ĐÁP ÁN C PHẦN LÀM VĂN

Một phần của tài liệu BO CAU HOI MON NGU VAN LOP 9PHAN LAM VAN (Trang 32 - 46)

C. PHẦN LÀM VĂN Câu III.1.D Câu III.2 a) Nêu số liệu b) Liệt kê c) Nêu định nghĩa d) Nêu ví dụ. Câu III.3.B Câu III.4.A

Câu III.6

Biện pháp nghệ thuật : nhân hoá, tưởng tượng độc đáo.

Câu III.7

Biết viết bài văn thuyết minh.

– Giới thiệu được một sản phẩm độc đáo của quê hương theo một trình tự phù hợp : + Mở bài : Giới thiệu về sản phẩm.

+ Thân bài : Trình bày đặc điểm, cấu tạo của sản phẩm hoặc các bước làm ra sản phẩm đó.

+ Kết bài : Nêu công dụng và giá trị của sản phẩm.

– Sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp để tái hiện cụ thể, sinh động về sản phẩm

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Câu III.8

Biết viết bài văn thuyết minh.

– Giới thiệu được một tác phẩm văn học yêu thích theo các nội dung chính sau : những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật, đánh giá chung về văn bản.

– Sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp để tái hiện nội dung của tác phẩm văn học.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Câu III.9

Biết viết bài văn thuyết minh.

– Giới thiệu được một danh lam thắng cảnh của quê hương theo một trình tự phù hợp : nguồn gốc, lịch sử hình thành, cảnh quan, giá trị vật chất, tinh thần,...

– Sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp để tái hiện sinh động vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh.

Câu III.10

Biết viết bài văn thuyết minh.

– Giới thiệu được một loài động vật hay vật nuôi theo trình tự phù hợp : + Mở bài : Giới thiệu về con vật.

+ Thân bài : Trình bày đặc điểm hình dáng, đặc điểm về lối sống, cách nuôi,... + Kết bài : công dụng và giá trị của con vật.

– Sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp để tái hiện sinh động về các đặc điểm của loài vật nuôi.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Câu III.11

Biết viết bài văn thuyết minh.

– Giới thiệu được về một tác giả văn học đã học theo những nội dung sau : một số nét chính về cuộc đời, những chặng đường sáng tác, những tác phẩm tiêu biểu, những nét nổi bật về phong cách nghệ thuật.

– Sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp để tái hiện một cách sinh động về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Câu III.12

Biết viết bài văn thuyết minh.

– Giới thiệu được một loài hoa đặc trưng cho ngày Tết (hoa mai, hoa đào, hoa lay ơn, viôlet,...) theo một số nội dung sau : đặc điểm, tính chất của loài hoa, cách trồng, cách chăm sóc, vẻ đẹp của hoa trong ngày tết,...

– Sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp để tái hiện một cách sinh động về đặc điểm, tính chất của loài hoa.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Câu III.13

Biết viết bài văn thuyết minh.

– Giới thiệu được một nhạc cụ truyền thống của dân tộc theo các nội dung sau : đặc điểm, tính chất của nhạc cụ, cách chế tạo ra nhạc cụ ; cách chơi, cách biểu diễn ; ý nghĩa, giá trị của nhạc cụ trong đời sống văn hóa của dân tộc.

– Sử dụng yếu tố miêu tả và biện pháp nghệ thuật phù hợp để thể hiện đặc điểm, tính chất của nhạc cụ, cảm nhận về sự hấp dẫn của nhạc cụ khi biểu diễn,...

– Tác dụng : tái hiện vẻ đẹp của Sa Pa dưới con mắt của những người đang đi trên chiếc xe lên Sa Pa.

Câu III.16.C

Câu III.17.D Câu III.18

– Yếu tố lập luận : những ý kiến của cậu bé để chứng minh cho quan điểm của cậu về thế nào là cuộc sống nghèo.

– Yếu tố lập luận làm tăng tính bất ngờ của câu chuyện (chính người cha mới là người học được từ đứa con của mình khi quan niệm về sự giàu nghèo).

Câu III.19

– Biết viết đoạn văn/bài văn tóm tắt tác phẩm Cố hương, đảm bảo các sự việc chính trong văn bản : Chuyến về thăm quê, những kí ức đẹp đẽ của quê hương trong quá khứ ; những thay đổi đáng buồn của quê hương hiện tại, những hi vọng về tương lai.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

Câu III.20.B Câu III.21

Có thể bổ sung hai sự việc (tiếp sau sự việc thứ nhất) : + Ông luôn khoe làng mình với mọi người nơi tản cư. + Ông luôn tin tưởng vào sự chiến thắng của quê hương. – Tóm tắt được văn bản.

