Tình hình Phát triển cơ sở hạ tầng cho rừng trồng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 51 - 91)

rừng trồng

2.2.4. Tình hình Phát triển cơ sở hạ tầng cho rừng trồng

(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Đại Lộc) (so sánh năm 2017 với 2012)

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay khi Chính phủ Việt Nam đã quyết định đóng cửa rừng trước tình trạng diện tích rừng tự nhiên giảm nhanh do nạn phá rừng khai thác gỗ và lấy đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến gỗ cũng sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ yếu từ nguồn gỗ trồng có nguồn gốc nên nhu cầu gỗ trồng tăng nhanh.

đánh giá cơ cấu diện tích rừng trồng. Bảng về cơ cấu theo diện tích rừng trồng huyện Đại Lộc đã cho thấy xu thế thay đổi cơ cấu này ở đây. Trong tổng diện tích rừng trồng của huyện Đại Lộc hiện nay, đa số diện tích dành đẻ sản xuất rừng trồng tập trung thay vì phân tán. Tỷ trọng diện tích Diện tích rừng trồng tập trung năm 2012 là 80% và năm 2017 là 95.4%, tăng 15.4%. Trong khi tỷ trọng diện tích Diện tích rừng trồng phân tán giảm từ 20% xuống còn 2.8% trong thời gian này, hay giảm 15.4%.

Bảng 2.8: Cơ cấu diện tích rừng trồng huyện Đại Lộc

(ĐVT:%) 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TĐ Tổng diện tích rừng trồng 100 100 100 100 100 100 Tỷ trọng Diện tích rừng trồng tập trung 80.0 80.6 85.5 83.5 97.2 95.4 15.4 Tỷ trọng Diện tích trồng cây phân tán 20.0 19.4 14.5 16.5 2.8 4.6 -15.4

(Nguồn : Niên giám thống kê huyện Đại Lộc) (so sánh năm 2017 với 2012)

Sự thay đổi này cho thấy phần lớn diện tích đã rừng trồng đã được phân bổ sản xuất rừng trồng tập trung. Điều này cũng hợp lý khi phân bổ như vậy sẽ thuần lọi cho tổ chức quản lý, sản xuất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên việc giao đất để phát triển rừng trồng hiện kh

Giao đất phát triển rừng trồng cho các tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình sử dụng lâu dài là bước chuyển căn bản trong quản lý, bảo vệ rừng, giúp rừng thực sự có chủ. Chủ trương và chính sách này đã tác động tích cực đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đối với diện tích đất sản xuất được cấp

quyền sử dụng đất, người dân mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh tế gia đình, góp phần nâng cao độ che phủ rừng, giải quyết an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, tình trạng đất có thể trồng rừng vẫn còn chưa lãng phí và kém hiệu quả. Hiện Các ban quản lý rừng sở hữu diện tích rừng rất lớn, cộng với hàng nghìn héc ta đất rừng do UBND các xã quản lý kém hiệu quả nhưng chưa bàn giao cho dân sản xuất.

Bảng 2.9: Cơ cấu vốn đầu tư cho rừng trồng huyện Đại Lộc

(ĐVT:%) 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TĐ Tổn n uồn đầu tƣ 100 100 100 100 100 100 Tỷ trọng theo loại rừng Rừng trồng tập trung 83.48 83.96 88.15 86.45 97.78 96.3 12.81 Rừng trồng phân tán 16.52 16.04 11.85 13.55 2.218 3.705 -12.81

Tỷ trọng theo nguồn đầu tư

Nhà nước 51.76 50.38 48.48 45.82 54.76 57.78 6.018 Người sản xuất 48.24 49.62 51.52 54.18 45.24 42.22 -6.018

(Nguồn : Phòng NN và PTNT huyện Đại Lộc) (so sánh năm 2017 với 2012)

