Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ (Trang 26 - 27)

Như chúng ta đã thấy, môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữ gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh thông qua biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm, chương trình học của trẻ. Qua đó, phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.

Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh những câu truyện sáng tạo trẻ đã kể, yêu cầu phụ

huynh về nhà cho trẻ nghe và kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích cho trẻ kể câu chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách ophong phú và đa dạng.

Tôi mong muốn phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi, từ đó tạo sự thống nhất giữa nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong việc rèn trẻ

- Làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh nắm bắt và phối hợp với giáo viên rèn thêm lúc ở nhà

- Vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu: lịch cũ, chai nhựa, vải vụn,... để làm đồ dùng đồ chơi, trang trí và tạo môi trường lớp học hợp lý sẽ tạo cho trẻ không gian hoạt động tích cực, giúp trẻ khắc sâu kiến thức đã học

- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt động của trẻ trên lớp qua đó phụ huynh nắm bắt được chương trình chăm sóc giáo dục hiện hành. Cho phụ huynh biết được, ở độ tuổi này là giai đoạn phát triển lời nói cao nhất của trẻ ở lứa tuổi Mầm non, phụ huynh hãy dành thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật, hiện tượng xung quanh, tạo mọi

cơ hội, tình huống để trẻ được nói, và chú ý sửa sai cho trẻ kịp thời, không được 25/30

cưng nựng trẻ với những từ ngọng, đớt, mà phải phát âm chuẩn mực để trẻ học theo.

Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

4.1. Đối với bản thân:

- Thấy yêu nghề, mến trẻ hơn nữa khi được quan sát trẻ vừa được học, vừa được vui chơi 1 cách thoải mái.

- Phát triển hơn nữa khả năng sáng tạo của mình trong giảng dạy cũng như tổ chức các hoạt động chơi của các cháu trong các góc chơi mở.

- Nâng cao chất lượng giảng dạy, có tinh thần phấn đấu trong công việc.

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ (Trang 26 - 27)