Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh đắk lắk (Trang 94 - 108)

7. Kết cấu đề tài

3.3.4. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Đắk Lắk

nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn.

Cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác. Thường xuyên tổ chức cuộc hợp giữa cán bộ tín dụng và các trưởng phòng tín dụng để trao đổi những kinh nghiệm, những khuyết điểm trong quá trình thực hiện của từng cán bộ tín dụng. Từ đó, vừa nâng cao trình độ kinh doanh cho cán bộ tín dụng, vừa hạn chế, khắc phục những sai lầm đã mắc phải đảm bảo an toàn cho những khoản cho vay.

Hạn chế cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người thân để tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong khâu thẩm định.

87

KT LUN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần vào công tác hạn chế RRTD trong cho vay tại CN. Bên cạnh đó đưa ra những kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành để hoàn thiện hơn môi trường kinh doanh để

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Đắk Lk thành công hơn nữa trong công tác hạn chế RRTD trong cho vay của mình.

88

KT LUN

Như mọi hoạt động kinh doanh khác, hoạt động của NHTM Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ và nó đã trở thành quan trọng trong việc cung cấp “Vốn” cho các quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Hoạt động tín dụng của NH vừa đem lại lợi nhuận lại vừa tiềm ẩn những rủi ro. Để có thể tồn tại và phát triển các NH buộc phải khắc phục những khó khăn trước mắt, nâng cao chất lượng tín dụng, loại bỏ các hoạt động kém hiệu quả khỏi danh mục, tái cấu trúc lại nguồn vốn, tỷ trọng nguồn thu… Tuy nhiên việc loại bỏ rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng là không thực tế, nhất là RTTD trong cho vay. Vì vậy, trong quá trình hoạt động mỗi NH phải biết chấp nhận rủi ro ở mức độ nhất định để có được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Cho nên, vấn đề phòng ngừa hạn chế rủi ro là hoàn toàn cần thiết. Bám sát vào mục tiêu đó, Đề tài đã hoàn thành được các nội dung sau:

Thứ nhất, Đề tài đã tìm hiểu những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng trong NH và những quan niệm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay của một số NH, tập đoàn trên thế giới để từ đó rút ra được những bài học cho NHTM Việt Nam.

Thứ hai, Đề tài đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Đắk Lắk

Thứ ba, Thông qua việc đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế cùng với các nguyên nhân của nó trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Đắk Lắk. Đề tài đã nêu lên một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Đắk Lk.

TÀI LIU THAM KHO

[1] Trương Thị Vân Anh (2012), Giải pháp phòng ngừa vag hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Hoàng Quốc Việt

[2] Nguyễn Văn Dung (2008), Quản lý quan hệ khách hàng. NXB Giao

thông vận tải, Tp. HCM.

[3] PGS. TS Hoàng Minh Đường, PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc (2008), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động Xã hội

[4] TS Nguyễn Ngọc Huyền, TS. Đoàn Thị Thu Hà (2008), Giáo trình Quản trị học, Trường ĐH KTQD, NXB Giao thông vận tải

[5] PGS.TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại).

NXB Thống kê, Tp.HCM.

[6] Ngân hàng TMCP Sài Gòn - CN Đắk Lắk, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB - Đắk Lắk (2012-2014)

[7] Ngân hàng TMCP Sài Gòn - CN Đắk Lắk, Báo cáo thường niên (2012- 2014)

[8] Ngân hàng TMCP Sài Gòn - CN Đắk Lắk, Sổ tay tín dụng

[9] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.

[10] Philip Kotler (2006), Quản trị Marketing, NXB Thống kê [11] Quốc Hội, Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội.

