thể áp dụng vào sản xuất. Theo chúng tôi, nếu khoá tập huấn nào làm tốt các yêu cầu này thì kết quả cũng như hiệu quả đạt được là rất tốt. Các hộ được hỏi đều cho rằng đối tượng tham dự tập huấn, hội thảo là phù hợp .Một số hộ cho rằng nên chuyển địa điểm tập huấn sang tập huấn tại hiện trường hoặc tập huấn đầu bờ, hoặc bổ sung công cụ trợ giảng như tranh ảnh, mẫu vật... vì như vậy họ sẽ kết hợp việc nghe và nhìn trực tiếp giúp họ nhớ lâu hơn và có sức thuyết phục cao hơn.

Kết quả thăm dò ý kiến của người học và hộ nông dân về sự phù hợp của các lớp tập huấn, hội thảo cho thấy như sau (Bảng 4.8). Về đối tượng tham dự và tài liệu tập huấn được đánh giá phù hợp với tỷ lệ rất cao, 100% tại các xã Minh Đức, Bạch Sam và Hòa Phong. Tuy nhiên phương pháp tập huấn hiện nay của các lớp tập huấn chuyển giao TBKT do Trạm khuyến nông huyện Mỹ Hào tổ chức chưa được đánh giá cao, chỉ đạt 70% số ý kiến đánh giá phù hợp đối với khu vực xã Hòa Phong và 75% ý kiến đánh giá tại xã Bạch Sam. Nguyên nhân chính là do hiện nay trạm thiếu trang thiết bị để tổ chức triển khai các lớp tập huấn như máy chiếu, thiếu giảng viên, do đó mỗi khi tập huấn chuyển giao TBKT cho người dân thì Trạm đều phải liên hệ sự hỗ trợ từ Trung tâm khuyến nông tỉnh hoặc các Trạm khuyến nông các huyện lân cận. Do đó đã không chủ động được các khâu chuẩn bị và tổ chức tập huấn dẫn tới kết quả tập huấn chưa thực sự đạt như mong muốn.

Nhìn chung các lớp tập huấn chuyển giao TBKT do Trạm khuyến nông tổ chức được người dân đánh giá cao, thời gian tổ chức, đối tượng tham dự, nội dung, phương pháp tập huấn, tài liệu tập huấn, công tác tổ chức lớp tập huấn,... đều được người dân đánh giá phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và khả năng hiểu biết, tiếp thu của người dân được tham dự.

Bảng 4.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về sự phù hợp trong công tác tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo

ĐVT: % Nội dung Minh Đức Bạch Sam Ngọc Lâm Phong Hòa Chung 1. Đối tượng tham dự 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 2. Thời gian tập huấn, hội thảo 85,00 100,00 80,00 95,00 90,00 3. Nội dung tập huấn, hội thảo 90,00 90,00 80,00 85,00 86,25 4. Phương pháp tập huấn, hội thảo 80,00 75,00 65,00 70,00 72,50 5. Tài liệu tập huấn, hội thảo 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 6. Thời điểm tập huấn, hội thảo 95,00 100,00 85,00 95,00 93,75 7. Địa điểm tập huấn, hội thảo 95,00 95,00 85,00 80,00 88,75 8. Công tác tổ chức lớp 95,00 95,00 90,00 90,00 92,50 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Qua điều tra cho thấy, có sự khác biệt về ý kiến trả lời đánh giá đối với sự phù hợp trong việc tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao TBKT tại huyện Mỹ Hào. Như đã phân tích trong phần trên, do Trạm khuyến nông huyện Mỹ Hào không chủ động được các trang thiết bị phục vụ cho công tác tập huấn như máy chiếu, không chủ động được giảng viên tập huấn đối với các nội dung về chăn nôi và thủy sản do đó hiệu quả các lớp tập huấn chuyển giao TBKT chưa được đồng đều. Điều này đã đẫn tới các đánh giá khác nhau đối với các xã khác nhau về cùng một nội dung được điều tra.

+ Về sử dụng kết quả đào tạo, tập huấn

Đào tạo, tập huấn trong quá trình thực hiện dự án khuyến nông nhằm nâng cao sự hiểu biết về các kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, thị trường, cũng như áp dụng kiến thức này vào thực tiễn. Vì vậy, trong đánh giá hiệu quả của hoạt động đào tạo, tập huấn chúng tôi chú trọng xem xét kết quả sử dụng các kiến

thức, kỹ năng trong sản xuất của hộ. Qua kết quả thăm dò ý kiến người dân về vấn đề này, chúng tôi thấy như sau:

Bảng 4.9. Kết quả thăm dò ý kiến về sử dụng kiến thức và kỹ năng vào sản xuất của các hộ nông dân huyện Mỹ Hào

ĐVT: % TT Nội dung Có áp dụng Không áp dụng Hướng dẫn người khác

1 Minh Đức 95,00 5,00 50,00

2 Bạch Sam 95,00 5,00 55,00

3 Ngọc Lâm 90,00 10,00 45,00

4 Hòa Phong 95,00 5,00 50,00

5 Chung 93,75 6,25 50,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)

Hầu hết số người được hỏi đều nói rằng họ đã từng áp dụng những kiến thức đã được tập huấn vào sản xuất (93,75%) và làm thay đổi nhận thức của họ về sản xuất nông nghiệp. Từ chỗ chưa phân biệt giữa sâu và bệnh, đến nay đã hiểu biết được vòng đời của sâu, điều kiện phát triển của bệnh, triệu chứng bệnh... đã biết được một số bệnh cơ bản của gia súc, gia cầm và biện pháp phòng trị. Thay đổi từ canh tác truyền thống sang canh tác theo khoa học như: cấy mạ non, bón phân cân đối, bón phân sâu, sử dụng giống cấp I và giống xác nhận...

Tại các xã được điều tra, Minh Đức, Bạch Sam và Hòa Phong có 95% số ý kiến trả lời là họ đã áp dựng các kiến thức thu nhận được trong các lớp tập huấn chuyển giao TBKT do Trạm khuyến nông huyện tổ chức vào trong quá trình sản xuất của hộ. Ngọc Lâm là xã có tỷ lệ hộ áp dụng thấp nhất, chỉ đạt 90% số hộ được điều tra.

Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm hộ được tham gia dự án khuyến nông và nhóm hộ chưa được tham gia dự án khuyến nông trong việc truyền đạy các kiến thức đã được tập huấn cho các hộ dân khác cùng sản xuất. Biểu đồ 4.2 Cho thấy các hộ đã tham gia dự án khuyến nông đã hướng dẫn các hộ khác cũng áp dụng các TBKT mới đã được tập huấn vào trong sản xuất chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nhóm hộ chưa được tham gia vào các dự án khuyến

án khuyến nông, được trực tiếp thực hiện và kiểm nghiệm các tiển bộ kỹ thuật mới trong các lĩnh vực chăm sóc, lựa chọn giống, ... sẽ làm người dân thêm tự tin hơn, họ không những áp dụng trong thực tế của gia đình mà còn hướng dẫn các hộ khác cùng làm theo. Đây là hiệu quả cao nhất đối với các dự án khuyến nông hướng tới, qua xây dựng mô hình trình diễn, đánh giá, khi đạt hiệu quả thì chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả các dự án khuyến nông tại huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên (Trang 66 - 73)