MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu, chi nhánh đà nắng (Trang 93)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Chính phủ

Trong hoạch định các chính sách, Chính phủ cần tránh việc thắt chặt hay nới lỏng quá mức hay thay đổi định hướng đột ngột, những điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh cũng như sự phát triển bền vũng của các NHTM. Do đó, những thay đổi trong các chính sách kinh tế hay xã hội của Nhà nước cần được công bố công khai rõ ràng những nội dung dự kiến thay đổi và có một khoản thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực lien quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt hại do sự thay đổi đột ngột trong các chính sách của Nhà nước.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của các NHTM.

Quy định về cơ sở pháp lý, xử lý tài sản bảo đảm là một trong những điều hết sức cần thiết hiện nay đối với các NH nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt

động cho vay. Tuy nhiên, Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý tài sản đảm bảo, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ để các ngân hàng nhanh chóng thu hồi nợ.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tại trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin đầy đủ, cập nhật về doanh nghiệp vay vốn.

Tăng cường vai trò quản lý của NHNN đối với hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM, tăng cường hiệu quả thanh tra, kiểm soát nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng mang tính hệ thống trong các ngân hàng thương mại.

Hiện nay, mỗi NHTM xây dựng riêng cho mình một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng riêng nên để khai thác thông tin có hiệu quả, đánh giá khách hàng chính xác, NHNN cần xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng KH thống nhất trong toàn ngành. Khi đó, việc tham khảo tin của các ngân hàng sẽthuận lợi hơn.

3.3.3. Đối với ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam

Ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn và những thay đổi của chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính phủ ban hành liên quan đến thị trường tài chính – ngân hàng.

ACB Việt Nam cần phải nghiên cứu quy trình tín dụng để có những chính sách kịp thời và ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể về quy trình tác nghiệp giữa các bộ phận liên quan.

Thường xuyên rà soát những sơ hở trong quy trình cho vay, bao gồm cả quy trình ban hành và việc tuân thủ cả quy trình ở tất cả các cấp ngân hàng.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian qua, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và là cơ sở áp dụng phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Cần thiết lập một bộ phận chuyên nghiên cứu với các chuyên gia giàu kinh nghiệm đưa ra thêm các chính sách hợp lý để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược kiểm soát RRTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Công tác Kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các NHTM Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng hiện nay. Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh sẽ tùy thuộc đáng kể vào năng lực và chất lượng kiểm soát rủi ro tín dụng.

Dựa trên cơ sở thực trạng hoạt động tín dụng và công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian qua, chương 3 luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chât lượng công tác kiểm soát RRTD của ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh trong giai đoạn kinh tế đang dần phục hồi như hiện nay.

KẾT LUẬN

Với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Á Châu Việt Nam nói chung và chi nhánh Đà Nẵng nói riêng đã có những dấu hiệu giảm sút rõ rệt, tuy nhiên hiện nay đã và đang có dấu hiệu phục hồi dần. Do đó tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc nâng cao công tác kiểm soát RRTD trong cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nói riêng là nhiệm vụ hàng đầu của ACB Đà Nẵng trong giai đoạn sắp tới.

Với mục tiêu hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Đà Nẵng, sau một quá trình nỗ lực học tập và nghiên cứu luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau:

- Hệ thống hóa cở sở lý luận về cho vay DN, rủi ro trong cho vay doanh nghiệp, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp.

- Phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh, trên cơ sở đó đánh những mặt đạt được và còn hạn chế của hoạt động này.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu – chi nhánh Đà Nẵng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] TS. Võ Thị Thúy Anh (chủ biên) – ThS. Lê Phương Dung (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Đà Nẵng.

[2] PGS.TS Lâm Chí Dũng (2012), Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại, Cao học, Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng.

[3] TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

[4] Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12;

[5] Lê Viết Mười (2013), Kiểm soát RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ QTKD, ĐH Đà Nẵng.

[6] Nguyễn Bá Phương (2013), Kiểm soát và tài trợ RRTD trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng – CN Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ QTKD, ĐH Đà Nẵng.

[7] Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động NH của các TCTD ngày 22/04/2005;

[8] Đào Thị Thanh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soátrủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Bắc Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ QTKD, ĐH Đà Nẵng.

[9] Thái Anh Tuấn (2013), Quản trị RRTD đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ QTKD, ĐH Đà Nẵng.

[10] Hoàng Trọng Anh Tuấn (2013), Quản trị rủi ro tín dụng đối với KHCN tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ QTKD, ĐH Đà Nẵng.

[11] Lê Hồng Tuấn (2013), Quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – CN Khánh Hòa, Luận văn Thạc sĩ QTKD, ĐH Đà Nẵng. Website [12] http://en.wikipedia.org; [13] http://www.mof.gov.vn. [14] http://www.sbv.gov.vn; [15] http://www.acb.com.vn;

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP á châu, chi nhánh đà nắng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)