6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
Để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đối với tập hợp dữ liệu, ta sử dụng hệ số R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Căn cứ vào kết quả hồi quy hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.398 cho thấy 39.8% biến thiên của việc áp dụng
chính sách kế toán được giải thích bởi các biến trong mô hình. Với giá trị này thì độ phù hợp của mô hình là chấp nhận được.
Giá trị Sig. trong F-Test bằng 0.000 < 0.05 cho thấy các biến đưa vào
đều có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa là 5%.Như vậy các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ đối với biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập hợp dữ liệu thu thập được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Đồng thời ta cũng xem xét ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình thong qua kiểm định T với giả thuyết H0 là hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0.Giả thuyết H0 đồng nghĩa với giả thuyết các biến độc lập và phụ thuộc không có quan hệ tuyến tính. Kết quả hồi quy cho thấy, nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 4 không có ý nghĩa thống kê đến việc áp dụng chính sách kế toán trong các doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng.
3.2.6. Kết quả phân tích hồi quy đa biến và đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố
Bảng 3.14: Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu
STT
Nhóm các nhân tố Kiểm định t về trung bình bằng nhau
t Dt Sig. 1 Nhóm 1 1.048 108.018 0.297 2 Nhóm 2 -2.204 115 0.030* 3 Nhóm 3 0.530 99.041 0.597 4 Nhóm 4 -1.725 96.741 0.087 5 Nhóm 5 -1.658 109.242 0.100 6 Nhóm 6 -1.123 107.193 0.264
Dựa vào bảng trên, chỉ duy nhất nhân tố mức vay nợ có sự khác biệt, các nhân tố còn lại không có sự khác biệt giữa quan điểm của kế toán viên và kiểm toán viên về ảnh hưởng của chúng đối với việc lựa chọn CSKT. Điều đó cho thấy có tính thống nhất cao trong quan điểm của các đối tượng khảo sát cũng như khẳng định rõ hơn kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mỗi nhân tốđến việc lựa chọn CSKT.
Kết quả từ bảng trên cho thấy 6 nhóm nhân tố được trích từ phân tích nhân tố khám phá có khả năng giải thích được 39.8% độ biến thiên của lợi ích thu được từ việc áp dụng và lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Cụ thể:
·H1: Chi phí thuế có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi ích việc lựa chọn CSTK tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Giả thuyết 1 không được chấp thuận do hệ số tương quan riêng phần giữa nhóm 4 và lợi ích thu được từ việc áp dụng và lựa chon chính sách kế
toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% (giá trị Sig. = 0.297 > 0.05). Tuy nhiên, thức tế cho thấy, hiện đang có sự khác biệt giữa chính sách thuế và chính sách kế toán tại Việt Nam. Sự khác biệt quá lớn giữa chính sách thuế và hệ
thống kế toán có thể làm gia tăng tính phức tạp của thông tin kế toán đối với người sử dụng, phát sinh thêm chi phí đối với các doanh nghiệp trong quá trình xử lý, thông tin kế toán phục vụ cho mục đích tính thuế. Các cơ quan quản lý thuế nhà nước cũng quan ngại về những khó khăn sẽ nảy sinh trong quá trình quản lý và kiểm soát nghĩa vụ thuế của các đơn vị. Vấn đề hài hòa các quy định của chính sách thuế và hệ thống kế toán một cách hợp lý lại
một số nước Châu Âu đã có những ủy ban độc lập nghiên cứu và đưa ra ý kiến tư vấn khi các chuẩn mực kế toán, chính sách thuế TNDN được ban hành, nhằm hài hòa một cách hợp lý các chính sách này. Ở một số nước khác, Chính phủ yêu cầu các tổ chức nghề nghiệp ban hành chuẩn mực kế
toán và cơ quan thuế định kì tổ chức các cuộc họp, hội thảo nhằm xác định và xử lý các vấn đề còn xung đột giữa chuẩn mực kế toán và chính sách thuế. Những động thái gần đây cho thấy, xu hướng hài hòa một cách hợp lý chính sách thuế và hệ thống kế toán là hiện hữu và sẽ tiếp tục được đặt ra trong thời gian tới trên phạm vi toàn cầu.
·H2: Mức vay nợ có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi ích việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Giả thuyết 2 không được chấp thuận do hệ số tương quan riêng phần giữa nhóm 2 và lợi ích thu được từ việc áp dụng và lựa chon chính sách kế
toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% (giá trị Sig. = 0.463 > 0.05).
·H3: Khả năng vi phạm các Hợp đồng vay và Chính sách thưởng dành cho nhà quản trị có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi ích của việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Giả thuyết 3 không được chấp thuận do hệ số tương quan riêng phần giữa nhóm 3 và lợi ích thu được từ việc áp dụng và lựa chon chính sách kế
toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% (giá trị Sig. = 0.525 > 0.05).
