Triển vọng quan hệ

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam – liên minh châu âu eu (Trang 34 - 37)

1 .Các hiệp định chính

4. Triển vọng quan hệ

Năm 2020 đánh dấu 30 năm Việt Nam và Liên hiệp châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trên chặng đường dài 30 năm ấy, bất chấp những biến động của tình hình thế giới và hai châu lục Á - Âu, mối quan hệ giữa Việt Nam và EU không ngừng phát triển, đạt được những bước tiến quan trọng, góp phần tạo dấu mốc mới trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Những thành tựu hợp tác hai bên đã đạt được là cơ sở mở ra một chương mới đầy hứa hẹn của quan hệ song phương. Việt Nam là đối tác quan trọng của EU tại châu Á.

Từ các phân tích trên và với quyết tâm từ cả hai phía, có thể tin tưởng rằng quan hệ Việt Nam - EU sẽ ngày càng phát triển thực chất, toàn diện và sâu rộng, nhất là về kinh tế, chính trị, thương mại và đầu tư. Cả hai bên đã thiết lập các khuôn khổ chung để thúc đẩy quan hệ, nhất là Hiệp định Đối tác-Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU, đã tạo ra bước đi đột phá là Hiệp định EVFTA thế hệ mới đầy tham vọng và sắp tới là Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), ký tháng 6/2019, đã được Quốc hội hai bên thông qua và đang chờ 27 nước thành viên EU phê chuẩn, sau khi có hiệu lực sẽ tạo ra đột phá về đầu tư giữa Việt Nam và EU.

Những kết quả hợp tác Việt Nam-EU đạt được xuất phát từ lợi ích và nhu cầu của cả hai bên . – Việt Nam tìm thấy ở EU một đối tác quan trọng, một thị trường rộng lớn, nguồn đầu tư trực tiếp tiềm năng và nhà tài trợ quý báu, giàu thiện chí. – EU đánh giá cao tiềm năng và xác định Việt Nam là đối tác quan trọng trong chiến lược châu Á của mình. – Các mối liên kết lịch sử, văn hóa giữa Việt Nam và các nước châu Âu cũng là yếu tố tạo điều kiện phát triển quan hệ hai bên.

LỜI KẾT

Kể từ khi ra đời cho tới năm 1975, EU chưa có quan hệ với Việt Nam, kể cả riêng với Việt Nam Dân chủ Cộng hịa hay Chính quyền Sài Gịn. Tổ chức này cũng chưa có một chính sách rõ ràng với Việt Nam nói chung hay với từng miền nói riêng. Thời kỳ này chỉ mới có những mối quan hệ song phương giữa từng nước thành viên EU với từng miền ở Việt Nam. Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, chính sách đối ngoại của nhiều nước thành viên EU bị lệ thuộc nhiều vào Mỹ. Và ở trong bối cảnh chính trị như vậy, các quan hệ kinh tế hầu như không đáng kể, các hoạt động viện trợ và đầu tư chỉ mới bắt đầu và còn rất khiêm tốn.

Cùng với diễn biến lịch sử của cách mạng Việt Nam, thái độ của hầu hết các nước thành viền của EU cũng dần thay đổi và chuyển hướng tích cực. Bước phát triển quyết định của mối quan hệ này bắt đầu xuất hiện khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt. Từ đây, quan hệ giữa Việt Nam và các nước thành viên EU đã bước sang một mốc son mới. Các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, ngoại giao cũng như các khoản cho vay của các nước EU cho Việt Nam đều tăng lên.

Đặc biệt, từ ngày 22/10/1990, khi Việt Nam và EU thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức cấp đại sứ, rồi 5 năm sau, ngày 17/7/1995, hai bên ký “Hiệp định khung” đã mở ra một con đường hợp tác mới, một sự hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Mặt khác, chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước ta cũng góp phần thúc đẩy quan hệ phát triển ngày càng mở rộng và tích cực.

Quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian tới cũng phụ thuộc vào sự phát triển của EU. Chính vì vậy, những khó khăn gần đây trong nội khối EU, như khủng hoảng về di cư, xu thế dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, việc nước Anh rời EU (Brexit),... cũng có những tác động nhất định đến việc thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Nếu EU tiếp tục phát triển theo hướng nhất thể hóa, trở thành một chủ thể thống nhất trên tất cả các lĩnh vực, có tiếng nói trọng lượng hơn trên trường quốc tế... sẽ góp phần mạnh mẽ vào việc thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, hịa bình và ổn định ở châu Âu cũng như trên thế giới. Một điều thấy rõ rằng, Việt Nam sẽ là một trong những đối tác được “hưởng lợi” từ sự lớn mạnh của EU.

Kể từ thời điểm ký kết FCA đến nay, quan hệ Việt Nam - EU đã chuyển từ quan hệ mang tính bị động, một chiều giữa “nước nhận viện trợ và nhà tài trợ” thành quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác tồn diện, phát triển bền vững... và ngày càng đi vào chiều sâu. Trên cơ sở những lợi ích song trùng, việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam - EU bình đẳng, đơi bên cùng có lợi là nhu cầu chiến lược của cả hai bên, do đó, quan hệ hợp tác Việt Nam - EU sẽ ngày càng phát triển theo chiều sâu và hiệu quả hơn nữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dung, T.T.K. Quan hệ Việt Nam – Liên minh Châu Âu, Khoa học xã hội, 2001, từ http://bookworm.vnu.edu.vn/EDetail.aspx?id=61500

2. Hạnh, B.H. (3/10/2020) Quan hệ Việt Nam – Liên minh Châu Âu: Từ hiệp định khung về

hợp tác đến Hiệp định thương mại tự do. Truy cập 2/11/2021, từ https://bitly.com.vn/dfylmt

3. Anh, N.H. (3/2015) Quá trình lịch sử hình thành và phát triển của EU. Truy cập 1/11/2021, từ https://bitly.com.vn/w5s5oh

4. Vị thế của EU trong nền kinh tế. (10/04/2013). Truy cập 1/11/2021, từ https://bitly.com.vn/1300p9

5. Hà, N.A., & Phương, V.M. (17/08/2021). Một số xu thế chính trong phát triển quan hệ

Việt Nam – EU tới 2030. Truy cập ngày 2/11/2021 từ https://bitly.com.vn/vvxf11

6. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Truy cập 1/11/2021, từ https://bitly.com.vn/22w3ms

7. Quan hệ Việt Nam – Liên minh Châu Âu 30 năm thực trạng, cơ hội, thách thức và triển

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam – liên minh châu âu eu (Trang 34 - 37)