Khổ thơ của Xuân Diệu

Một phần của tài liệu skkn hướng dẫn học sinh thpt cách làm dạng đề so sánh văn học (Trang 28 - 30)

+ Đối tượng hướng đến là tất cả những gì thuộc về sự sống ở trần gian, ngay trong tầm tay với.

+Thái độ khao khát giao cảm mãnh liệt.

+Mục đích: chiếm lĩnh và hưởng thụ trọn vẹn hương sắc của cuộc đời, vẻ đẹp của trần gian

-> Cái tôi tận hưởng

-> Xuân Diệu một tâm hồn nhạy cảm, giàu rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống trần gian. Một cái tôi chân thành mãnh liệt trong cảm xúc, một cái tôi công khai bộc lộ khát vọng cá nhân, bộc lộ mình là nhà thơ lãng mạn.

Đề 4: So sánh hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và trích đoạn Đất

nước (Trích Trường ca mặt đường khát vọng Nguyễn Khoa Điềm).

- Về xuất xứ: Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một chỉnh thể sáng tạo tổng hợp từ hai bài thơ trước đó và nó có dáng dấp như một trường ca thu nhỏ. Trong khi đó, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm là một mảnh nhỏ vỡ ra từ chỉnh thể trường ca lớn

-Về cảm hứng: Nguyễn Đình Thi gửi gắm những suy tư, tâm niệm về sức sống diệu kì của dân tộc Việt Nam anh hùng còn Nguyễn Khoa Điềm nghiêng về cắt nghĩa lí giải các câu hỏi: Đất nước có tự bao giờ? Đất nước là gì? Ai đã làm lên Đất nước ? Mối quan hệ giữa con người và đất nước?...

- Hình tượng: Nguyễn Đình Thi khắc họa bằng hai hệ thống hình ảnh chính của giang sơn tổ quốc là đất và trời thì Nguyễn Khoa Điềm hướng đến đất và nước như hai yếu tố khởi thủy hợp lại. Với Nguyễn Đình Thi, nhân dân là những con người trong một cuộc hành trình trường chinh máu lửa vươn vai như những thiên thần còn với Nguyễn Khoa Điềm là đám đông vô danh bốn nghìn thế hệ, hòa nhập vào nhau để hóa thành đất nước trong hình tượng mang màu sắc huyền thoại. -Về chất liệu: Nguyễn Đình Thi sử dụng chất liệu thi ca từ chi tiết đời sống bằng vốn sống và ấn tượng chủ quan trực tiếp còn Nguyễn Khoa Điềm nhào nặn tài tình vốn văn hóa dân gian trong ca dao, truyền thuyết, cổ tích…

-Về giọng điệu: Nguyễn Đình Thi như đang phát ngôn giữa quảng đại

quần chúng nên bài thơ có giọng tráng ca hào sảng dõng dạc. Với Nguyễn Khoa Điềm, đó là giọng trữ tình của một chàng trai trong lời tâm tình với người yêu, thân mật mà nghiêm trang, cảm xúc đan cài suy tư, triết lí làm nên giọng triết luận tâm tình.

Một phần của tài liệu skkn hướng dẫn học sinh thpt cách làm dạng đề so sánh văn học (Trang 28 - 30)