Tăng cường hiệu quả của tài trợ rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 97 - 101)

a. Qu d phòng ri ro tín dng

Khi các biện pháp thu hồi nợ khác không có hiệu quả, ngân hàng có thể

sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp thiệt hại của khoản nợ xấu.

Mục tiêu của VCB là tự chủ về mặt tài chính. Do vậy, VCB cần phải sử

dụng chính sách trích lập DPRR thích hợp đểđối phó với rủi ro do không thu

được nợ bên cạnh việc đẩy nhah quá trình xử lý nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm khai thác tối đa nguồn thu từ các khoản nợ gặp rủi ro.

b. S dng các công c bo him và bo đảm tin vay

Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân rất đa dạng mà đôi khi những rủi ro đó ngân hàng không thể lường trước được. Vì vậy sử dụng các công cụ bảo hiểm và áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra là cực kỳ quan trọng. Một số giải pháp cần thực hiện:

- Ngân hàng cần xây dựng một chính sách rõ ràng về tài sản đảm bảo, các tiêu chuẩn của tài sản đảm bảo, cách định giá…yêu cầu đối với tài sản

đảm bảo có thể căn cứ dựa vào xếp hạng tín dụng và lịch sử giao dịch của khách hàng.

- Chỉ nhận cầm cố thế chấp những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ

xử lý khi có rủi ro xảy ra. Đối với những tài sản mà khách hàng chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý về sở hữu tài sản thì yêu cầu khách hàng hoàn thành việc

đăng ký sở hữu tài sản, nhất là đối với nhà xưởng, công trình trên đất rồi mới nhận cầm cố, thế chấp. Đối với cho vay mà tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, yêu cầu khách hàng hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản khi dự

án hoàn thành là điều kiện bắt buộc, đồng thời thường xuyên kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của tài sản đảm bảo.

- Việc giải ngân các dự án phải ưu tiên thực hiện bằng phương pháp chuyển khoản trực tiếp đến người bán. Nhằm đảm bảo việc thu hồi nợ đầy đủ

và đúng hạn, yêu cầu các khoản thu từ dự án phải thực hiện qua tài khoản của

đơn vị tại VCB.

- Tài sản đảm bảo không phải là căn cứ để quyết định cấp tín dụng, đây chỉ là cơ sở để xác định hạn mức cho vay. Chứng minh được nguồn trả nợ

mới là yếu tố quyết định khách hàng có được cấp tín dụng hay không.

- Ngân hàng liên kết với một số công ty bảo hiểm có uy tín, tư vấn, hỗ

trợ khách hàng khi có yêu cầu. Hiện nay, NHNT liên kết với Công ty Bảo hiểm CARDIF (là công ty Bảo hiểm Nhân thọ và Phi Nhân thọ hàng đầu thế

giới về bảo hiểm tín dụng – thuộc tập đoàn Ngân hàng PNP Paribas), thành lập công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank Cardif Life Insurance (VCLI) và đưa ra sản phẩm bảo an tín dụng. Theo đó, thời hạn của hợp đồng bảo hiểm là khoảng thời gian tính từ ngày bắt đầu bảo hiểm đến ngày chấm dứt hiệu lực hợp đồng tín dụng. Để tránh phiền toái cho khách hàng khi phải tính cùng lúc phí bảo hiểm và lãi suất vay vốn, mức phí bảo hiểm nên được tính cộng vào lãi suất cho vay. Vì vậy, những trường hợp này, mức lãi suất cho vay được áp dụng sẽ cao hơn các mức lãi suất thông thường khác. Đây là biện pháp hữu hiệu, đặc biệt đối với khách hàng cá nhân nhằm hạn chế những thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra.

c. Thiết lp gii pháp qun lý nghiêm ngt các khon vay có vn đề và bin pháp x lý n khó đòi

* Đối với các khoản vay có vấn đề

VCB cần tổ chức các chuyến thăm khách hàng thường xuyên để phát hiện nhanh những khoản vay có vấn đề thông qua quan sát thái độ của khách hàng và phân tích các báo cáo kế toán, quan sát tổ chức sản xuất, kinh doanh. Ngay khi phát hiện khoản vay có vấn đề, cán bộ tín dụng phải kiểm tra hồ sơ

khoản vay, kiểm tra hồ sơ đảm bảo để đảm bảo rằng tất cả hồ sơ ngân hàng lưu giữ đều hợp pháp, hợp lệ, tìm kiếm cơ hội để bổ sung tài sản đảm bảo. Sau đó, Ngân hàng nên gặp gỡ khách hàng để tìm kiếm giải pháp và tư vấn cho khách hàng tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất, ngăn chặn tình trạng có thể dẫn đến phá sản. Kết quả cuối cùng của chuyến viếng thăm là phải loại bỏđược những khó khăn từ phía khách hàng để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

* Xử lý nợ khó đòi

Đối với các khoản nợ khó đòi, VCB cần tích cực xử lý theo các hướng sau:

năng trả nợ như dự kiến, Ngân hàng cần tiến hành bán tài sản đảm bảo nợ vay hoặc nhận chính tài sản đảm bảo nợ vay để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền hoặc bán tài sản để trả nợ cho khách hàng vay, Ngân hàng cần nhận trực tiếp các khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba.

- Bán nợ: Ngân hàng nên cố gắng tìm kiếm khách hàng để bán lại các khoản nợ có vấn đề với một tỉ lệ thích hợp. Có thể bán cho Công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính hoặc bán cho bất kỳ tổ chức nào có chức năng mua nợ

khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khởi kiện: Ngân hàng nên chủđộng tiến hành các thủ tục khởi kiện ra toà đối với các khoản vay khó đòi, các khoản nợ tồn đọng sau khi đã áp dụng các biện pháp tổ chức khai thác, xử lý tài sản thế chấp nhưng không thu hồi

được nợ, nhất là đối với các trường hợp khách hàng có dấu hiệu lừa đảo, cố ý chây ỳ trong việc trả nợ ngân hàng.

- Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng: Đây là biện pháp cuối cùng trong quá trình xử lý nợ của ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, VCB phải chủ động dùng nguồn của chính mình để bù đắp rủi ro trong hoạt

động kinh doanh, sao cho quá trình kinh doanh mới được diễn ra trên mặt bằng có lợi. Việc xử lý rủi ro nên được thực hiện mỗi quí một lần. Việc xem xét đối tượng và hồ sơ xử lý rủi ro cần được thực hiện nghiêm chỉnh theo qui

định của NHNT.

- Phát mãi tài sản bảo đảm: Theo quy định của VCB, nếu khách hàng có khoản nợ quá hạn 06 tháng liên tiếp thì xem xét phát mãi tài sản. Tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều trường hợp như vậy, nhưng rất khó áp dụng biện pháp này. VCB 2 cần phải phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước trong việc phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ khách hàng, giảm thiểu tổn thất.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 97 - 101)