- Ý kiến phản biện của bản thân (bổ sung lời bình) :
1. Đánh giá kết quả nghiên cứu và áp dụng sáng kiến
1.1. Mặt thành công
Sau khi nghiên cứu, áp dụng sáng kiến, đối chiếu với giả thuyết khoa học đã nêu, chúng tôi thấy : giả thuyết khoa học chúng tôi nêu là đúng, có tính khả thi cao. Đề tài đã nêu lên một cách dạy học khá tích cực cùng với hệ thống những biện pháp rèn luyện năng lực viết văn cho học sinh, đặc biệt là rèn luyện năng lực viết văn qua phản biện văn học. Đúng như giả thuyết, khi học sinh THPT được rèn luyện năng lực viết Văn qua phản biện phản văn học, bài viết của các em đã có tính khoa học, thuyết phục hơn nhiều. Lập luận sắc sảo, chặt chẽ hơn. Từ đó, năng lực viết văn của các em được nâng lên rõ rệt.
Qua hai năm vận dụng thực tế ở trường THPT Trần Hưng Đạo, chúng tôi thu được kết quả rất tốt, cụ thể :
+ Năm học 2012 – 2013, chúng tôi vận dụng để rèn luyện năng lực viết văn cho các em học sinh lớp 12, chọn Văn, kết quả là : 100% học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Văn có giải (năm học 2011 – 2012 : 100% học sinh dự thi đều không có giải) ; 70 % học sinh dự thi Đại học, khối C, môn Văn, đạt điểm Khá, Giỏi ; tăng 50% so với cùng kì năm trước (tỉ lệ này của năm học 2011 – 2012 là : 20%). Đây là kết quả cao nhất từ trước tới nay, của trường THPT Trần Hưng Đạo, góp phần làm nên thành tích chung của nhà trường.
+ Năm học 2013 – 2014, chúng tôi tiếp tục vận dụng rèn luyện năng lực viết văn cho một đối tượng khác là các em học sinh lớp 10, chọn Văn ; để kết quả khách quan, chúng tôi chọn lớp 10A1 (dạy theo cách cũ) để đối chứng ; kết quả sau một năm rèn luyện như sau :
Lớp Sĩ số Kết quả khảo sát đầu năm Kết quả cuối năm
Dưới Tr. b Trung bình Khá – Giỏi Dưới Tr.b Trung bình Khá – Giỏi 10C 43 15/43=35% 25/43=58
%
3/43=7% 1/43=2,3% 16/43=37,3% 26/43=60,4%
10A1 43 0 25/43=58
% 18/43=42% 0 20/43=46,5% 23/43=53,5%+ Nhìn vào bẳng số liệu tổng hợp so sánh trên, chúng tôi thấy : sau một + Nhìn vào bẳng số liệu tổng hợp so sánh trên, chúng tôi thấy : sau một năm áp dụng biện pháp rèn luyện năng lực viết Văn qua phản biện văn học cho các em học sinh lớp 10C thì đa số các em đã tiến bộ rõ rệt ; tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng 53,4%, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm từ 35% xuống còn 2,3% ; trong khi đó, ở lớp 10A1, chúng tôi dạy theo phương pháp cũ, tỉ lệ học sinh khá giỏi vẫn tăng nhưng tăng rất nhẹ, khoảng 11,5%.
+ Điều đặc biệt thành công là : đa số học sinh đều rất hứng thú với cách học và viết Văn này. Nhiều em bộc lộ rất thích thú, thậm chí nhiều em từ chán học Văn đã trở nên yêu thích môn Văn hơn. Nhiều em viết được những bài Văn, đoạn Văn hay, sắc sảo (xem phần phụ lục).
Những kết quả bước đầu từ những lần thực nghiệm và những trải nghiệm trước đó của người nghiên cứu cho thấy, cách dạy học này có thể vận dụng được, có tính khả thi cao. Điều đặc biệt là nó đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy và học : dạy học hướng vào phát triển năng lực người học ; đặc biệt là đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Phản biện rất cần thiết trong quá trình dạy học nói chung, dạy học Văn nói riêng, nhất là trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Nó góp phần quan trọng vào việc đào tạo con người mới: toàn diện, năng động, sáng tạo.
1.2. Mặt tồn tại
Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian ít ỏi, cũng như khả năng có hạn nên đề tài vẫn còn một vài tồn tại, cụ thể là :
- Hệ thống biện pháp phát huy khả năng phản biện của học sinh được đề xuất chưa thực sự phong phú, chưa có những biện pháp thực sự hữu hiệu, những biện pháp “đặc trị” cho từng đối tượng học sinh.
- Rèn luyện năng lực viết Văn qua phản biện văn học là cách dạy học mang lại hứng thú cho đại đa số học sinh nhưng vẫn còn một số ít học sinh – nhất là học sinh kém môn Văn chưa thể bắt nhịp được với cách học này.
- Đề tài cũng chưa chỉ ra được mặt trái của phản biện. Chẳng hạn những phản biện thiếu công tâm, có mục đích không lành mạnh. Phản biện có thể là cơ hội cho học sinh phản đối tiêu cực thày, cô và bạn bè trong lớp, làm ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên và học sinh.