Để phân tích độ tin cậy của các thang đo, đề tài sử dụng hệ số Cronbach’s alpha. Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Điều này liên quan đến hai khía cạnh là tương quan giữa bản thân các biến và tương quan giữa từng biến với tổng thể. Chỉ những biến có hệ số tương quan tổng
biến phù hợp lớn hơn 0.3 và có hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp đưa vào những bước phân tích tiếp theo.
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ sốđộ tin cậy Cronbach’ s alpha Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Nhân tố hữu hình (HH): Hệ số Cronbach’ s alpha = 0.907
HH1 7.933 1.942 864 .823 HH2 7.640 2.474 .795 .892 HH3 7.907 2.018 .806 .877
Nhân tố tin cậy (TC): Hệ số Cronbach’ s alpha = 0.785
TC1 7.073 2.323 .589 .745 TC2 7.707 1.927 .652 .677 TC3 7.393 2.093 .634 .696
Nhân tốđáp ứng (DU): Hệ số Cronbach’ s alpha = 0.863
DU1 22.347 14.913 .578 .851 DU2 22.633 13.281 .663 .842 DU3 21.84 13.974 .728 .831 DU4 22.247 15.167 .546 .856 DU5 21.613 14.346 .742 .830 DU6 21.693 14.348 .750 .830 DU7 22.667 15.647 .466 .866
Nhân tốđồng cảm (DC): Hệ số Cronbach’ s alpha = 0.903
DC1 11.953 3.817 .557 .981 DC2 11.853 3.790 .901 .837 DC3 11.873 3.749 .896 .837 DC4 11.820 3.840 .885 .843
Nhân tốđảm bảo (DB): Hệ số Cronbach’ s alpha= 0.81
DB1 11.173 3.809 .693 .731 DB2 11.233 3.589 .818 .672 DB3 11.280 3.586 .813 .674 DB4 12.073 4.471 .299 .928
Nhân tố: Giá cả (GC): Hệ số Cronbach’ s alpha = .984
GC1 6.24 3.163 .976 .968 GC2 6.28 3.357 .983 .984 GC3 6.20 3.154 .966 .975
Thành phần sự hài lòng (HL): Hệ số Cronbach’ s alpha = .913
HL1 7.313 2.042 .850 .853 HL2 7.067 1.942 .839 .863 HL3 7.273 2.119 .786 .905
Kết quả phân tích Cronbach’s alpha của đề tài được thể hiện cụ thể như sau:
- Qua bảng trên ta thấy hệ số Cronbach’s alpha là khá lớn 0.907 cho 3 biến quan sát từ HH1 đến HH3. Các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy. các biến đo lường trong nhân tố này đều đạt yêu cầu.
- Đối với nhân tố tin cậy: với hệ số Cronbach’s alpha là 0.785 cho 3 biến quan sát từ TC1 đến TC3. Các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương
quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy. các biến đo lường trong nhân tố này đều đạt yêu cầu.
- Với hệ số Cronbach’s alpha là 0.863 cho 7 biến quan sát từ DU1 đến DU7. Các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy. các biến đo lường trong nhân tố này đều đạt yêu cầu.
- Với hệ số Cronbach’s alpha là khá lớn 0.903 cho 4 biến quan sát từ DC1 đến DC4. Các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy, các biến đo lường trong nhân tố này đều đạt yêu cầu.
- Với hệ số Cronbach’s alpha là 0.81 cho 4 biến quan sát từ DB1 đến DB4. Trong các biến quan sát của nhân tố có biến DB4 có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3. Vì vậy, trong nhân tố này loại biến DB4.
- Đối với nhân tố giá cả: với hệ số Cronbach’s alpha lớn là 0.984 cho 3 biến quan sát từ GC1 đến GC3. Các biến quan sát trong nhân tố này có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3. Vì vậy. các biến đo lường trong nhân tố này đều đạt yêu cầu.
- Đối với thành phần sự hài lòng: Với hệ số Cronbach’s alpha là 0.913 cho 3 biến quan sát HL1 đến HL3, và hệ số tương quan với biến tổng của tất cả các quan sát đều lớn hơn 0.3. Vì vậy thang đo này sử dụng được.
Sau khi phân tích Cronbach Alpha ta loại đi biến DB4, còn lại 26 biến quan sát trong đó có 23 biến quan sát của các biến độc lập.