KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non hoa mai (Trang 40)

3.1. Kết luận

Chăm sóc nuôi dưỡng là một hoạt động không thể thiếu được, nó có mối tương quan bổ trợ cho việc thực hiện “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời”

Người làm công tác quản lý trong nhà trường phải “có tâm, có tầm, có năng lực”. Cô giáo không chỉ biết cầm thìa đút cho trẻ ăn mà phải có thủ thuật làm sao kích thích truyền cảm hứng cho trẻ phải tự xúc ăn, ăn để mau lớn khỏe mạnh thông minh học giỏi…. phải thật khéo léo để các hoạt động trong ngày của trẻ diễn ra một cách thoải mái tích cực theo ý muốn của mình. Nhân viên cấp dưỡng thì không chỉ biết chế biến theo thực đơn theo hướng dẫn của cấp trên mà phải phát huy tối đa, phải sáng tạo trong công việc của mình.

Sau những gì tôi đầu tư về thời gian, tình cảm, kiến thức,...nghiên cứu thực hiện các biện pháp chăm sóc vệ sinh, bữa ăn giấc ngủ, sự an toàn, cũng như theo dõi tình trạng cân nặng chiều cao của trẻ ở trường mầm non. Cùng với sự phối hợp thực hiện nhịp nhàng của từng thành viên trong bộ phận trực tiếp tham gia công tác bán trú. Chất lượng được thể hiện trên giáo viên, nhân viên, học sinh, sự hài lòng của phụ huynh là niềm vui, niềm hạnh phúc là phần thưởng vô giá đối với tôi.

3.2. Kiến nghị

Công đoàn, nhà trường, Phòng Giáo dục cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện tổ chức hội thi, giao lưu dành cho đội ngũ bảo mẫu, cấp dưỡng trường mầm non có cơ hội tiếp tục giao lưu học hỏi nâng cao tay nghề.

Trên đây là những gì mà tôi đã thực hiện, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm để tôi tiếp thu và áp dụng vào thực tiễn, giúp chất lượng bán trú trường Mầm non Hoa Mai đạt hiệu quả cao hơn.

Xin chân thành cảm ơn./.

Đăk Sôr, ngày tháng năm 2016

Người viết

Nguyễn Thị Thái Thanh

35

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số: 17 /2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

2. Điều lệ trường Mầm non (ban hành kèm theo văn bản số 04VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015)

3. Hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Nô về việc ban hành khung thời gian ở trường mầm non tổ chức bán trú.

36

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ... ... ... ... ... ... ... ... 37 download by : skknchat@gmail.com

... ... ... ... ... ... PHỤ LỤC

UBND HUYỆN KRÔNG NÔ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN HOA MAI

QUY CHẾ BÁN TRÚ

1.Thực hiện thời gian biểu

- Ban giám hiệu, y tế trực trường theo lịch phân công hàng tháng

- Cấp dưỡng: 1/3 nhân viên luân phiên nhau có mặt 6 giờ 30 phút hằng ngày nhận thực phẩm cùng với phụ trách bán trú và y tế nhà trường, 6 giờ 45 phút 3/3 đều có mặt để làm việc.

- Giáo viên phụ trách nhóm trẻ:

+ 9 giờ 45 phút đến 10 giờ 00 phút: Vệ sinh cho trẻ để chuẩn bị ăn trưa

+ 10 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút: Tổ chức cho trẻ ăn trưa

+ 11 giờ 00 phút đến 11 giờ 15 phút : Tổ chức cho trẻ vệ sinh răng miệng

+ 11 giờ 15 phút đến 13 giờ 45 phút: Tổ chức cho trẻ ngủ trưa

+ 13 giờ 45 phút đến 14 giờ 00 phút: Tổ chức cho trẻ rửa mặt, vệ sinh răng miệng

+ 14 giờ 00 phút đến 14 giờ 30 phút: Tổ chức cho trẻ ăn bữa phụ - Giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo:

+ 10 giờ 15 phút đến 10 giờ 30 phút: Vệ sinh cho trẻ để chuẩn bị ăn trưa

+ 10 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút: Tổ chức cho trẻ ăn trưa

+ 11 giờ 30 phút đến 11 giờ 45 phút: Tổ chức cho trẻ vệ sinh răng miệng

+ 11 giờ 45 phút đến 14 giờ 15 phút: Tổ chức cho trẻ ngủ trưa

+ 14 giờ 15 phút đến 14 giờ 30 phút: Tổ chức cho trẻ rửa mặt, vệ sinh răng miệng

+ 14 giờ 30 phút đến 14 giờ 50 phút: Tổ chức cho trẻ ăn bữa phụ

2. Công tác đảm bảo an toàn cho trẻ

-Giáo viên chủ nhiệm hoặc người được phân công dạy thay nhóm lớp phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

- Theo dõi sát xao giờ ăn, giờ ngủ, cũng như khi trẻ đi vệ sinh, không để học sinh tự ý ra khỏi lớp.