Cơ cấu đầu tư sẽ cho biết nguồn huy động và tỷ lệ phân bổ đầu tư cho sản xuất rừng trồng. Nếu xét theo nguồn đầu tư như trên bảng 2.9 có thể thấy nguồn từ nhà nước cao hơn không nhiều so với nguồn của các nhà sản xuất rừng trồng. Năm 2012 tỷ trọng nguồn nhà nước là gần 52 % và của các nhà sản xuất là hơn 42%. Năm 2017 tỷ trọng của các nguồn này lần lượt là 57.78% và 42.22 % Nguồn từ nhà nước đã tăng hơn 6%. Điều này cũng cho thấy tiềm năng nguồn đầu tư từ khu vực các nhà sản xuất mà chủ yếu là tư nhân vẫn còn rất lớn. Nếu có chính sách tốt để huy động nguồn đầu tư này cho phát triển

rừng trồng sẽ khơi thông nguồn lực còn rất lớn trong nền kinh tế.

Về cơ cấu phân bổ vốn đầu tư, số liệu trên bảng 9 cũng cho thấy đầu tư chủ yếu tập trung phát triển rừng trồng tập trung. Năm 2012, tỷ lệ vốn đầu tư dành cho trồng rừng tập turng là 83.48% và dành cho rừng phân tán là 16.52%. Năm 2017, tỷ lệ này lần lượt là 96.3% và 3.7%. Tỷ lệ phân bổ cho rừng trồng tập trung đã tăng gần 13%. Đây cũng là xu hướng đúng và tập trung dành phát triển vùng sản xuất tập trung.

Bảng 2.10: Cơ cấu lao động trong sản xuất rừng trồng huyện Đại Lộc

(ĐVT:%) 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TĐ Tổn l o độn 100 100 100 100 100 100 Tỷ trọng LĐ làm việc ở sản xuất Rừng trồng tập trung 84.7 85.2 86.4 87.7 88.2 89.1 4 Tỷ trọng LĐ làm việc ở sản xuất Rừng trồng phân tán 15.3 14.8 13.6 12.3 11.8 10.9 -4

(Nguồn : Phòng NN và PTNT huyện Đại Lộc) (so sánh năm 2017 với 2012)

Nguồn lực lao động được phân bổ cho sản xuất rừng trồng thể hiện trên bảng 10. Theo đó tỷ tròng phân bổ lao động về cơ bản cũng giống như nguồn đất và vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất chính ở đây. Năm 2012, tỷ lệ lao động dành cho trồng rừng tập turng là 84.7% và dành cho rừng phân tán là 15.3%. Năm 2017, tỷ lệ này lần lượt là 89.1% và 10.9%. Tỷ lệ phân bổ cho rừng trồng tập trung đã tăng gần 4%.

Như vậy, Cơ cấu rừng trồng của huyện Đại Lộc cũng đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đó là tập trung phân bổ vào sản xuất rừng tập trung, phát huy tốt tiểm năng phát triển sản xuất rừng trồng và khai thác hiệu

quả nguồn lực của địa phương. Tuy nhiên Cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu vẫn chưa thể phát huy hết các tiềm năng của địa phương nhất là nguồn vốn tư nhân và lao động.

2 2 3 Tìn ìn Tổ ứ sản xuất và t êu t ụ sản p ẩm tron p át tr ển rừn trồn

Sản xuất nông nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng trên dịa bàn củ yếu vẫn là sản xuất theo quy mô hộ gia đình, trang trại , HTX và doanh nghiệp chưa nhiều.

