Giải pháp của thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Phân tích, so sánh thực trạng phát triển về lĩnh vực thương mại điện tử (Trang 27 - 29)

Với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, việc kinh doanh không lành mạnh khiến cho niềm tin của khách hàng giảm xuống, dẫn đến nhiều doanh nghiệp/ công ty doanh số có thể thiệt hại. Vì thế để cho Thương mại điện tử phát triển và lành mạnh hơn, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển nền kinh tế nước nhà thì cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng cần có nhận thức và những biện pháp thích hợp. Có thể đưa ra các biện pháp như sau:

7.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Nâng cao nhận thức về Thương mại điện tử: cần đẩy mạnh tuyên truyền và phổ cập thương mại điện tử trên các phương tiện truyền thông.

Cần hoàn thiện khung pháp lý: quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật về thương mại điện tử. Xây dựng hệ thống văn bản đầy đủ thống nhất và cung ứng dịch vụ Thương mại điện tử. Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống cơ quan quản lý: thành lập đơn vị độc lập quản lý hoạt động TMĐT và đẩy mạnh phát triển các hệ thống quản lý như Sở Công Thương, Phòng quản lý TMĐT.

Xây dựng cơ sở hạ tầng: hỗ trợ và khuyến khích xây dựng doanh nghiệp điện tử, phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, phát triển hạ tầng viễn thông và hệ thống thanh toán điện tử theo hệ thống các chuẩn của doanh nghiệp, của quốc gia và phù hợp với quốc tế. Đề ra mục tiêu cho từng cơ quan, cá nhân, thúc đẩy hợp tác quốc tế về thương mại điện tử cũng như điều tiết chi phí, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân đều có thể chi trả và đảm bảo giá cả hàng hóa hợp lý, phải chăng.

Đầu tư nguồn nhân lực: đào tạo kiến thức, kỹ năng cho các đội ngũ chuyên gia tin học, quản lý, nhân viên. Thường xuyên cập nhật kiến thức công nghệ thông tin và có khả năng áp dụng vào môi trường kinh doanh cụ thể. Phổ cập kiến thức cho người tiêu dùng để giảm thiểu rủi ro khi tham gia Thương mại điện tử.

7.2. Đối với doanh nghiệp

Giao diện Website: cần thiết kế giao diện dễ nhìn, dễ sử dụng, thân thiện với người tiêu dùng. Giao diện dễ sử dụng với các chức năng phân loại rõ ràng:bộ lọc và tìm kiếm sản phẩm, gới ý kết quả và các chức năng khác cần sắp xếp sao cho hợp lý, dễ thấy và sử dụng. Giao diện bắt mắt và tương thích với các thiết bị di động

Quản lý hệ thống: Doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn nhân lực với kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu để có thể xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc đảm bảo cho sự vận hành chính xác và cập nhật thường xuyên. Quản lý nguồn cung ứng để đảm bảo hàng hóa. Cần cung ứng nhiều đơn vị vận chuyển để khách hàng có thể lựa chọn khác nhau.

Quản lý nhân viên và chăm sóc khách hàng: đào tạo nhân viên kỹ năng giao tiếp, marketing và sử dụng hệ thống. Đội ngũ tư vấn và giải quyết khách hàng luôn có sẵn để tư vấn, trò chuyện và hỗ trợ giải quyết các vấn đề gặp phải.

Nâng cấp hệ điều hành: Nâng cấp hệ thống, không sử dụng các phần mềm crack, thiết lập xác minh người dùng và đảm bảo mật khẩu người dùng đạt chuẩn ASCII. Cập nhật và sử dụng các phần mềm bảo vệ để giảm thiểu rủi ro bị tấn công hệ thống. Bảo

mật an toàn cho thông tin cá nhân của khách hàng. Sử dụng các giao thức bảo mật SSL và tuân thủ các tiêu chuẩn PCI DSS để khách hàng có thể tin tưởng và an tâm mua sắm.

Mở rộng phạm vi kinh doanh: các khu vực trong nước và ngoài nước.

7.3. Đối với người tiêu dùng

Nâng cao nhận thức về an toàn khi sử dụng thương mại điện tử. Phổ cập các điều kiện và trách nhiệm của khách hàng. Khuyến khích các cá nhân đã có kinh nghiệm mua sắm trực tuyến tích cực tuyên truyền cho người thân và bạn bè. Trang bị kiến thức cơ bản về sử dụng Internet và các hình thức lừa đảo phổ biến, để giảm rủi ro bị lừa đảo hay bị lộ thông tin cá nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích, so sánh thực trạng phát triển về lĩnh vực thương mại điện tử (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)