TỈNH KONTU M: 1 Vị trí địa lý :

Một phần của tài liệu tổng quan tuyến điểm việt nam (Trang 59 - 61)

1. Vị trí địa lý :

Tỉnh Gia lai có tỉnh lỵ là TP Pleiku và các huyện : Chư M’gar, Chư-prông, Mang-giang, Krông-pa, An khê, A-dun-pa, Chư-pa. Về dân tộc có người Kinh, Jarai, Nhắng, K’ho ,Hrê, Thái, Mường. Đất đai tỉnh Gia lai chia làm 3 dạng : rừng núi, cao nguyên và thung lũng. Rừng chiếm gần 50% diện tích toàn tỉnh.

2. Những điểm tham quan :

a. BIỂN HỒ TƠ NƯNG : cách TP Pleiku khoảng 10 km có 1 hồ nước lớn gọi là Biển Hồ (hồ Tơ-nưng). Nằm ở giữa vùng cao nguyên đất đỏ nên nước hồ Tơ- nưng quí như hòn ngọc. Nước hồ trong xanh quanh năm không bao giờ cạn. Theo dân gian Biển Hồ xưa là miệng núi lửa ngưng hoạt động từ lâu. Chung quanh hồ là cây cối và các loại hoa làm cho cảnh sắc của hồ rất ngoạn mục. Đứng ở bên hồ có thể nhìn bao quát cả một vùng Tây nguyên. Ngọn núi cao Hơ-rưng đứng bên cạnh càng làm tăng thêm vẻ đẹp của Biển Hồ.

IV. TỈNH KONTUM :1. Vị trí địa lý : 1. Vị trí địa lý :

Tỉnh Kontum có tỉnh lỵ là thị xã Kontum và các huyện Đắc giây, Đắc tô, Kon- plong, Sa thầy, Khang, Chư-srê. Dân tộc gồm có người Kinh, Bana, Xê-đăng, Nhắng, K’ho, H’rê, Thái, Mường…Tỉnh Kontum có nhiều sông ngòi và chia ra làm 3 hệ thống :

- Sông Pơ-cô : bắt nguồn từ phía Tây núi Ngọc lĩnh. Tổng lượng dòng chảy hàng năm của sông từ 10-11 tỉ m3 nước nên có khả năng xây dựng nhiều công trình thủy điện.

- Sông Ba : bắt nguồn từ Kon-Flông và đổ ra biển ở thị xã Tuy hòa. - Sông Ia-đrăng, Ia-lốp : có khả năng tưới 46 ha đất trồng trọt. 2. Những điểm tham quan :

a. NHÀ KRÔNG K’RON-BÀNG :

Với lối kiến trúc độc đáo, nhà krông có hình dáng như lưỡi chiếc búa khổng lồ đưa thẳng lên trời như thách đố với thời gian, thiên nhiên khắc nghiệt. Nhà krông là trung tâm chỉ đạo sản xuất, trụ sở bộ máy quản trị của dân làng ( giải quyết những tranh chấp, xích mích ), là trường học của lớp trẻ, là hội trường và nhà khách của buôn làng.

Vào khoảng năm 1924 dân làng K’ron-bàng bắt đầu xây dựng ngôi nhà

krông. Những cột chính được voi kéo từ rừng về đường kính 0m8, cao khoảng 8m và được tô điểm những nét hoa văn đặc trưng của dân tộc Bana. Nhà krông có chiều dài 14m, rộng 10m ,chiều cao từ mặt đất lên đến nóc khoảng 24-25m, mái ban đầu lợp bằng tranh dày đến 1m. Nhà krông K’ron-bàng được xem là nhà krông cổ nhất, lớn nhất ở Tây nguyên.

b. TƯỢNG NHÀ MỒ DÂN TỘC BANA :

- Lớp tượng thứ nhất : biểu hiện sự tái sinh hay hình thành một cuộc sống mới ( tượng những cặp nam nữ khỏa thân, cặp nam nữ giao hợp ), tượng những phụ nữ có thai, tượng bào thai mới ra đời trong tư thế ngồi co. - Lớp tượng thứ hai : rất phong phú về thể loại,người Bana gọi là “ dik “ (người hầu ) gồm tượng phụ nữ, đàn ông, người đánh trống, người đi săn, người giả gạo, thợ rèn, mẹ bồng con, chó, khỉ, rùa,voi, chim… và cả tượng lính Pháp, thợ chụp ảnh, cầu thủ bóng đá.

- Lớp tượng thứ ba : những ảnh hưởng của xã hội, văn hoá từ bên ngoài vào đầu thế kỷ XX gồm các tượng lính Pháp, lính Mỹ, bộ đội, máy bay,trực thăng, xe tăng…

E – TIỂU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

E1. TUYẾN DU LỊCH TP HỒ CHÍ MINH – BÌNH THUẬN – NINH THUẬN – KHÁNH HOÀ :

I – TUYẾN ĐƯỜNG ĐI TỪ TPHCM – PHAN THIẾT ( 177 km ) – PHAN RANG (315 km) -NHA TRANG ( 418 km ):

a. Huyện Thống nhất

- Ngả 3 Dầu giây ( Quốc lộ 1A ) – ngả 3 Long khánh b. Huyện Long khánh

- Chợ trái cây đêm Bảo hoà c. Huyện Xuân lộc

- Ngả 3 Ông Đồn, núi Chứa chan, núi Le 2. Tỉnh Bình thuận :

a. Huyện Hàm thuận nam - Ngả 3 Hàm tân, núi Tà cú a. TP Phan thiết

b. Huyện Hàm thuận bắc - Núi Tà-zôn

c. Huyện Bắc bình

- Núi Bàu thiên, núi Hòn một e. Huyện Tuy phong

- Ngả 3 Tuy phong, bãi biển Cà ná 3. Tỉnh Ninh thuận :

a. Huyện Ninh phước b. Thị xã Phan rang c. Huyện Ninh hải 4. Tỉnh Khánh hòa : a. Huyện Cam ranh b. Huyện Diên khánh c. TP Nha trang

Một phần của tài liệu tổng quan tuyến điểm việt nam (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w