hình thức trả lương, trả thưởng
1. Chức năng của tiền lương.
- Chức năng thước đo giá trị: Có nghĩa là thước đo để xác định mức tiền
công các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động và là cơ sở để xác định đơn giá sản phẩm.
- Chức năng tái sẩn xuất sức lao động: Đó là tái sản xuất sức lao động đơn
giản nhằm bù đắp sức lao động đơn giản nhằm bù đắp sức lao động đã hao phí và nuôi sống bản thân họ và gia đình vì vậy iền lương phải bù đắp được những hao phí cả trước, trong và sau quá trình lao động, cũng như những biến động về giá cả, những rủi ro và các chi phí khác nhằm giúp người lao động phát triển toàn diện cả về mặt thể lực và chí lực.
- Chức năng kích thích: Muốn vậy tiền lương phải đủ lớn và phụ thuộc vào
nếu không thực hiện được chức năng kích thích thì nó sẽ biểu hiện mặt đối lập kìm hãm sản xuất, rối loạn xã hội nhất là đối với hình thức thưởng; đó là khoản tiền bổ xung cho tiền lương, mang tính nhất thời không ổn định nhưng lại có tác dụng mạnh mẽ tới năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động.
- Chức năng tích luỹ: tiền lương không chỉ đảm bảo cho cuộc sống hàng
ngày mà phải có một phần để tích luỹ dự phòng cho cuộc sống lâu dài hoặc phòng rủi do bất trắc.
2.Vai trò của tiền lương, tiền thưởng và sự cần thiết phải hoàn thiện các hình thức trả lương, trả thưởng
Tiền lương, tiền thưởng có vai trò rất lớn đối với đời sông và sản suất. Để đạt được hiệu quả cao trong lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội vấn đề trả lương, trả thưởng cho người lao động đã không chỉ là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp, mà còn là vấn đề bức xúc của cả xã hội cần được nhà nước quan tâm giúp đỡ. Tiền lương, tiền thưởng cần được trả đúng thông qua các hình thức và chế độ trả lương, trả thưởng để nó trở thành động lực mạnh mẽ có tác dụng đảm bảo tái sản xuất sức lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Đối với người lao động tiền lương gắn liền với họ là nguồn chủ yếu nuôi sống bản thân và gia đình họ. Nếu tiền lương nhận được thoả mãn sẽ là động lực kích thích tăng năng lực sáng tạo, tăng NSLĐ, tạo ra hoà khí cởi mở giữa những người lao động, tạo thành khối đoàn kết thống nhất, trên dưới một lòng, một ý chí vì sự nghiệp phát triển doanh nghiệp và vì lợi ích phát triển bán thân họ. Chính vì vậy mà người lao động làm việc hăng say, có trách nhiệm và tự hào về mức lương của họ.
Đối với các doanh nghiệp, tiền lương, tiền thưởng là yếu tố của chi phí sản xuất, còn đối với người lao động tiền lương, tiền thưởng là nguồn thu nhập chính,
do vậy tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải công bằng, hợp lý đảm cho lợi của cả hai bên.
Nếu doanh nghiệp trả lương, trả thưởng thiếu công bằng, hợp lý, hoặc vì mục tiêu lợi nhuận thuần tuý, không chú ý đúng mức độ lợi ích người lao động thì nguồn nhân công sẽ bị kiệt quệ về thể lực và tinh thần, giảm sút chất lượng lao động, thì không những đẻ ra mâu thuẫn nội bộ mà còn có thể gây nên sự phá hoại ngầm dẫn những đến lãng phí trong sản xuất: biểu hiện đó là tình trạng cắt xén thời gian làm việc, lãng phí nguyên nhiên vật liệu, làm ẩu, làm rối, bãi công, đình công... Và một sự mất mát lớn nữa là sự di chuyển của những người lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao sang những doanh nghiệp có mức lương hấp dẫn hơn gây ra hậu quả là mất đi nguồn nhân lực quan trọng, làm thiếu hụt lao động phá vỡ tiến trình sản xuất – kinh doanh đang diễn ra tại doanh nghiệp.
Do đó đối với nhà quản trị doanh nghiệp, một trong những công việc cần được quan tâm hàng đầu là phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lương, tiền thưởng, lắng nghe phát hiện kịp thời những ý kiến bất đồng hoặc những mâu thuẫn có khả năng xuất hiện trong phân phối tiền lương, tiền thưởng, qua đó để điều chỉnh thoả đángvà hợp lý, nhằm bảo đảm phát triển và ổn định sản xuất, duy trì một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cao với ý thức tổ chức kỷ luật tạo sức mạnh cho doanh nghiệp đạt được mọi mục tiêu đề ra.