[12] Nguyễn Thị Tường Vy (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt

động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á

[13] Nguyễn Mạnh Phát (2012), Quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội Trang web: [14] http://www.tapchitaichinh.vn [15] http://saga.com.vn [16] http://www.scb.com.vn

PH LC

QUY ĐỊNH VỀ CẤP TÍN DỤNG, QUẢN LÝ TIỀN VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Mc 1: KHI TO, THM ĐỊNH VÀ QUYT ĐỊNH CP TÍN DNG

Điu 1: Quy định chung về thẩm định, đề xuất cấp tín dụng và quyết định cấp tín dụng

1.Khởi tạo tín dụng: CBTD tiếp thị KH; tư vấn sản phẩm TD cho KH; tìm hiểu thông tin về KH và đề xuất cấp TD cho KH;

2.Thẩm định TD: Phân tích thông tin, đánh giá về tính khả thi, hiệu quả của phương án, dự án đề nghị cấp TD; nhận định các rủi ro có liên quan;

3.Quyết định cấp TD: Cấp có thẩm quyền quyết định cấp TD dựa trên Báo cáo đề xuất cấp tín dụng của CBTD lập và Báo cáo thẩm định, phân tích rủi ro.

Điu 2: Tư vấn, thu thập thông tin

1.Tư vấn khách hàng: Cán bộ quan hệ KH có nhiệm vụ tư vấn sản phẩm, dịch vụ tín dụng phù hợp với nhu cầu của KH; tùy theo từng trường hợp, yêu cầu KH cung cấp bộ hồ sơ đề nghị cấp TD phù hợp, trong đó đảm bảo có các hồ sơ cơ bản sau:

a)Hồ sơ pháp lý: theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn từng thời kỳ;

b)Hồ sơ về năng lực kinh doanh, năng lực tài chính, khả năng trả nợ: (i)Đối với KH vay vốn kinh doanh: báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chứng từ khác có liên quan.

(ii) Đối với KH vay vốn tiêu dùng: các chứng từ chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng, quý,… , như: xác nhận mức lương, hợp đồng cho thuê

tài sản và chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản, các chứng từ khác có liên quan.

c)Phương án, dự án đề nghị cấp TD; hồ sơ, chứng từ chứng minh năng lực thực hiện phương án, dự án đề nghị cấp TD;

d)Hồ sơ tài sản bảo đảm. 2.Thu thập thông tin:

a)Thông tin liên quan đến KH, nhu cầu cấp TD của KH do Cán bộ quan hệ KH thu thập và được đưa vào Báo cáo đề xuất cấp TD. Thông tin được đưa vào báo cáo phải đảm bảo tính trung thực, nội dung được thu thập đầy đủ theo mẫu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

b)Trên cơ sở thông tin được thu thập, hồ sơ KH cung cấp, đối chiếu với CSTD của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, CBTD có ý kiến đề xuất về đề nghị cấp TD của KH để Bộ phận thẩm định có cơ sở tiến hành thẩm định, phân tích rủi ro. Điu 3: Thẩm định và phân tích RRTD 1.Bộ phận thẩm định có nhiệm vụ thẩm định và phân tích rủi ro đối với hồ sơ cấp TD do CBTD đề xuất. Kết quả thẩm định được lập thành Báo cáo thẩm định và phân tích rủi ro theo mẫu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Nội dung thẩm định bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Thẩm định về pháp lý: đảm bảo hồ sơ pháp lý của KH được cung cấp đầy đủ theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn; thông tin trên hồ sơ pháp lý phù hợp;

b) Kiểm tra các thông tin của các đối tượng thuộc nhóm KH, đối tượng được xem là một KH do CBTD thu thập;

c) Đánh giá năng lực kinh doanh (đối với KH có nguồn tiền trả nợ từ hoạt động kinh doanh): đánh giá uy tín của KH trên thị trường; công nghệ, năng lực sản xuất; hệ thống kênh phân phối, thị trường tiêu thụ, thị phần…;

năng lực, kinh nghiệm, uy tín của cá nhân kinh doanh, chủ doanh nghiệp, ban lãnh đạo doanh nghiệp…;

d) Thẩm định năng lực tài chính: cập nhật thông tin về tình hình tài chính của KH đến thời điểm gần nhất; phân tích, đánh giá: năng lực tài chính, uy tín của KH trong quá trình quan hệ TD với các TCTD, các cá nhân, tổ chức khác;

e) Thẩm định phương án, dự án đề nghị cấp TD: đánh giá về tính pháp lý; tính khả thi, hiệu quả và nhận diện các rủi ro có thể phát sinh liên quan đến phương án, dự án;