Bảng 2.11: Quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất rừng trồng

(ĐVT: cơ sở) 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TĐ Số đơn vị sản xuất tham gia trồng rừng (hộ hay hộ) 1187 1229 1273 1358 1407 1455 268 Trong đó: Số Hộ trồng rừng 1162 1189 1233 1318 1355 1397 235 Số Trang Trại 5 6 6 8 8 7 2 Số HTX 3 3 4 4 6 6 3 Số Doanh nghiệp 17 31 29 29 38 45 28

(Nguồn : Phòng NN và PTNT huyện Đại Lộc) (so sánh năm 2017 với 2012)

Về số lượng, hộ gia đình tham gia sản xuất trừng trồng khá cao và tăng đáng kể những năm qua. Năm 2012, số hộ gia đình là 1162 hộ và năm 2017 là 1397 hộ, tăng 235 hộ. Số lượng trang trại nhìn chung có tăng nhưng rất biến động và không đều. Số lượng tăng được 2 trang trại từ 5 năm 2012 lên 7 trang trại năm 2017. Tương tự số lượng HTX và doanh nghiệp cũng còn ít và tăng chậm trong thời gian này.

Nếu xét về cơ cấu theo số lượng thì hiện 2017, số hộ sản xuất rừng trồng chiếm 97.9% và giảm gần 1.9%, tỷ trọng của trang trại là 0.5%, của

HTX là 0.4 % và của doanh nghiệp là 3.1%. Từ đây có thể thấy, hình thức tổ chức sản xuất về số lượng chủ yếu là hộ gia đình, các hình thức khác chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 2.12: Số lượng cơ sở sản xuất rừng trồng theo nhóm

Hộ Trang trại Doanh nghiệp

Số lao động (lao động) 1 - 3 5 – 25 15-50

Số vốn sản xuất (triệu) 25 - 120 150 - 600 500 - 1000

Diện tích đất (ha) 1 - 15 10 - 25 25-50

(Nguồn : Phòng NN và PTNT huyện Đại Lộc)

Theo số liệu của Phòng NN và PTNT huyện Đại Lộc, qua khảo sát trong Điều tra nông nghiệp nông thôn và nông dân 2016, quy mô sản xuất rừng trồng nhìn chung là không lớn. Hộ trồng rừng chỉ có quy mô lao động từ 1-3 người mà chủ yếu là gia đình, trừ khi thu hoạch gỗ thì thuê nhiều hơn. Vốn sản xuất nhiều nhất chỉ có 250 triệu đồng, phân lớn phải vay ngân hành và diện tích đất cũng rất phân tán, chủ yếu trên 1 ha. Nhưng đây lại là lực lượng chính thực hiện sản xuất rừng trồng. Quy mô trang trại tuy lớn hơn hộ sản xuất nhưng cũng nhó về quy mô. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn chút. Các HTX chủ yếu hoạt động cung ứng dịch vụ.

Nhìn chung quy mô sản xuất trồng rừng khá nhỏ đặc biệt là lực lượng sản xuất chính – hộ gia đình.

Trong sản xuất rừng trồng hiện nay ở Đại Lộc, nếu xem xét theo chuỗi sản xuất thì các cơ sở sản xuất này hoạt động có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung vãn chưa theo chuỗi giá trị đúng nghĩa.

Hình 2.2. Chuỗi giá trị trong sản xuất trồng rừng huyện Lộc

(Nguồn : của tác giả)

Người sản xuất rừng trồng Trung gian thu mua Doanh nghiệp chế biến gỗ Doanh nghiệp chế biến gỗ

Trong chuỗi này có các kênh

Kênh 1: Người sản xuất => Thương lái => doanh nghiệp chế biến Kênh 2: Người sản xuất => doanh nghiệp chế biến

Theo kênh 1, người sản xuất ở đây gồm hộ sản xuất rừng trồng, trang trại khi gỗ đến kỳ thu hoạch ( tùy theo loại cây, chẳng hạn keo lai từ 4-7 năm) thường kêu thương lái đến định giá và thu hoạch. Thương lại sẽ thuê lao động thu hoạch và vận chuyển đến bán cho nhà náy chế biến gỗ.

