Biểu đồ 1.1: Cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn Hòa Phát giai đoạn 2018-

Một phần của tài liệu khóa luận: phân tích cơ cấu nguồn vốn tại tập đoàn hòa phát (Trang 30 - 34)

Bảng 1.8 đã khái quát chi tiết tỷ trọng từng khoản mục trong tổng nguồn vốn của từng năm giai đoạn 2018-2020 và biểu đồ 1.1 thể hiện cơ cấu nguồn vốn trong giai đoạn này. Cụ thể:

Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu tuy có gia tăng nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn ở giai đoạn 2018-2020 vẫn giảm dần qua các năm. Năm 2018, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 51,93%. Năm 2019 tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm 4,98% chỉ còn chiếm 46,95% tổng nguồn vốn. Năm 2020, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm 1,92%; chỉ còn chiếm 45,03% tổng nguồn vốn.

Bảng 1.9: Tỷ trọng từng nguồn vốn trong vốn chủ sở hữu

Tỷ trọng(%)

2018 2019 2020

Vốn chủ sở hữu 100,00% 100,00% 100,00%

Vốn cổ phần 52,28% 57,78% 55,95%

- Cổ Phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 52,28% 57,78% 55,95%

Thặng dư vốn cổ phần 7,91% 6,72% 5,42%

Cổ phiếu quỹ - - -

Chênh lệch tỷ giá 0,00% 0,00% 0,01%

Quỹ đầu tư phát triển 2,26% 1,93% 1,57%

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 37,24% 33,22% 36,80% - LNST chưa phân phối đến cuối năm trước 16,13% 17,47% 14,09% - LNST chưa phân phối năm nay 21,10% 15,75% 22,71%

Lợi ích cổ đông không kiểm soát 0,31% 0,34% 0,25%

(Nguồn:Số liệu tính từ Bảng 1.8)

Vốn cổ phần luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn chủ sở hữu, năm 2018 nguồn vốn này đạt 21.239.071.660.000 đồng chiếm 52,28% vốn chủ sở hữu. Đến năm 2019, nguồn vốn này tăng lên 27.610.741.150.000 đồng, tương đương 57,78% vốn chủ sở hữu. Đến năm 2020, mặc dù vốn cổ phần tăng lên 33.132.826.590.000 đồng nhưng lại chỉ chiếm 55,95% vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân bởi sự gia tăng của lợi

nhuận sau thuế chưa phân phối dẫn tới tỷ trọng của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên và làm giảm tỷ trọng của vốn cổ phần, đồng thời điều này cũng chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020 có hiệu quả tích cực.

Nợ phải trả

Khoản mục nợ phải trả của Tập đoàn Hòa Phát trong giai đoạn 2018-2020 có sự tăng dần về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn. Năm 2018, tỷ trọng nợ phải trả chiếm 48,07% tổng nguồn vốn. Năm 2019, tỷ trọng này tăng lên 53,05% ( 4,98% so với năm 2018). Đến năm 2020, tỷ trọng nợ phải trả tăng 1,92%, chiếm 54,97% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn 2018 2019 2020 Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) NỢ PHẢI TRẢ 100 100 100 Nợ ngắn hạn 60,20% 49,98% 71,90% Nợ dài hạn 39,80% 50,02% 28,10% Nợ ngắn hạn

Trong giai đoạn 2018-2020, nợ ngắn hạn biến động không đều. Năm 2018, nợ dài hạn chiếm 60,2% tổng nợ phải trả của Tập đoàn. Tuy nhiên đến năm 2019, tỷ lệ này chỉ còn chiếm 49,98% bởi trong năm này Hòa Phát đã sử dụng vay dài hạn để đầu tư vào các tài sản cố định phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 2020, nợ ngắn lại lại tăng tỷ trọng lên 71,9% nợ phải trả của Tập đoàn.

Vay ngắn hạn luôn là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn.Vay ngắn hạn của Tập đoàn tăng dần qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2019, vay ngắn hạn tăng khoảng 5.343 tỷ đồng tương đương 46,48% so với năm 2018.Năm 2020, vay ngắn hạn tăng 19.960 tỷ đồng, tương đương 118,54% so với năm 2019.

Khoản mục phải trả người bán có sự biến động trong 3 năm, năm 2018 khoản mục này chiếm 11,13% tổng nguồn vốn. Năm 2019, phải trả người bán giảm khoảng 1.200 tỷ đồng, chỉ còn chiếm 7,38% tổng nguồn vốn. Đến năm 2020, phải trả người

bán tăng khoảng 3.409 tỷ động tuy nhiên tỷ trọng chỉ chiếm 8,3% tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty nhập nhiều nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ quá trình sản xuất.

Nợ dài hạn

Nợ dài hạn biến động không đều trong 3 năm qua, cụ thể: Năm 2018, nợ dài hạn là 14.963.908.337.979 đồng, chiếm 19,13% tổng nguồn vốn; Năm 2019, tăng lên 27.005.195.768.228 đồng , chiếm 26,53% tổng nguồn vốn( Nguyên nhân là do năm 2019, công ty sử dụng vay dài hạn đề đầu tư vào mở rộng sản xuất kinh doanh); Đến năm 2020, nợ dài hạn giảm xuống còn 20.316.430.635.228 đồng, chỉ còn chiếm 15,45% tổng nguồn vốn.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2018-2020, cơ cấu nguồn vốn của Tập đoàn Hòa Phát đang có sự dịch chuyển từ Vốn chủ sở hữu sang Nợ phải trả, cụ thể : tỷ trọng vốn chủ sở hữu đang có sự giảm dần qua các năm, thay vào đó là sự tăng dần về tỷ trọng của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Tập đoàn đang có sự gỉam dần, sức ép về trả lãi vay cũng tăng cao hơn.

Một phần của tài liệu khóa luận: phân tích cơ cấu nguồn vốn tại tập đoàn hòa phát (Trang 30 - 34)

w