NỘI DUNG (Giải quyết vấn đề)

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI LỆCH về GIỌNG hát của học SINH ở TRƯỜNG THCS PHỔ THUẬN (Trang 26 - 30)

2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Âm sắc (Timbre) là chỉ sắc thái khác nhau của từng loại giọng hát hay từng loại nhạc cụ. Có thể có những âm thanh giống nhau về cao độ, trường độ, cường độ nhưng khác nhau về âm sắc. Ví dụ cùng một cao độ nhưng giọng nam và giọng nữ khác nhau. Trong âm nhạc, âm sắc được biết là phẩm chất của một nốt nhạc hoặc âm thanh. Âm sắc giúp phân biệt được những loại giọng hát và nhạc cụ khác nhau. Trong thanh âm nhạc, âm sắc được biết đến như là “chất lượng” của âm thanh hay “màu sắc” của âm thanh. Học sinh Trung học cơ sở thường xuất hiện hiện tượng vỡ giọng ở các em nam lớp 8, 9 còn ở các em nữ thì ít gặp hơn. Khi vỡ giọng, thì quãng giọng của các em sẽ bị thấp đi. Chuyện vỡ giọng chỉ là một vấn đề, quan trọng hơn là việc học hát sẽ thay đổi theo những thay đổi của giọng nói. Ở trên lớp trong tiết học hát giáo viên thường dạy hát theo lối hát tập thể nên rất khó phân biệt được em nào hát đúng em nào hát sai. Tuy nhiên vẫn nổi lên ở một số vị trí các em hát không đúng, nghe không rõ ràng, sai cao độ thì giáo viên cũng nên chú trọng đúng mức những vấn đề đó, nếu không giải quyết để lâu ngày sẽ tạo cho các

26

em một thói quen không tốt từ đó tạo nên những sai lệch trong giọng hát của các em. Hơn nữa, môn Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em phát triển giọng hát cũng như yêu thích giọng hát của chính mình. Như nhận xét của Kapalepxky – nhạc sĩ lỗi lạc, nhà sư phạm vĩ đại, người có công rất lớn trong việc phổ cập Âm nhạc đến với công chúng nước Nga: “Việc học Toán quan trọng với trẻ em thế nào, thì việc học Âm nhạc cũng quan trọng đối với các em thế ấy. Trong khi học Toán giúp các em phát triển về tư duy logic thì việc học Âm nhạc sẽ giúp các em phát triển về tư duy thẩm mĩ ’’

2.2. THỰC TRẠNG

Qua thực tiễn giảng dạy ở trường Trung học cơ sở nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy:

- Về phía đội ngũ giáo viên: Trong những năm gần đây mỗi trường thường được bố trí ít nhất là một giáo viên có chuyên nghành Âm nhạc, còn lại là một số giáo viên khác chuyên môn phụ trách. Vì thế việc khắc phục những sai lệch về giọng hát cho học sinh ít được chú trọng, hầu hết giáo viên thường chú tâm vào việc dạy cho học sinh hát đúng giai điệu và lời ca. Hơn nữa việc sửa sai cho học sinh cần phải được người giáo viên có năng lực và có lòng say mê, yêu nghề mới thực hiện được, sửa sai phải đúng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả.

- Về phía học sinh: Đa số các em đều yêu thích bộ môn, đặc biệt các em có năng khiếu đều rất muốn đi sâu để tìm hiểu về bộ môn này nhưng bộ phận học sinh này rất ít. Tuy nhiên ở lứa tuổi này một phần là do các em bị vỡ giọng, một phần là đặc điểm tâm sinh lí các em ngại trình diễn trước mọi người và phần lớn là các em không thích giáo viên sửa sai cho mình quá nhiều, các em sợ bạn bè cùng lớp cười mình nếu mình hát sai, khi được giáo viên sửa sai nhiều lần và nhất là những học sinh yếu kém thì việc sửa chữa giọng hát càng khó hơn, các em vừa không có năng khiếu vừa không có tính

27

kiên trì, thời gian trên lớp lại rất ít không đủ để giáo viên chỉnh sửa cho tất cả các em.

- Về cơ sở vật chất: Tranh ảnh còn thiếu, bên cạnh đó việc sử dụng đồ dùng trực quan, giáo án điện tử cũng còn hạn chế nên việc khắc phục sai lệch về giọng hát bằng con đường trực quan cũng gặp nhiều khó khăn.

