PHẦN KẾT LUẬN 1 Ý nghĩa của sáng kiến:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 2 (Trang 25 - 27)

1. Ý nghĩa của sáng kiến:

Chúng ta biết rằng giáo dục là một quá trình tác động qua lại, là quá trình hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội đa dạng, được tổ chức có mục đích có kế hoạch của các nhà giáo dục và người được giáo dục để hình thành nhân cách hoàn thiện trong nhà trường xã hội chủ nghĩa không những dạy “chữ” mà còn dạy“người.”

Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta, khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần. Nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội. Thực tế hiện nay ngành giáo dục đào tạo đã được nhà nước quan tâm đưa lên quốc sách hàng đầu thì việc dạy chữ nói chung và việc rèn năng lực, phẩm chất nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Một nhà hiền triết đã nói “khoa học mà không có hành vi đạo đức thì chỉ là sự tàn rụi của linh hồn”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói:

Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Điều đó cho thấy năng lực quan trọng nhường nào đối với mỗi chúng ta mà năng lực đó chính là kĩ năng sống của học sinh. Vì vậy việc thực hiện rèn kĩ năng sống để nâng cao năng lực cho học sinh là cần thiết biết bao.

Trẻ em trong lứa tuổi tiểu học rất hồn nhiên ngây thơ trong trắng. Vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm sống của các em mới có rất ít. Vì vậy muốn đạt được mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện của nhà trường, các thầy cô giáo cần phải kiên trì, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề. Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, người giáo viên phải có vốn kiến thức tâm lý học, hiểu được tâm sinh lý của trẻ, gần gũi, tạo mối thân thiện với trẻ. Từ đó sẽ tìm ra được những phương pháp hiệu quả để giáo dục trẻ. Việc dạy “chữ” cần luôn song hành với việc dạy “làm người”, và phải được xuất phát ngay từ những tình huống, những việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống thực tế của học sinh. Ngay trong những giờ học ngoài việc đảm bảo mục tiêu kiến thức, kĩ năng của bài, giáo viên cần chú ý đến việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng Hội đồng tự quản, xây dựng nề nếp lớp học...Học sinh được nâng cao năng lực, phẩm chất qua nội dung kiến thức của bài, qua lĩnh hội kiến thức pháp luật, qua tham gia các hoạt động học tập trong lớp, hoạt động ngoài giờ, hoạt động vui chơi do giáo viên và Liên đội tổ chức. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, động viên khuyến khích, khen thưởng các em để các em hăng hái tham gia các hoạt động học tập vui chơi nhằm năng cao năng lực, rèn luyện phẩm chất.

Học sinh được học tập sinh hoạt vui chơi, rèn luyện trong môi trường gia đình, nhà trường, xã hội. Vì vậy, cần thực hiện tốt việc gắn kết 3 môi trường để giáo dục học sinh. Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể để giúp đỡ, nhất là tư vấn, tạo

20

điều kiện để phụ huynh hiểu và tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm từ đó các em tích lũy thêm kĩ năng sống và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh được tốt hơn.

2. Bài học kinh nghiệm

Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao, đặc biệt là làm công tác chủ nhiệm trong năm học 2014 - 2015 gắn với đổi mới đánh giá toàn diện học sinh theo Thông tư 30 tôi rút ra một số kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 2” như sau:

2.1/ Người giáo viên chủ chiệm cần xác định rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chấtlượng giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. lượng giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

2.2/ Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT ngày 28/8/2014 để thấy được tính ưu việt trong cách đánh giá toàn diện học sinh.

2.3/ Giáo viên dạy Tiểu học cần nắm và hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp mình chủ nhiệm từ đó luôn gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh. thương yêu và tôn trọng học sinh. Hãy bước vào lớp với nụ cười. Khi học trò chào hãy nhìn vào mắt từng em để hiểu được tâm trạng của các em: Vui thì chung vui, buồn thì động viên. Hãy kiềm chế, kiên trì, bình tĩnh và mềm mỏng. 2.4/ Phải xây dựng được một Hội đồng tự quản, thành lập các Ban, các nhóm trưởng làm nòng cốt, là “cánh tay phải” của mình và hướng dẫn Hội đồng tự quản đề ra nề nếp, nội quy lớp.

