Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống:

Một phần của tài liệu Thực hành lực chon trật tự các bộ phận trong câu (Trang 27 - 34)

1. Đọc đoạn trích sau, chú ý các từ in đậm và trả lời câu hỏi.

Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã.

Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa.

a)Phần in đậm nằm ở vị trí nào trong câu?

b)Nó có cấu tạo như thế nào (là danh từ, động từ, là cụm động từ, cụm tính từ…)?

c)Chuyển phần in đậm về vị trí sau chủ ngữ và

a)Phần in đậm nằm ở vị trí nào trong câu? Phần in đậm đứng ở vị trí đầu câu.

b)Nó có cấu tạo như thế nào (là danh từ, động từ, là cụm động từ, cụm tính từ…)?

c)Chuyển phần in đậm về vị trí sau chủ ngữ và

nhận xét sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo, nội dung của các câu trước và sau khi chuyển.

Chuyển về sau chủ ngữ: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười…

Nhận xét: sau khi chuyển, câu có 2 vị ngữ, 2 vị ngữ đó cùng cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của 1 chủ thể là “Bà già kia”.

Nhưng theo kiểu câu có 1 cụm động từ ở trước chủ ngữ thì câu tiếp theo sẽ rõ ràng hơn so với câu trước đó.

2. Ở vị trí để trống trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã lựa chọn câu nào trong số các kiểu câu nêu ở dưới? Hãy giải thích sự lựa chọn đó.

–Em thắp đèn lên chị Liên nhé? […]

–Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra đây ngồi với chị kẻo ở trong ấy muỗi.

A.Khi nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời: B.Liên nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời: C.Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

Giải thích:

Nghe tiếng An là một cụm động từ đặt ở đầu câu, có đặc điểm:

•Biểu hiện hoạt động của chủ thể mà chủ ngữ đề cập đến.

•Biểu hiện hoạt động xảy ra đồng thời hay xảy ra trước hoạt động mà vị ngữ của câu đề cập đến.

•Có tác dụng liên kết với câu đi trước dễ dàng hơn. •Thể hiện những điều đã biết từ những câu đi trước, hoặc điều dễ dàng suy ra từ những câu trước đó. Đó là

những thông tin đã biết, nên giá trị thông tin thấp, thứ yếu. Vì thế, việc cấu tạo những câu có trạng ngữ đứng ở đầu câu có tác dụng phân bố thông tin: đưa phần thông tin đã biết, hoặc đưa phần thứ yếu lên đầu câu, tập trung trọng tâm

3. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường, viên quan coi ngục quay lại hỏi thầy thơ lai giúp việc trong đề lao:

Này, thầy bát, cứ công văn này, thì chúng ta sắp

nhận được sáu tên tù án chém.

a)Xác định trạng ngữ chỉ tình huống.

b)Nêu tác dụng của việc đặt câu có trạng ngữ chỉ tình huống về mặt phân biệt thông tin thứ yếu trong câu (thể hiện ở trạng ngữ) và thông tin quan trọng

a)Trạng ngữ chỉ tình huống: Nhận được phiến trát của Sơn Hưng Tuyên đốc bộ đường.

b)Đây là câu đầu văn bản nên tác dụng của

trạng ngữ này không phải là liên kết với văn bản, cũng không phải thể hiện thông tin đã biết mà là phân biệt tin thứ yếu với tin quang trọng.

Một phần của tài liệu Thực hành lực chon trật tự các bộ phận trong câu (Trang 27 - 34)