I. PHẦN ĐỌ C HIỂU (2.0 điểm)
NINH THUẬN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Hãy đọc trích đoạn bài báo dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“(...) Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời”. Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm... mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư... và sau cùng, thu về được? Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc. (...)”.
(Dân theo công nghệ số thay đổi văn hóa đọc"; http://vanhoadoisong.vn) Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu sau:
“Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.".
Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành
thời gian cho việc đọc sách?
Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc
như thế nào?
TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về lợi ích của việc đọc sách.
Câu 2 (5,0 điểm):
(...) " Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này ."
(Trích "Viếng lăng Bác" (Viễn Phương), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2018) Trình bày cảm nhận cả em về hai khổ thơ trên. Em cần làm gì để xứng đáng với những công lao to lớn của Bác.
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Ninh Thuận I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề: văn hóa đọc Câu 2 (0,5 điểm): Phép liên kết câu trong 2 câu sau:
Phép thế: Đó = văn hóa đoc Phép lặp: "đầu tư"
Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành
thời gian cho việc đọc sách: mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận”
Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc
như thế nào:
- Xác định mục đích của việc đọc sách đó
- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích. - Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày. -TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm)
I. Mở bài
- Vai trò của tri thức đối với loài người, và sách chính là một nền tảng để nâng cao tri thức.
- Đọc sách là điều vô cùng cần thiết và nó đem lại vô vàn lợi ích cho con người.
II. Thân bài
- Ý nghĩa tác dụng của sách: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.
- Chứng minh tác dụng của việc đọc sách:
+ Đọc sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng).
+ Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)
+ Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)
- Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi. - Phương pháp đọc sách:
+ Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
+ Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích. + Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.
III. Kết bài
- Khẳng định sách là người bạn tốt - Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách.
Văn mẫu: Nghị luận về lợi ích của việc đọc sách
Câu 2 (5,0 điểm): I. Mở bài:
Giới thiệu qua về tác giả, tác phẩm. Trích dẫn 2 khổ thơ -Thân bài: Cảm nhận về 2 khổ thơ
1. Cảm xúc của nhà thơ khi ở trong lăng:
UUU. Khổ thơ thứ ba diễn tả thật xúc động cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Khung cảnh và không khí thanh tĩnh như ngưng kết cả thời gian và không gian ở bên trong lăng Bác đã được nhà thơ gợi tả rất đạt:
"… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim”
- Cụm từ “giấc ngủ bình yên” diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.
- Bác còn mãi với non sông đất nước như trời xanh còn mãi mãi, Người đã hóa thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc. Tác giả đã rất đúng khi khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc vĩnh hằng như trời xanh không bao giờ mất đi.
2. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ trước lúc khi trở về miền Nam:
– Khổ thơ thứ tư (khổ cuối) diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ. Muốn ở mãi bên lăng Bác, nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam, chỉ có cách gửi lòng mình bằng cách hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác để luôn được ở bên Người.
“Mai về niềm Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
– Từ “muốn làm” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ thể hiện được ước muốn,
sự tự nguyện của tác giả. Hình ảnh cây tre lại xuất hiện khép bài thơ lại một cách khéo léo.
– Tác giả muốn làm con chim, làm đóa hoa, làm cây tre trung hiếu, muốn được gắn bó bên Bác:
“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”
III. Kết bài:
– Qua hai khổ thơ cuối, nhà thơ đã thể hiện được niềm xúc động tràn đầy và lớn lao trong lòng khi viếng lăng Bác, thể hiện được những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ.
PHÚ THỌ
Câu 1 (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn:
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr.198) Trả lời các câu hỏi sau:
FFFF. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
GGGG. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.
HHHH. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong đoạn văn. Câu 2 (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo hình thức tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm tử tế.
Cảm nhận đoạn thơ sau. Từ đó trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để góp phần vào “mùa xuân của đất nước”.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…
(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập h ai NXB Giáo dục, 2018, tr.55 và tr.56)