Chương 5: Kết quả

Một phần của tài liệu xây dựng mạng p2p cho di động (Trang 51 - 56)

Chương này nêu ra những kết quả đạt được của các bước cài đặt được mô tả ở chương 4, sau nhiều ngày phát triển chức năng Hợp tác cục bộ.

5.1 Thử nghiệm

Các thành phần:

Mobile Emulator: Cài đặt 2 emulator JavaFX Touchable trên nền tảng JaveME, đạt yêu cầu hỗ trợ CLDC 1.1, MIDP 2.0, JSR-75, JSR 82. Chạy ứng dụng MobTorrent trên cả hai emulator và thiết đặt “Enable Local Cooperation” trong phần Setting của ứng dụng để cho phép thực hiện chức năng Hợp tác cục bộ.

Hình 4.1 – Lựa chọn Setting Hình 5.2 – Lựa chọn Local Cooperation

Tracker Server: Cài đặt máy ảo chạy hệ điều hành CentOS ở cục bộ chạy webserver tại IP 192.168.1.10:

o PHP version 5.3.1 (http://php.net)

o Apache version 2.2.14 (http://www.apache.org)

o BTI Tracker System 1.4.7 (http://www.btiteam.org)

Hình 5.3 – Giao diện BTI-Tracker sau khi cài đặt

Torrent:

Torrent đặt tên ahmet.torrent được tạo ra bởi phần mềm uTorrent, chứa 17 files với dung lượng 2.46 MB. Thiết đặt tracker cho torrent này là Tracker Server ở 192.168.1.10.

Các bước tiến hành:

Mobile 1: Download torrent ahmet, stop torrent sau khi download xong 54.4%, map thể hiện những mảnh đã download thành công như sau:

Mobile 2: Download torrent ahmet, stop torrent sau khi download xong 32.8%, map thể hiện những mảnh đã download thành công như sau:

Hình 5.5 – Mobile 2 State Map

Sau đó ngắt kết nối mạng ra bên ngoài, và tiếp tục download torrent bằng chức năng Hợp tác cục bộ qua bluetooth:

Mobile 1 và Mobile 2 đều đồng bộ được kết quả download thành công là 67.35%.

Hình 5.6 – Mobile 1 khi kết thúc thử

nghiệm Hình 5.7 – Mô phỏng kết quả kết thúc thửnghiệm

Khóa luận này đề cập đến giải pháp hiệu quả chia sẻ nội dung với mạng BitTorrent, được đặt tên là MP2P. MP2P hỗ trợ cả máy tính để bàn và thiết bị di động với sự hỗ trợ nhằm giải quyết các vấn đề về khả năng của thiết bị di động. MP2P là mô hình có kiến trúc lai với thành phần trung tâm với tên gọi MP2P Portal, các thành phần còn lại theo mô hình ngang hàng truyền thống của mạng BitTorrent – mạng chia sẻ nội dung với giao thức P2P phát triển nhất ngày nay. Các thành phần của kiến trúc MP2P ngoài ra còn bao gồm một số các Backend Seeders nhằm hỗ trợ việc seeding nội dung cho các thiết bị mobile vì các vấn đề về hạn chế kết nối tới của chúng.

Ở chương 2 giới thiệu về các mạng chia sẻ file phát triển nhất và đặc điểm, giao thức của chúng. Phần trình bày về các công nghệ không dây cho phép truyền tải file cho thiết bị di động ở phần 2.2 cũng giúp có cái nhìn tổng quát về các công nghệ này, hỗ trợ cho việc thực thi chúng vào giải pháp hỗ trợ di động ở phần thực thi. Chương này cũng nêu ra những vấn đề của mobile trong thực tế tham gia vào mạng chia sẻ file như vấn đề về dung lượng, vấn đề về năng lượng pin sử dụng bị hạn chế, không có IP tĩnh, hay giá thành kết nối cao. Ở cuối chương là phần giới thiệu qua về 2 ứng dụng nguồn mở đã thực thi giao thức BitTorrent cho thiết bị di động, trên 2 nền tảng khác nhau và phổ biến nhất: Symbian và JavaME.