f) Thẩm định năng lực thực hiện phương án, dự án đề nghị Ngân

hàng TMCP Sài Gòn cấp TD: đánh giá nguồn lực tài chính, nguồn lực về nhân sự, trình độ kỹ thuật, các yếu tố đầu vào, kinh nghiệm, khả năng kiểm soát rủi ro của của KH và các yếu tố khác khi thực hiện phương án, dự án đề nghị Ngân hàng TMCP Sài cấp TD;

g) Nguồn tiền để hoàn trả nợ vay: đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền, mức độổn định của nguồn tiền (có xét đến các yếu tố tác động tiêu cực); xác định kế hoạch dòng tiền vào, dòng tiền ra theo thời gian (hàng tháng) trong suốt thời gian vay vốn tại Ngân hàng TMCP Sài;

h) Thẩm định tài sản bảo đảm:

(i)Thẩm định về hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm;

(ii)Thẩm định, kiểm tra loại tài sản bảo đảm thuộc danh mục Ngân

hàng TMCP Sài đồng ý nhận bảo đảm;

(iii) Thẩm định tính khả mại của tài sản bảo đảm (trong trường hợp

Ngân hàng TMCP Sài phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ);

i) Đánh giá rủi ro: đánh giá tổng thể các rủi ro có thể phát sinh khi cấp TD cho KH như rủi ro liên quan đến giá cả; rủi ro liên quan đến TSBĐ; rủi ro về khả năng tiêu thụ hàng hóa; rủi ro về mặt pháp lý …;

j) Biện pháp quản lý RRTD: đề xuất biện pháp cụ thể để quản lý từng loại rủi ro có thể phát sinh.

2.Trưởng bộ phận thẩm định có nhiệm vụ kiểm soát nội dung Báo cáo thẩm định và phân tích RR, có ý kiến cụ thể vềđề xuất cấp TD của CBTD.

Điu 4: Phối hợp giữa các bộ phận trong công tác thu thập thông tin và thẩm định hồ sơ TD

1.Các trường hợp Giám đốc CN được quyền phân công CBTD thu thập thông tin, phân tích RRTD trình cấp có thẩm quyền phê duyệt TD và thực hiện các công việc của Bộ phận thẩm định trong quá trình cấp TD cho KH:

a)Các khoản cấp TD được đảm bảo toàn bộ bằng tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, tiền ký quỹ tại Ngân hàng TMCP Sài; giấy tờ có giá do Ngân hàng

TMCP Sài phát hành (ngoại trừ cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Sài); tiền mặt, vàng miếng (theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được NHNN cấp phép sản xuất vàng miếng), vàng hạt, vàng nguyên liệu còn nguyên niêm phong gửi tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn; tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Chính phủ;

b)Các khoản cấp TD cho CBNV của Ngân hàng TMCP Sài Gòn;

phát hành thẻ TD theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

2.Các trường hợp bắt buộc Bộ phận thẩm định phải phối hợp với CBTD tiếp xúc KH để thẩm định và phân tích rủi ro:

a)Các khoản cho vay không có TSBĐ; cho vay không có TSBĐ trên cơ sở quản lý hàng lưu kho, quản lý khoản phải thu để đảm bảo nguồn tiền thu hồi nợ vay;

b)Các khoản cho vay thực hiện phương án sản xuất kinh doanh có tổng hạn mức trên 03 (ba) tỷ đồng đối với KHCN, có tổng hạn mức trên 05 (năm) tỷđồng đối với KHDN;

c)Các khoản cấp TD được bảo đảm bằng hàng hóa;

d)Các khoản cho vay theo dự án đầu tư, đầu tư tài sản dài hạn;

e)Các khoản cấp TD đối với nhóm KH, đối tượng được xem là một KH theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn từng thời kỳ.

