Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu skkn thi pháp văn học trung đại việt nam với việc đọc- hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường (Trang 28 - 32)

Qua quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài Thi pháp Văn học trung đại

Việt Nam với việc đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT đối với học sinh đại trà, học sinh thuộc đội tuyển HSG lớp 10, 11

và đội tuyển HSGQG, tôi nhận thấy một số kết quả thu được như sau:

- Đối với học sinh đại trà: các em đã nắm vững được những kiến thức cơ bản nhất về đặc trưng của Thi pháp văn học trung đại và biết vận dụng vào việc đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình.

- Đối với đội tuyển HSG các lớp 10, 11: HS không chỉ được rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình mà còn vận dụng được những kiến thức về văn học trung đại để tìm hiểu đặc trưng các sáng tác của một tác giả văn học, đồng thời so sánh sự khác biệt giữa thi pháp văn học của các tác giả Trung đại.

- Đối với Đội tuyển HSGQG, ngoài việc nắm chắc và vận dụng thi pháp văn học trung đại vào việc tìm hiểu các tác phẩm văn học trung đại, các em còn được cung cấp một cái nhìn so sánh thi pháp văn học trung đại với thi pháp văn

học hiện đại ở những tác phẩm đã học để nhận thấy sự kế thừa và phát triển của văn học hiện đại trên cơ sở nền tảng của VHTĐVN. Tư duy so sánh, đối chiếu của HS được nâng lên rõ nét.

Đa số HS đều hiểu bài và vận dụng kiến thức khá nhuần nhuyễn vào bài học trên lớp cũng như những bài viết cụ thể. Tuy nhiên, đề tài đòi hỏi HS phải có một cái nhìn bao quát về các sáng tác trung đại nên việc áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao hơn đối với HSG cũng như đội tuyển HSGQG.

PHẦN KẾT LUẬN

1.1 Kết luận chung

Nghiên cứu thi pháp dưới bất kì cấp độ nào: tác giả, tác phẩm, trào lưu, hay giai đoạn văn học…cũng là một chìa khoá cần thiết để mở ra cái hay cái đẹp của văn học nói chung. Với đề tài Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam với

việc đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT, cá nhân người viết đã nghiên cứu các biểu hiện cụ thể của thi pháp VHTĐVN trên các phương diện: thi pháp thể loại, thi pháp hình tượng nghệ thuật, thi pháp nhân vật, thi pháp ngôn ngữ và soi sáng kiến thức đó vào việc đọc - hiểu một số tác phẩm của các tác giả tiêu biểu trong chương trình.

Đây là đề tài nghiên cứu để phục vụ trong thực tiễn giảng dạy, hướng tới đối tượng là học sinh học Ngữ văn nói chung, HS thuộc đội tuyển HSG cũng như học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn nói riêng nên sẽ góp phần củng cố và nâng cao, không chỉ kiến thức mà còn là kĩ năng khái quát - tổng hợp, kĩ năng giải mã tác phẩm văn học trong mối quan hệ với thi pháp học. Từ đó, HS không chỉ được rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học mà còn được trang bị những kiến thức lí luận, kiến thức văn học sử một cách chắc chắn và sâu sắc.

1.2. Để phục vụ thiết thực cho quá trình dạy - học đề tài này, tôi xin đưa ra một vài đề xuất và kiến nghị như sau:

- Thư viện nhà trường nên cung cấp thêm các tài liệu tham khảo về các tác giả văn học trung đại trong chương trình, các tài liệu tham khảo về bộ môn thi pháp học để vấn đề này trở nên gần gũi hơn với các em.

- VHTĐ như đã nói đạt được nhiều thành tựu đáng kể, vấn đề nghiên cứu và hướng nghiên cứu còn khá rộng mở: chẳng hạn thi pháp của các tác giả, thi pháp các thể loại cụ thể của văn học trung đại…Rất hi vọng đề tài này của người viết sẽ góp phần gợi mở một số hướng nghiên cứu khác cho các đồng nghiệp về văn học trung đại nói riêng cũng như các chặng được văn học khác (văn học dân gian, văn học hiện đại).

- Thời gian nghiên cứu chưa nhiều cũng như khả năng còn có những hạn chế nhất định nên người viết rất mong nhận được các đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện và đạt chất lượng cao hơn.

THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2000), Từ điển thuật

ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

3. Nguyễn Lộc (1993), Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX, NXB Giáo dục.

4. Phương Lựu (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

5. Nguyễn Đăng Na chủ biên (2010), Văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.

6. Nhiều tác giả (2007), Nguyễn Trãi – tác phẩm và lời bình, NXB Giáo dục. 7. Nhiều tác giả (2003), Truyện Kiều – tác phẩm và lời bình, NXB Giáo dục. 8. Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục Việt Nam.

9. Một số chuyên luận khác của các tác giả: Nguyễn Đăng Na, Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang, Trần Quang Minh, Nguyễn Phong Nam…

Một phần của tài liệu skkn thi pháp văn học trung đại việt nam với việc đọc- hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường (Trang 28 - 32)