Chương 3 trình bày cụ thể về kiến trúc của giải pháp MP2P: Các thành phần, các dịch vụ và đề xuất giao thức cụ thể cho hệ thống. MP2P giúp giải quyết được một số vấn đề gai góc của thiết bị mobile khi tham gia vào mạng chia sẻ BitTorrent, hỗ trợ cả download/seed, biến thiết bị di động trở thành thành viên đầy đủ của cộng đồng. Lợi ích chính của hệ thống này mang lại là cho chính người dùng di động khi cần tải về các tài nguyên phổ biến một cách nhanh chóng, với sự hạn chế về năng lực của mobile. MP2P còn thực thi nhiều cơ chế hỗ trợ tối đa cho thiết bị di động như: đánh chỉ mục torrent, tìm kiếm torrent, tìm kiếm nội dung, cache… Và điểm làm cho MP2P là giải pháp rất tốt để phát triển đó là ở phía góc độ người dùng, các công nghệ này hoàn toàn trong suốt, hầu như người dùng không hề thấy được sự thực thi này so với hệ thống BitTorrent truyền thống.

Chương 4 và chương 5 mô tả phần thực thi và kết quả của khóa luận. Phần thực thi của khóa luận tập trung vào việc phát triển giải pháp chức năng Hợp tác cục bộ, tích hợp vào ứng dụng nguồn mở MobTorrent. Chương 4 mô tả cụ thể kiến trúc của ứng

dụng MobTorrent hiện tại, và sự bổ sung các module vào kiến trúc này để thực thi chức năng Hợp tác cục bộ. Chức năng này cho phép các thiết bị di động chia sẻ với nhau từng “mảnh” nội dung trong nhu cầu chung download cùng một số các torrent, nhằm làm giảm chi phí về truyền tải qua mạng, tăng hiệu quả về năng lượng sử dụng khi tận dụng các kết nối sóng ngắn (cụ thể là bluetooth trong phần cài đặt của khóa luận này). Chương 5 mô tả các kết quả thực tế đạt được của khóa luận trong môi trường thử nghiệm.

Qua khóa luận này, em đã thu được những kết quả như sau:

- Tìm hiểu kiến thức về đặc điểm, giao thức các công nghệ chia sẻ file ngang hàng như: BitTorrent, Gnutella, eDonkey… Nghiên cứu kỹ các mô tả trong bộ giao thức BitTorrent v1.0, giúp việc phát triển các ứng dụng thực thi giao thức này trong tương lai dễ dàng hơn. Đọc hiểu thêm về kiến trúc lai P2P rất hữu dụng trong các giải pháp hỗ trợ di động.

- Tìm hiểu kiến thức về các công nghệ chia sẻ file không dây như: 2.5G/3G, Wifi, Bluetooth… Gợi nhớ và bổ sung thêm các kiến thức về mạng không dây di động đã được nghiên cứu ở trường.

- Xây dựng được bộ giao thức MP2P, gồm các mô tả cụ thể từng thông điệp trao đổi, phục vụ cho mục đích phát triển giải pháp này dễ dàng trong tương lai.

- Phát triển khả năng lập trình ứng dụng di động nền tảng JavaME. Nghiên cứu kỹ về các bộ APIs của JavaME hỗ trợ công nghệ bluetooth, lập trình socket, và vào/ra file. - Cài đặt thành công chức năng Hợp tác cục bộ, giúp cho thiết bị di động có thể tham

gia vào mạng BitTorrent với sự nâng cao hiệu suất và tiết kiệm chi phí kết nối mạng đắt đỏ hiện nay.

Hướng phát triển khóa luận:

- Tiếp tục thực thi các thành phần còn lại của giải pháp MP2P, trong đó quan trọng nhất là MP2P Portal theo giao thức đã mô tả trong khóa luận này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] J. Fonseca, B. Reza, L. Fieldsted. BitTorrent Protocol -- BTP/1.0. Diku (website

http://diku.dk). Toàn bộ nội dung.

[2] Frank. H. P Fitzek, Hassan Charaf . Mobile Peer To Peer (P2P). John Wiley & Son/2009, tr.7-15.

[3] Frank-Uwe Andersen, Hermann de Meer, Ivan Dedinski, Tobias Hobfeld, Cornelia Kappler, Andreas Mader, Jens O. Berender, Kurt Tutschku. An Architecture Concept for Mobile P2P File Sharing Services. University of Passau, Germany. Toàn bộ nội dung.

[4] Johnny Bistrom, Ville Partanen, Mobile P2P – Creating a mobile file-sharing environment. Helsinki University of Technology. Toàn bộ nội dung.

[5] Peter Ekler, Imre Kelenyi, Istvan Devai, Balazs Bakos, Attila Kiss. Hibrid Peer- to-Peer Content Sharing in Mobile Networks. Department of Automation and Applied Infomatics (website http://aut.bme.hu). Toàn bộ nội dung.

Một phần của tài liệu xây dựng mạng p2p cho di động (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w