·H4: Tình trạng niêm yết có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi ích của việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Giả thuyết 4 được chấp thuận do hệ số tương quan riêng phần giữa nhóm 4 và lợi ích thu được từ việc áp dụng và lựa chon chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% (giá trị Sig. = 0.048 < 0.05).
·H5: Mức độ sử dụng hợp đồng liên quan các chỉ tiêu kế toán có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi ích việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Giả thuyết 5 được chấp thuận do hệ số tương quan riêng phần giữa nhóm 5 và lợi ích thu được từ việc áp dụng và lựa chon chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% (giá trị Sig. = 0.011 < 0.05).
·H6: Trình độ của kế toán viên có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi ích việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng
Giả thuyết 2 không được chấp thuận do hệ số tương quan riêng phần giữa nhóm 2 và lợi ích thu được từ việc áp dụng và lựa chon chính sách kế
toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% (giá trị Sig. = 0.463 > 0.05).
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, theo quan điểm của các
đối tượng khảo sát, chỉ có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT tại các DN Việt Nam, và có sự thống nhất khá cao trong quan điểm của kế toán viên và kiểm toán viên khi đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc lựa chọn CSKT, đó là: Chi phí thuế, mức vay nợ, tình trạng niêm yết, trình độ
kế toán viên.
CHƯƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ
Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế
toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” được thực hiện với 3 mục tiêu nghiên cứu chính, bao gồm: (1) Nghiên cứu thực trạng áp dụng chính sách kế toán tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, (2) Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên
địa bàn TP. Đà Nẵng, và (3) Đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả trong việc lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên
địa bàn TP. Đà Nẵng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 8 nhân tốđược sử dụng (1) chi phí thuế, (2) Mức vay nợ, (3) Khả năng vi phạm các hợp đồng vay, (4) Chính sách thưởng dành cho nhà quản trị, (5) tình trạng niêm yết, (6) mức độ sử dụng hợp đồng liên quan các chỉ tiêu kế toán, (7) quy mô của doanh nghiệp, và (8) Trình độ kế toán viên. Phân tích định lượng cho thấy có 6 nhóm được trích, trong đó nhân tố khả năng vi phạm các hợp đồng vay và chính sách thưởng dành cho nhà quản trị được nhóm chung vào một nhóm và nhân tố quy mô của doanh nghiệp bị loại do không đạt tiêu chuẩn của phân tích độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ có nhóm chi phí thuế, mức vay nợ, tình trạng niêm yết, trình độ kế toán viên có ý nghĩa thống kê đến lợi ích việc của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Theo chuẩn mực kế
điểm của doanh nghiệp thì kế toán phải lựa chọn các phương pháp kế toán dựa vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác, như: yêu cầu quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp, chính sách thuế của Nhà nước, thông tin cung cấp ra bên ngoài và chính khả năng của các kế toán viên.
Với mỗi phương pháp kế toán khác nhau được áp dụng thì thông tin cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin cũng khác nhau. Vì vậy, để
thông tin cung cấp ra bên ngoài phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp, kế toán cần phải xác định phương pháp nào phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Từ đó, một số khuyến nghị sau được đưa ra:
Một là, trong những nhóm giải pháp mang tính kỹ thuật đối với hoạt
động kế toán là theo kịp chuẩn kế toán quốc tế. Cụ thể hóa hành động này, các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cần tuân thủ và
đảm bảo chế độ kế toán rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế để số liệu của các doanh nghiệp được cơ quan điều tra chấp nhận sử dụng khi cần, đồng thời cần lưu giữ tất cả các số liệu, sổ sách chứng từ cần thiết nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra. Các doanh nghiệp cần ý thức xây dựng được khâu báo cáo chi tiết trong kế toán, tạo cơ sở là những bằng chứng chứng minh cho sự hoạt động của doanh nghiệp.
Hai là, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải nhìn nhận lại ngay từ khâu lập kế
hoạch kinh doanh cũng như xây dựng chiến lược đề phòng rủi ro từ trước. Các báo cáo doanh thu, chi phí và số lượng sản phẩm tiêu thụ là điều kiện cơ
bản để đánh giá hiệu quả phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là việc thu nhập, xử lý, đánh giá và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán - công việc của kế toán quản trị.
