Kiến nghị, đề xuất:

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 30 - 33)

III. Kết luận 1 Ý nghĩa của đề tài.

2.Kiến nghị, đề xuất:

Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất lượng dạy kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non nơi tôi giảng dạy nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một kiến nghị sau:

* Đối với lãnh đạo các cấp: Hỗ trợ cho nhà trường kinh phí để nâng cấp khuôn viên

sân trường để nhà trường thuận lợi hơn trong việc tổ chức các hoạt động tập thể.

* Đối với nhà trường:

- Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về chuyên đề “giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” với các hình thức phong phú, sinh động và hiệu quả hơn.

- Trang bị thêm tài liệu về chuyên đề cho giáo viên và tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các đợt tham quan học tập ở các trường trong tỉnh và ngoại tỉnh.

* Đối với giáo viên:

- Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải linh hoạt, có óc sáng tạo. Thường xuyên thay đổi các hình thức và sử dụng các thủ thuật, giúp trẻ hứng thú và hoạt động một cách tích cực.

- Thường xuyên bổ sung và thay đổi các hình thức trong dạy kỹ năng sống cho trẻ một cách sáng tạo.

- Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các hình thức tổ chức một cách khoa học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức về kỷ năng sống cho trẻ.

- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.

* Đối với phụ huynh:

- Đưa đón con em đi học đúng giờ và chuyên cần để đảm bảo trẻ được tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, liên tục.

- Phụ huynh cần trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để có biện pháp giáo dục mềm dẻo, phù hợp với trẻ ở nhà.

- Phụ huynh cần tạo điều kiện giúp đỡ cho giáo viên trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để phục vụ cho việc làm đồ dùng đồ chơi phát huy được khả năng sáng tạo của trẻ.

Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng dạy trẻ kỷ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi nơi tôi công tác nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Song trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp cho bản sáng kiến của tôi được hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng.

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC LỆ THUỶ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi (Trang 30 - 33)