Theo kênh 2, người sản xuất ở đây gồm một số hộ sản xuất rừng trồng, trang trại và các doanh nghiệp khi gỗ đến kỳ thu hoạch sẽ trực tiếp thuê lao động thu hoạch và vận chuyển đến bán cho nhà náy chế biến gỗ.

Với mối liên kết chuỗi như mô tả trên là khá lỏng lẻo, dường như mối liên kết và sự ràng buộc pháp lý giữa các tác nhân khá lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ và mang nặng tính tình cảm, chủ yếu theo quan hệ thuận mua vừa bán. Đã nhiều trường hợp Người sản xuất rừng trồng rơi vào tình trạng “trồng - chặt”; doanh nghiệp chế biến gỗ không tiếp cận trực tiếp với người sản xuất mà phải thu mua qua tư thương, đầu mối dẫn đến nguyên liệu bị đội giá nên không cắt giảm được chi phí...Mối liên hệ kiểu này giữa sản xuất với tiêu thụ thường thông qua trung gian nên không ổn định, thiếu minh bạch và bị ép giá, ép cấp làm thiệt hại cho người sản xuất. Mặt khác do tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn tiếp diễn nên nhiều hợp đồng sản xuất, cung cấp nguyên liệu giữa người sản xuất rừng trồng với doanh nghiệp không thực hiện được. Đây là những “lực cản” chủ yếu đối với chuỗi liên kết, hợp tác trong lâm nghiệp thời gian qua.

Nguyên nhân của tình trạng này là do việc tổ chức sản xuất theo chuỗi vẫn chưa được thực hiện. Thiếu bàn tay của Nhà nước đứng ra tổ chức cho dù trên địa bàn tỉnh và Việt Nam đã có nhiều mô hình chuỗi sản xuất rừng trồng. Ví dụ, Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam, một doanh nghiệp trực

thuộc sở Nông nghiệp tỉnh, đã cổ phần hóa từ năm 2006. Công ty hiện có gần 1700 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) và đang quản lý 4.100 ha rừng trồng tại Quảng Nam và TP Đà Nẵng, trong đó nhiều diện tích theo hình thức khoán, đặt hàng với các hộ ở địa phương. Với quy trình khép kín từ trồng rừng, khai thác, chế biến đến xuất khẩu, công ty luôn chủ động sản xuất các đơn hàng lớn, chủ động về giá sản phẩm vì có nguồn nguyên liệu ổn định. Riêng mặt hàng đồ gỗ ngoài trời.

Một mô hình nữa được coi là thành công bước đầu. Đó là mô hình hợp tác, liên kết giữa HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Đại Hiệp với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quảng Nam. Những năm qua, 30 hộ dân của HTX Đại Hiệp cùng nhau trồng 275 ha rừng sản xuất gỗ lớn và trồng, chăm sóc 105 ha rừng thông lấy nhựa. HTX làm đại diện, liên kết các hộ trồng rừng để được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) nhằm giảm chi phí, nên đã có hàng nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ này. Năm 2014, tổng doanh thu của HTX đạt 5,5 tỉ đồng, thu nhập của xã viên ổn định và tăng liên tục so với trước. Để tiêu thụ được sản phẩm và giúp nông dân yên tâm lao động, Công ty TNHH MTV Quảng Nam liên kết với HTX Đại Hiệp. Theo cam kết, Công ty ứng trước 4 triệu đồng/ha đối với diện tích rừng của các thành viên HTX chuyển từ rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Toàn bộ sản phẩm được doanh nghiệp thu mua với giá cao hơn so với thị trường từ 17%- 20% để sản xuất gỗ ghép thanh xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ và sản xuất viên gỗ nén năng lượng xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Nhìn chung, tồ chức sản xuất rừng trồng trên địa bàn Huyện Đại Lộc vẫn chủ yếu theo kiểu hộ sản xuất với quy mô nhỏ, sản xuất tự phát theo thị trường và phong trào. Chuồi liên kết sản xuất còn sơ khai và khá lỏng lẻo dẫn tới sản xuất không chuyên môn hóa được và hiệu quả kém.