3.Căn cứ vào năng lực của CBTĐ, hạn mức TD KH đề nghị, mức độ rủi ro của từng nghiệp vụ cấp TD, Giám đốc CN quy định bổ sung các trường hợp bắt buộc Bộ phận thẩm định và CBTĐ phối hợp cùng tiếp xúc KH để thẩm định ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 5: Tổ chức thẩm định giá TSBĐ thuộc thẩm quyền của CN 1.Đối với TSBĐ là bất động sản:

a)Trường hợp bất động sản thuộc thẩm quyền của CN: CN phân công cán bộ thực hiện thẩm định giá TSBĐ và đảm bảo tách bạch Cán bộ thực hiện thẩm định giá bất động sản không phải là Cán bộ quan hệ khách hàng, Cán bộ thẩm định, Cán bộ quản lý nợ trong việc xử lý hồ sơ của một KH.

b)Trường hợp bất động sản không thuộc thẩm quyền của CN: thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

2.Trường hợp thẩm định TSBĐ là chứng khoán, giấy tờ có giá, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, tài sản khác:

a)Thực hiện theo quy định của Tổng giám đốc từng thời kỳ;

b)Trong trường hợp Tổng giám đốc chưa có quy định cụ thể, việc thẩm định giá do Cán bộ thẩm định thực hiện; Biên bản thẩm định giá được kiểm soát bởi Trưởng bộ phận, Trưởng Phòng TD và Giám đốc CN phê duyệt kết quảđịnh giá.

Điu 6: Phê duyệt tín dụng

1.Căn cứ Báo cáo đề xuất cấp TD của Bộ phận thẩm định và Báo cáo thẩm định và phân tích rủi ro của CBTD, cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt tín dụng theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

2.Trường hợp phê duyệt cá nhân: Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng Phòng giao dịch, Trưởng Phòng tín dụng (trường hợp được giao thẩm quyền) phê duyệt trực tiếp trên Báo cáo thẩm định của CBTD.

3.Trường hợp tổ chức họp Ban tín dụng của CN xem xét, quyết định: CBTD chịu trách nhiệm chuẩn bị tài liệu họp; thông báo ngày, giờ, địa điểm họp cho các thành viên Ban tín dụng CN. Việc phê duyệt được lập thành Biên bản họp Ban tín dụng CN theo quy định hiện hành của Ngân hàng TMCP

Sài Gòn. Mục 2: SOẠN THẢO, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG Điu 7: Quy định chung về soạn thảo, ký kết hợp đồng, văn bản TD Sử dụng mẫu Hợp đồng, văn bản TD: áp dụng mẫu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn; trường hợp áp dụng mẫu của KH hoặc KH đề xuất điều chỉnh mẫu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, CN, PGD chỉ được áp dụng khi có ý kiến của Hội sở (đầu mối tiếp nhận Khối Giám sát hoạt động).

Điu 8: Soạn thảo, kiểm soát, ký kết hợp đồng, văn bản tín dụng

Cán bộ quản lý nợ soạn thảo Hợp đồng, văn bản TD, lập Phiếu kiểm soát dự thảo Hợp đồng, văn bản tín dụng (gọi tắt là Phiếu kiểm soát hồ sơ) và chuyển cho CBTD kiểm soát;

Điu 9: Thực hiện thủ tục nhận bảo đảm tài sản

1.Công chứng, chứng thực Hợp đồng bảo đảm

a)Việc công chứng, chứng thực Hợp đồng bảo đảm thực hiện theo quy định hiện hành của NHTMCP SÀI GÒN;

b)Thực hiện công chứng: Cán bộ công chứng hoặc cán bộ quản lý nợ trực tiếp cùng KH đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực Hợp đồng bảo đảm; trực tiếp theo dõi quá trình thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực;

2.Đăng ký giao dịch bảo đảm: Cán bộ thực hiện thủ tục công chứng trực tiếp liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm và quản lý toàn bộ bản chính hồ sơ TSBĐ, hợp đồng bảo đảm;

3.Kiểm tra kiểm soát việc công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm: Trưởng Phòng giao dịch, Trưởng Phòng tín dụng, Giám đốc CN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc cán bộ trực tiếp thực hiện thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, phong tỏa TSBĐ tuân thủ Hướng dẫn này và các quy định khác có liên quan của TMCP Sài Gòn.

Mc 3: GII NGÂN

Điu 10: Quy định chung về thực hiện giải ngân

1.Chỉ thực hiện giải ngân khi khách hàng đã đáp ứng đầy đủ điều kiện cần thiết (theo quy định của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, các điều kiện cấp tín dụng đã được phê duyệt) trước khi giải ngân.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn chi nhánh đắk lắk (Trang 94 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)