Bản vẽ Piping isometric shop drawing phải đảm bảo thể hiện rõ ràng, đầy đủ các thông số cần thiết, thuận lợi cho việc chế tạo, lắp đặt, tiết kiệm tối đa vật tư và thời gian thi công.
1) Piping shop drawing register index:
Là danh mục các bản vẽ shop sẽ thi công được bộ phận thiết kế lập ra để xác định khối lượng công việc, số lượng bản vẽ, và sẽ căn cứ vào đó để lập ra kế hoạch phát hành các bản vẽ, bố trí nhân lực thực hiện và quản lý bản vẽ một cách hệ thống.
Piping shop drawing register index thường được lập bằng file excel, bao gồm các thông tin cơ bản sau: item No, drawing No, Drawing Title, (Piping Isometric Line No.), sheet, date received, date issued, revision, status, remark… và phải được cập nhật liên tục.
2) Form mẫu bản vẽ Shop Isometric Drawing:
Khung bản vẽ, bố cục và các thông số của bản vẽ, đường nét, ghi kích thước, font, size chữ, màu sắc; các kí hiệu quy ước (số mối hàn, số chi tiết…) phải được thống nhất từ đầu dự án và được chủ đầu tư xem xét, phê duyệt.
3) Từ bản vẽ AFC nhận được ta bắt đầu tiến hành làm bản vẽ Isometric Shop Drawing như sau:
Kiểm tra lại so với P&ID xem thiết kế đã đúng và đầy đủ các chi tiết, thiết bị chưa? Kiểm tra có sự khác nhau giữa bản vẽ và bảng Thống kê vật tư hay không? loại vật liệu của ống, số lượng các fitting, rating… có đúng và đủ chưa,? kiểu kết nối có phù hợp với Piping Spec, interface với các thiết bị của E&I đã đúng chưa.
Kiểm tra các toạ độ, cao độ kết nối với các line khác nhau, Tọa độ các điểm kết nối với các loại thiết bị và các Instrument.
Chia các Spool trên bản vẽ: Để thi công được hoàn chỉnh một line lớn ta không thể chế tạo toàn bộ line đó tại workshop và đưa lên lắp đặt trên sàn được vì nó rất cồng kềnh và gây khó khăn cho việc vận chuyển vào vị trí cũng như căn chỉnh. Vì vậy mà ta phải chia line đó thành các spools để thuận lợi cho chế tạo và lắp đặt. Mỗi spool có thể gồm một hoặc nhiều đoạn ống được nối với nhau, mối nối chia các spool là mối nối tại Fied (FW, FJ...). Tai các mối Fied ta có thể extra đoạn ống một khoảng để đề phòng hao hụt, sai số trong khi thiết kế, thi công. Thông thường ta sẽ chia Spool tại các điểm xuyên sàn, tại các đoạn hạn chế không gian lắp đặt hoặc các điểm mà chưa chính xác được vị trí lắp đặt… Độ dài mỗi spool không vượt quá 6m.
Đánh số các spool: Các spools được đặt tên theo quy ước thống nhất (theo tên bản vẽ, tên line), theo thứ tự tăng dần. Ví dụ:
30
+ Dự án PEARL tên bản vẽ: 50-PG-0613-91490-SD thì tên spool của bản vẽ đó sẽ là: 50-PG-0613-01; 02…
+ Dự án STD NE có tên bản vẽ: PPCDD-2”-PG-13402.01-SD thì tên spool của bản vẽ đó sẽ là: CDD-PG-13402.01-01; 02….
Đánh số các mối nối (butt-weld, socket-weld, join, thread…): Cách đánh số các mối nối trên bản vẽ theo thứ tự tăng dần của từng Spool, từng sheet và theo hướng vận chuyển của dòng lưu chất trong ống. Thông thường, số mối nối được đánh bên trong hình tròn và có mũi tên chỉ vào vị trí mối nối tương ứng.
Đối với từng loại vật liệu thì có các loại kết nối khác nhau như: Mối hàn Butt weld, mối hàn Socket weld (đối với tất cả các vật liệu kim loại); Mối ren (Thread joint); Mối Quick lock (đối với loại vật liệu Gre).
Tính toán kiểm tra lại độ dài các đoạn ống (piece) cho chính xác. (Sử dụng phần mềm Pipe data, tra cứu các sách tiêu chuẩn với các standard items, và vendor data với các Specical items.
Đưa ra bảng cut pipe length: Trên đó thể hiện đầy đủ số spool, số đoạn cắt, chiều dài từng đoạn cắt, loại vật liệu của pipe, độ dầy hay SCH của ống, loại mối hàn, quy trình hàn và những đoạn ống cần phải extra.
Đưa ra các dòng chú ý nếu thấy cần thiết.
Với các bản vẽ sau khi đã chế tạo xong (toàn bộ hoặc một phần) nhưng có thay đổi về thiết kế, cần phải sửa đổi lại, cần cố gắng tận dụng các mối nối đã thực hiện, tận dụng vật tư đã thi công ở mức độ tối đa có thể, tránh phải thi công lại các mối nối (các mối hàn phải thực hiện lại gọi là mối re-weld). Đánh dấu (Cloud-mark) tại những điểm thay đổi và cập nhật vào register index.
31
PHẦN 6: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VẼ PIPE SUPPORT