2 2 4 Tìn ìn P át tr ển ơ sở ạ tần o rừn trồn

Trước hết cần xem xét một số hạ tầng chung của huyện mà quan trọng nhất là hạ tầng giao thông. Đây là cơ sở tầng quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát triển rừng trồng.

Về hạ tầng giao thông của huyện Đại Lộc

Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn huyện có tổng chiều dài khoảng 841,25 km, trong đó có 121 km đường nhựa, 671,95 km đường bê tông, 30 km đường cấp phối, còn lại là đường đất, được phân bố như sau:

Tuyến Quốc lộ 14B (TW14B): Tuyến nối Quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh. Đoạn qua huyện Đại Lộc từ xã Đại Hiệp đến xã Đại Hồng dài 36 km. Toàn tuyến được nâng cấp với tiêu chuẩn cấp IV với bề rộng nền đường 9m, mặt đường 8m kết cấu mặt bê tông nhựa. Chiếm tỷ lệ 4,28% giao thông toàn huyện.

Đường tỉnh lộ: (i) Đường ĐT609: Tuyến kết nối Quốc lộ 1A với khu vực phía Tây huyện Điện Bàn và huyện Đại Lộc. Đoạn đi qua huyện Đại Lộc điểm đầu tại Trung An (Điện Hồng), điểm cuối tại An Điềm (Đại Hưng), tổng chiều dài 32,613 km, chiếm tỷ lệ 3,88% giao thông toàn huyện. Trong đó, đoạn từ Trung An (Điện Hồng) - Hà Nha dài 13km, bề rộng mặt đường 6m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa; đoạn từ Hà Nha - Hà Tân dài 10,0 km, bề rộng mặt đường 3,5 m, kết cấu mặt đường thâm nhập nhựa; đoạn từ Hà Tân đến An Điềm dài 9,613 km, bề rộng mặt đường 3,5 m, kết cấu mặt đường bê tông xi măng. (ii) Đường ĐT609B: Điểm đầu Km0 (nối với đường quốc lộ 14B tại km37+732) thuộc địa phận xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc. Điểm cuối km7+100 thuộc địa phận xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc. Tổng chiều dài 11,872 km, chiếm tỷ lệ 1,41% giao thông toàn huyện, tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng nền 9,0m, mặt 6,0m, kết cấu thâm nhập nhựa.

km, chiếm 10,56% tổng chiều dài các tuyến giao thông đường bộ trong toàn huyện, trong đó: đường thâm nhập nhựa: 40,634 km; đường cấp phối: 28,691 km; đường đất: 19,49 km;

Đường xã: Kết nối với các trục giao thông chính là hệ thống đường liên xã với tổng chiều dài 263,12 km, chiếm tỷ lệ 31,28% giao thông toàn huyện, trong đó đa số các tuyến được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh với kết cấu mặt đường bê tông xi măng, số còn lại là nền đường đất. Ngoài ra, trên toàn huyện còn có 408,829 km đường dân sinh các loại với kết cấu mặt đường bê tông xi măng và đường đất, chiếm tỷ lệ 48,60% giao thông toàn huyện.

Giao thông đường thủy trên địa bàn huyện khá thuận lợi thông qua tuyến sông Vu Gia - Thu Bồn, tuy nhiên việc vận chuyển hành khách còn thưa thớt, gồm các tuyến sau: Sông Thu Bồn: Chảy qua địa bàn huyện dài 12,0 km, phương tiện lưu thông là thuyền máy có trọng tải từ 10 - 15 tấn, có hai bến là Bến Dầu (Đại Thạnh) và Giao Thủy (Đại Hòa). Sông Vu Gia: Chảy qua địa bàn huyện dài 40,0 km, rộng trung bình 50 - 100m, phương tiện lưu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện đại lộc tỉnh quảng nam (Trang 51 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)