* Chất lượng khảo sát về giọng hát của học sinh năm học 2011-2012:

Bảng 1

2.3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH

2.3.1. Khắc phục những sai lệch về âm sắc của giọng cổ: tập hát với hơithở sâu hơn, nén và đẩy hơi đều đặn, liên tục, làm dịu bớt mức căng thẳng của thở sâu hơn, nén và đẩy hơi đều đặn, liên tục, làm dịu bớt mức căng thẳng của thanh đới để cho thanh đới rung lên được linh hoạt. Hơi thở được đưa từ dưới đan điền lên các khoang của vùng mặt và tráng, không lấy hơi từ ở ngực; tập cách phát âm thanh mở, tức là hát những nốt thấp và trung bình của giọng các em rồi trên cơ sở những âm thanh mở đúng mới tập hát những âm thanh đóng ở khu âm cao. Nhắc học sinh không nên hát quá to.

2.3.2. Khắc phục những sai lệch về âm sắc của giọng mũi: giúp các emcách mở khẩu hình, khẩu hình mở tròn để phát ra những âm thanh nghe tròn cách mở khẩu hình, khẩu hình mở tròn để phát ra những âm thanh nghe tròn trĩnh, không bị lệch, bị méo tiếng, tập hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, điều tiết hơi hợp lí và không được nén ép hơi khi hát. Khi tập luyện thanh, nên dùng những nguyên âm mở tiếng như a, ô, ê kết hợp với những phụ âm d, đ, r để bật âm thanh ra ngoài miệng.

28

2.3.3. Khắc phục những sai lệch về hát không chuẩn xác cao độ: luyệntai nghe bằng phương pháp luyện thanh từ mẫu âm dễ đến mẫu âm khó, luyện tai nghe bằng phương pháp luyện thanh từ mẫu âm dễ đến mẫu âm khó, luyện thường xuyên trong tất cả các tiết học Âm nhạc; cho các em được hát tiếp xúc thường xuyên với nhạc cụ, tập cho các em tư thế đứng để tạo thăng bằng khi hát trước đám đông; luyện cho học sinh khả năng tự biết cách lấy hơi, tùy vào câu hát dài hay ngắn mà lấy hơi nông háy sâu, ngắt nghỉ đúng chỗ và tập hát nhiều lần chỗ câu hát có chuyển giọng.

2.3.4. Kết hợp tốt các phương tiện dạy học: đàn phím điện tử thì nhấtthiết tiết học nào cũng phải sử dụng, tranh ảnh các bài hát và bài Tập đọc nhạc thiết tiết học nào cũng phải sử dụng, tranh ảnh các bài hát và bài Tập đọc nhạc cũng nên khuyến khích được dùng nhằm giúp các em được nhìn thấy nốt nhạc thường xuyên, giúp các em nắm vững vị trí các nốt nhạc trên khuông cũng như tự chỉnh sửa cao độ của mình.

2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Từ năm học 2011-2012 đến nay bản thân có áp dụng các biện pháp khắc phục những sai lệch về giọng hát cho học sinh nêu trên trong quá trình dạy Âm nhạc thì số lượng học sinh hát sai lệch về âm sắc có giảm đáng kể.

* Chất lượng bộ môn Âm nhạc năm học 2013 - 2014 như sau:

29

PHẦN IIIKẾT LUẬN KẾT LUẬN

Để có thể sử dụng tốt đề tài này thì bản thân có một số đề xuất sau:

-Đối với các cấp lãnh đạo: Cần tạo điều kiện và quan tâm để từng bước nâng cấp các thiết bị dạy học như: Máy nghe nhạc, băng (đĩa), tranh ảnh các bài hát và bài Tập đọc nhạc và tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

-Đối với giáo viên và học sinh: Giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Xuyên suốt trong tiết học là sự trình diễn, làm mẫu của giáo viên và thực hành của học sinh, nhưng để thực hành được thì yêu cầu học sinh trong giờ học cũng phải tập trung lắng nghe, mang đồ dùng học tập đầy đủ, kiên trì khắc phục những sai lệch về giọng hát của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hình thành thói quen thực hành âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi trong không gian cho phép.

Phổ Thuận, ngày 01 tháng 11 năm 2014

Tổ chuyên môn Người thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Kiều

30

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SAI LỆCH về GIỌNG hát của học SINH ở TRƯỜNG THCS PHỔ THUẬN (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w