Tổchức công táckế toán cung cấp thông tin phục vụquản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu KT02011_NguyenThiThuHienK2 (Trang 44 - 47)

doanh nghiệp.

Về tổ chức vận dụng chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán được doanh nghiệp thiết kế, bổ sung chỉ tiêu dựa trên những mẫu hướng dẫn (không bắt buộc, không có quy định cụ thể của Nhà nước) nhằm phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ nội bộ doanh nghiệp.

Về tổ chức vận dụng tài khoản kế toán: Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được BộTài chính chấp thuận áp dụng, doanh nghiệp chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong doanh nghiệp.

Về tổ chức vận dụng sổ kế toán: Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống sổ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được BộTài chính chấp thuận áp dụng cho doanh nghiệp để bổ sung các chỉ tiêu, yêu cầu cụ thể phục vụ cho kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Việc bổ sung hoặc thiết kế các nội dung của sổ kế toán không được làm sai lệch nội dung các chỉ tiêu đã quy định trên sổ kế toán và cần phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Tổ chức bộmáy kếtoán: Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế-tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào các điều kiện cụ thể như quy mô, trình độ cán bộ quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh, quản lý, phương tiện kỹ thuật… Có thểáp dụng một trong các hình thức sau:

- Hình thức kết hợp: tổ chức kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị theo từng phần hành kế toán, kế toán viên làm phần hành kế toán nào sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị của phần hành kế toán đó. Bên cạnh đó, cần bố trí một người thực hiện nội dung kế toán quản trị chung – do kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp đảm nhiệm - để tổng hợp và lập và phân tích báo cáo kế toán quản trị. Áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

- Hình thức tách biệt: tổ chức một bộ phận kế toán quản trị riêng biệt với bộ phận kế toán tài chính vẫn thuộc phòng kế toán của doanh nghiệp. Áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn.

- Hình thức hỗn hợp: các bộ phận có thể tổ chức riêng được sẽ tổ chức riêng giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính, còn các bộ phận cần thiết phải riêng biệt thì phải tổ chức riêng kế toán quản trị và kế toán tài chính. Đây là hình thức kết hợp của hai hình thức trên.

- Tổchức hệ thống báo cáo: Các báo cáo quản trị được lập theo yêu cầu về thông tin của nhà quản trị, do đó các mẫu báo cáo được doanh nghiệp tự xây dựng theo yêu cầu quản lý, không phải tuân theo quy định chung như kế toán tài chính. Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường xuyên hơn, không nhất thiết phải lập định tháng, quý, năm mà báo cáo được lập bất kỳ khi có yêu cầu từ nhà quản trị. Báo cáo quản trị thường được thiết kế cho từng nhà quản trị riêng biệt hoặc cho từng các quyết định cụ thể. Khi có vấn đề cần giải quyết, báo cáo sẽ tập trung vào đó. Do đó, các báo cáo thường được lập cho từng bộ phận, từng dự án, từng sản phẩm,….

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong nội dung chương 2, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản của tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp bao gồm tổ chức công tác kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và tổ chức công tác kế toán cung cấp thông tin phục vụquản trị. Đối với tổchức công tác kếtoán cung cấp thông tin phục vụ quản trị, tác giải đã nêu ra đặc điểm của thông tin kếtoán phục vụ quản trị và nội dung của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở lý thuyết nền tảng cho việc khảo sát tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Xuất nhập khẩu Khoáng sản Việt Nam.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁN TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu KT02011_NguyenThiThuHienK2 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w