3. Nhân viên cấp dưỡng khi nấu ăn

- Nhân viên cấp dưỡng mặc trang phục đeo bảo hộ theo quy định

- Đảm bảo quy trình chế biến

- Tuân thủ nguyên tắc vàng trong chế biến thức ăn

- Chế biến hợp khẩu vị

4. Công tác vệ sinh

- Vệ sinh nhóm lớp sạch sẽ, cô không mang dép trong lớp

- Giờ vệ sinh cá nhân của trẻ thực hiện đúng theo quy định dưới sự hướng dẫn của cô, trẻ đi vệ sinh cô phải theo dõi.

- Trẻ được vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng:

+ Trước khi ăn

+ Sau khi ăn

+ Sau khi đi vệ sinh

+ Sau khi ngủ dậy

5. Lưu mẫu thức ăn

- Đông chí y tế có trách nhiệm lưu mẫu thức ăn theo quy định: vệ sinh, liều lượng lưu, tem dán, dụng cụ lưu, hộp đựng mẫu lưu.

- Vào sổ đúng ngày giờ lưu, ngày giờ hủy, hủy mẫu lưu sau đúng 24 giờ đồng hồ

6. Giờ ăn của trẻ

- Đảm bảo vệ sinh, bàn ăn phải có khăn trải bàn

- Cô bảo mẫu phải mặc trang phục, đeo bảo hộ đầy đủ

- Giới thiệu tên món ăn, giá trị dinh dưỡng, cô và trẻ có sự giao tiếp trong

giờ ăn

- Động viên trẻ ăn hết suất, hạn chế rơi vãi

7. Giờ ngủ của trẻ

- Cô phải thức và có mặt thường xuyên tại phòng trẻ ngủ

- Trẻ được ngủ đủ giấc, đảm bảo ấm áp khi trời lạnh, thoáng mát khi trời

nóng

8. Đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ;

- Nếu phát hiên trường hợp bớt xén khẩu phần ăn của trẻ:

+ Đối với giáo viên: Hạ bậc (điểm) ở mục phẩm chất chính trị

+ Đối với cấp dưỡng: Đánh giá vào đạo đức nghề nghiệp, xem xét lại đề nghị Hiệu trưởng chấm dứt hợp đồng làm việc.

9. Báo ăn, nộp tiền ăn

- Giáo viên phải báo ăn cho nhà trường trước 8 giờ sáng hàng ngày

- Sổ theo dõi trẻ đến nhóm lớp chấm ăn phải chính xác và khớp với số liệu báo về nhà trường, phải cộng tổng số trẻ đi trong ngày và tổng số ngày đi trong tháng của trẻ.

- Đối chiếu số liệu, làm giấy báo nộp tiền, quyết toán tiền ăn, tiền bảo mẫu, tiền cấp dưỡng, giấy báo nộp tiền, vào ngày cuối của hàng tháng.

Trên đây là những nội dung cần thực hiện để đảm bảo công tác bán trú cho trẻ của trường Mầm non. Đề nghị các bộ phận, các đồng chí có liên quan nghiêm túc thực hiện.

Người xây dựng HIỆU TRƯỞNG

THỰC ĐƠN CỦA BÉ Tuần .... (Từ ngày .../... –> …/…/201..) THỜI GIAN Thứ 2 Ngày …/… /201.. Thứ 3 Ngày …/… /201..

Thứ 4 Ngày …/… /201.. Thứ 5 Ngày …/… /201.. Thứ 6 Ngày …/… /201.. Người lập THỰC ĐƠN CỦA BÉ Tuần ... (Từ ngày .../... –> …/…/201..) THỜI GIAN Thứ 2 Ngày …/… /201.. Thứ 3 Ngày …/… /201..

Thứ 4 Ngày …/… /201.. Thứ 5 Ngày …/… /201.. Thứ 6 Ngày …/… /201.. Người lập

UBND HUYỆN KRÔNG NÔ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN HOA MAI

PHIẾU KIỂM TRA VỆ SINH NHÀ BẾP - QUY TRÌNH CHẾ BIẾN

1. Trang phục, bảo hộ:

………... ... ………...

... ... 2. Vệ sinh, sắp xếp đồ dùng: ………... ... ………... ... ... 3. Cách chế biến, bảo vệ thực phẩm: ………... ... ………... ... ... Xếp loại: ...

Đại diện bộ phận cấp dưỡng Người kiểm tra UBND HUYỆN KRÔNG NÔ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MN HOA MAI PHIẾU KIỂM TRA GIỜ ĂN, GIỜ NGỦ ( Lớp...

I. Giờ ăn: Vào lúc giờ...

1. Trang phục, bảo hộ của giáo viên: ...

...

2. Vệ sinh trẻ, cách sắp xếp bàn ghế, sắp xếp trẻ ngồi:

44

... .

... .

3. Quá trình tổ chức cho trẻ ăn:

... . ... . ... . 4. Số lượng học sinh Sĩ số học sinh:………. Số học sinh báo về nhà trường:……….. Số học sinh hiện tại:………

II. Giờ ngủ: Vào lúc...giờ...phút

1. Giáo viên trực:

... .

... .

2. Vệ sinh trẻ, cách sắp xếp chỗ nằm, đồ dùng giờ ngủ cho trẻ:

... . ... . ... . Xếp loại: ...

45

46

Một phần của tài liệu (SKKN CHẤT 2020) một số biện pháp nâng cao chất lượng bán trú ở trường mầm non hoa mai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w