Ba là, định hướng hoạt động phát triển kế toán quản trị. Kiểm toán hoạt
động vẫn chưa được chú trọng và triển khai rộng rãi, nhưng với những gì đã và đang xảy ra cho thấy, ở đất nước ta là tình trạng lãng phí hay thất thoát công quỹ, các nguồn lực công sử dụng cho tất cả các hoạt động của nền kinh tế còn rất phổ biến, thì theo xu thế chung tất yếu chúng ta phải thực hiện kiểm toán hoạt động để ngăn chặn, hạn chế bớt tình trạng đó. Vì vậy, kiểm toán hoạt động có rất nhiều tiềm năng trong hoạt động của kiểm toán nhà nước. kiểm toán nhà nước cần sớm nghiên cứu, triển khai và áp dụng loại kiểm toán này để nó thật sự trở thành công cụ đắc lực góp phần vào việc sử dụng các nguồn lực công một cách hiệu quả, tiết kiệm, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đối với kiểm toán nhà nước, vấn đề liên quan đến kiểm toán hoạt động
được chính thức đề cập và biết đến ở mức độ rất hạn chế tại Nghị định số
93/2003/NĐ-CP ngày 13/08/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của kiểm toán nhà nước (thay thế Nghị định số 70-CP ngày 11/07/1994 về việc thành lập kiểm toán nhà nước). Cụ thể, tại
Điều 1 của Nghị định về vị trí chức năng của kiểm toán nhà nước có nêu: “Kiểm toán nhà nước … kiểm toán tính kinh tế trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản công…”. Mặc dù chưa đề cập một cách đầy đủ
về kiểm toán hoạt động, nhưng đây là cơ sở đầu tiên cho kiểm toán nhà nước hình thành chức năng và triển khai kiểm toán hoạt động sau này.
Luật Kiểm toán nhà nước ra đời năm 2005 và có hiệu lực từ năm 2006 đã
đánh một dấu mốc quan trọng về căn cứ pháp lý cho việc phát triển KTHĐ của KTNN. Điều 36 đã quy định về các loại hình kiểm toán, trong đó có KTHĐ;
Tiếp đó, ngày 19/4/2010 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị
quyết về Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, trong đó có đề cập đến việc phát triển KTHĐ, như: “… Kết hợp nhuần nhuyễn kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động… tiến tới đẩy mạnh kiểm toán hoạt động để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý ngân sách, tiền và tào sản nhà nước…”
Và đặc biệt, trong Kế hoạch chiến lược phát triển KTNN giai đoạn 2013- 2017 đặt ra mục đích chiến lược “tăng cường giá trị và lợi ích trong việc đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản công” là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng trong nhằm thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến 2020. Mục đích chiến lược này cũng có nghĩa là đẩy mạnh phát triển KTHĐ của KTNN.
Từ những căn cứ pháp lý trên, kể từ khi Luật Kiểm toán nhà nước có hiệu lực đến nay; đặc biệt là trong những năm gần đây, vấn đề KTHĐ được KTNN rất quan tâm từ khâu lập kế hoạch cho đến thực hiện để triển khai chức năng KTHĐ theo Luật Kiểm toán nhà nước. Việc triển khai KTHĐ chủ
yếu được thực hiện lồng ghép trong hầu hết các cuộc kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách tiền và tài sản của các đơn vị, báo cáo tài chính doanh nghiệp… Ngoài ra, KTNN đã thực hiện nhiều cuộc kiểm toán chuyên đề gắn với việc thực thi các chính sách của Nhà nước, trong đó có chú trọng đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của chính sách, quản lý sử dụng tiền, ngân sách và tài sản nhà nước…
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện chức năng KTHĐ trong KTNN đến nay đang còn nhiều hạn chế, chưa thực hiện các cuộc KTHĐ một cách độc lập như một chức năng vốn có quy định trong Luật Kiểm toán nhà nước; hiện nay
KTNN chưa có chiến lược, những chính sách cụ thể cũng như hệ thống các công cụ (quy trình, hướng dẫn, cẩm nang…), đội ngũ kiểm toán viên chuyên sâu và kinh nghiệm và bộ máy tổ chức để thực hiện KTHĐ một cách rộng rãi và thường xuyên.
Trong thời gian qua, KTNN đã triển khai nhiều hoạt động nhằm hình thành các điều kiện cần thiết để triển khai KTHĐ vào thực tiễn kiểm toán như: đào tạo nguồn nhân lực, trong việc lập kế hoạch thực hiện kiểm toán hàng năm đã lồng ghép nội dung KTHĐ, tăng số cuộc kiểm toán chuyên đề
có tính chất KTHĐ…
Hiện nay, chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn chưa hòa hợp hoàn toàn với chuẩn mực kế toán quốc tế. Sự khác biệt chủ yếu giữa VAS và IAS/IFRS là khác biệt về cơ sởđo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý và vấn đề khai báo thông tin. Sự chưa hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS có những nguyên