5. Các công cụ thúc đẩy xuất khẩu
5.2. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu là một hệ thống các quan điểm, đường lối, thể chế hóa của Nhà nước, các quy định hướng dẫn, khuyến khích và tăng cường mặt hàng và thị trường xuất khẩu cho phù hợp với các quy định và cam kết quốc tế hiện hành.
Chính sách thúc đẩy xuất khẩu nông sản là một bộ phận của chính sách thúc đẩy XK, nó khác biệt duy nhất ở đối tượng chính sách. Đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam, các chính sách trong lĩnh vực XKNS được nhóm thành một chính sách riêng và được gọi là chính sách thúc đẩy XKNS. Theo đó, “chính sách thúc đẩy XKNS là tổng thể các quan điểm, các chủ trương, các quy hoạch, nguyên tắc, công cụ, biện pháp mà các cơ quan nhà nước lựa chọn để tác động vào lĩnh vực XKNS làm cho việc XKNS diễn ra theo hướng tích cực trong một thời kì nhất định nhằm đạt được những mục tiêu đã định” (Trịnh Thị Ái Hoa, 2007).
Chính sách thúc đẩy XKNS có thể được phân nhóm theo các khâu trong chuỗi sản xuất và phân phối hàng nông sản XK, gồm:
Một là, chính sách tác động ở khâu sản xuất nông sản XK, gồm: chính sách trợ giá sản phẩm nông sản XK, chính sách tín dụng có mục tiêu đối với các yếu tố đầu vào của sản xuất nông sản XK, chính sách trợ cấp vốn đầu tư vào máy móc, hệ thống thủy lợi, chính sách đất đai, khuyến nông…
Hai là, chính sách tác động ở khâu tiêu thụ tại thị trường nội địa, gồm: chính sách định giá sàn thu mua nông sản XK, chính sách thuế sản phẩm nông sản XK, chính sách trợ cấp cho ngành công nghiệp có liên quan tới sản xuất nông sản XK, chính sách đầu tư vào nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất nông sản, chính sách đầu tư xây dựng sản xuất và chế biến nông sản XK.
Ba là, chính sách tác động ở khâu tiêu thụ tại biên giới quốc gia, gồm: chính sách thuế quan, hạn ngạch NK đối với vật tư phục vụ sản xuất nông sản XK, trợ cấp XK, thuế XK khác, các hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá…
Chính sách là công cụ quan trọng góp phần định hướng hành vi của các chủ thể kinh tế, xã hội. Chính sách thúc đẩy XK đề ra những giới hạn cho phép của các quyết định làm giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra cho các tổ chức, cá nhân tham gia XK. Bên cạnh đó, chính sách nhằm điều tiết các cân đối cung cầu, khắc phục tình trạng mất cân đối trong
19 việc sử dụng các nguồn lực, điều tiết những hành vi không phù hợp trong XK hàng hóa. Ngoài ra, chính sách thúc đẩy XK còn điều tiết việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước để đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực, bảo vệ môi trường. Và cuối cùng, chính sách thực hiện chức năng tạo tiền đề và khuyến khích phát triển (Trịnh Thị Ái Hoa, 2007).
20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG CÀ PHÊ CỦA VIỆT