2.5/ Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm tạo cơ hội, khuyến khích, động viên, khơi dậy sự tự tin ở từng em để các em có hướng phấn đấu học tập chủ động, sáng tạo phát huy năng lực tự học, tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác...cho các em. (VD: sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, phương pháp đóng vai,...; biết lựa chọn phối kết hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.).Qua các hoạt động học tập, học sinh được rèn các kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư duy sáng tạo, hợp tác theo nhóm, kĩ năng đánh giá, nhận xét, kĩ năng hợp tác trong nhóm, kĩ năng xử lý tình huống,...

1.6/ Thường xuyên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tập thể lành mạnh, chơi các trò chơi dân gian, tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, qua các hoạt động rèn cho học sinh kĩ năng ứng xử với bạn bè, xây dựng tinh thần đoàn kết tốt, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hợp tác, kĩ năng quyết định, biết kiềm chế bản thân trong khi xử lí các tình huống với bạn bè. Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các buổi hoạt động ngoại khóa của trường, lớp.

1.7/Tổ chức các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường; học sinh được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hốt rác, tưới cây, tỉa lá,...; thông qua đó học sinh biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động.

1.8/ Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Năng lực các em không đồng đều mà mang tính cá nhân rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.

21

Cho nên cần tổ chức các cuộc nói chuyện chuyên đề về nâng cao năng lực, phẩm chất của học sinh cho giáo viên, phụ huynh, cộng đồng và học sinh.

1.9/ Trẻ tiểu học thường hay bắt chước người lớn và rất tin tưởng ở các thầy giáo, cô giáo. Vì vậy, mỗi giáo viên cũng phải luôn thường xuyên tự rèn năng lực, phẩm chất của mình cũng như tác phong sinh hoạt ứng xử mẫu mực để học sinh noi theo. Đặc biệt phải hết lòng thương yêu và tôn trọng học sinh. Hãy luôn ghi nhớ: “Học trò không phải là một chiếc bình cần đổ đầy kiến thức, các em là những ngọn đuốc cần được thắp lên”

2.10/ Biết cách phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạtđộng nhằm cao năng lực, phẩm chất của học sinh qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động động nhằm cao năng lực, phẩm chất của học sinh qua các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ, hoạt động tập thể, hoạt động Đội - Sao, hoạt động ngoại khoá, vui chơi...

Tóm lại chúng ta thấy trẻ em là hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, là nhân tố để cây đời mãi mãi xanh tươi. Cho nên việc chăm sóc và giáo dục trẻ em, bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân tốt của đất nước là một công việc vô cùng quan trọng mà mỗi giáo viên chúng ta phải cùng có trách nhiệm.

3. Kiến nghị

Là giáo viên, bản thân hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người. Vì thế, bản thân luôn cố gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp cũng như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên môn. Bản thân đã luôn tôn trọng và kiên nhẫn, nhất là tạo cơ hội cho các em được nói, được diễn đạt, bày tỏ thoải mái ở mọi nơi mọi lúc để các em có cơ hội phát triển một cách toàn diện.

3.1/Về phía nhà trường:

- Tuyên truyền để phụ huynh không nên coi việc giáo dục con em là việc của nhà trường của giáo viên chủ nhiệm.

-Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

-Có hình thức khen ngợi các giáo viên làm công tác chủ nhiệm tốt nhằm động viên khuyến khích họ thực hiện tốt hơn.

-Mở lớp hướng dẫn, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng để giáo viên có cơ hội chia sẻ, học tập những bài học hay, những kinh nghiệm tốt, áp dụng vào thực tế, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục toàn diện theo Thông tư 30..

3.2/Về phía phụ huynh:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh lớp 2 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w