Câu III.22

Kể được những nội dung chính của đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều theo ngôi kể là nhân vật Thuý Kiều.

– Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp (miêu tả về nhân vật Mã Giám Sinh từ cái nhìn của Thuý Kiều, miêu tả cảnh mua bán ; thể hiện được tâm trạng đau khổ của Thuý Kiều trong cảnh mua bán), tuy nhiên không làm mất đi mạch tự sự của văn bản. – Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

Câu III.23

Kể lại được nguyên nhân và cái chết của nhân vật lão Hạc theo ngôi kể phù hợp với yêu cầu.

– Sử dụng yếu tố biểu cảm phù hợp (thể hiện thái độ của Binh Tư khi lão Hạc sang xin bả chó là sự bất ngờ, đau xót của Binh Tư khi chứng kiến cái chết của lão Hạc.).

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.

Câu III.24

Kể được câu chuyện đáng nhớ, có ý nghĩa về thầy cô, bè bạn với ngôi kể phù hợp, đảm bảo các nội dung của mỗi phần : mở bài (giới thiệu câu chuyện), thân bài (kể lại diễn biến của câu chuyện), kết bài (nêu cảm nhận, bài học cho bản thân về ý nghĩa của câu chuyện). – Sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp để thể hiện nội dung câu chuyện. Yếu tố miêu

tả nhằm tái hiện một cách sinh động sự việc và nhân vật trong câu chuyện ; yếu tố biểu cảm nhằm thể hiện tình cảm, thái độ của người kể đối với các sự việc trong câu chuyện. – Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.

Câu III.25

Kể lại được các chi tiết của sự việc ông Hai nhận được tin cải chính về việc không phải làng ông theo Tây, với ngôi kể là nhân vật ông Hai (chú ý các chi tiết : ông Hai nghe tin cải chính, ông Hai chia sẻ niềm vui với mọi người).

– Sử dụng yếu tố biểu cảm để bộc lộ tâm trạng vui sướng hả hê của ông Hai, bộc lộ niềm tin của ông về làng Chợ Dầu của ông, cũng là niềm tin ở cuộc kháng chiến. – Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, ngữ pháp.

Câu III.26.C

Câu III.27.A

Câu III.28

a) Vấn đề chính : bàn về hai chữ chí thành (tấm lòng chân thật của con người trong cuộc sống). b) Phép giải thích làm rõ câu hỏi : "Thành” nghĩa là gì ?

– Phép phân tích : làm rõ những phương diện biểu hiện của thành và chí thành (đoạn 2, 3). – Phép tổng hợp : khái quát giá trị của người có chí thành (đoạn cuối).

C©u III.29.C

C©u III.30.B

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

Câu III.33

Biết tạo lập văn bản nghị luận sử dụng phép lập luận phân tích. – Phân tích được lợi ích và tác hại của những trò chơi điện tử.

+ Lợi ích : đối với cá nhân (khuyến khích tư duy, nâng cao kĩ năng về tin học) ; đối với xã hội (tăng cường mối giao lưu).

+ Tác hại : đối với cá nhân (nếu ham mê sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thời gian, tiền bạc) ; đối với xã hội (dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn tiếp theo).

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

Câu III.34

Biết viết đoạn văn nghị luận.

– Phân tích được nội dung câu văn của Nguyễn Đình Thi về vai trò, ý nghĩa của văn nghệ trên các phương diện : văn nghệ làm cho tâm hồn con người phong phú hơn (biết vui buồn, yêu thương và căm giận) ; văn nghệ giúp cho con người biết sống và sống tốt hơn (biết nhìn, biết nghe, biết sống).

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

Câu III.35

a) Chọn một nhân vật yêu thích trong văn bản tự sự đã học, phân tích nhân vật đó theo các phương diện được thể hiện trong tác phẩm (ngoại hình, tính cách, tâm hồn hay các giai đoạn của cuộc đời nhân vật).

Từ đó lập dàn ý theo các phần : Mở bài (Giới thiệu tác phẩm và nhân vật), Thân bài (phân tích những đặc điểm, tính cách, phẩm chất của nhân vật), Kết bài (ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm, cảm nhận của cá nhân về nhân vật).

b) Viết đoạn văn phân tích từ dàn ý đã xây dựng.

Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Câu III.36

Lựa chọn bài thơ yêu thích.

– Phân tích bài thơ theo một trình tự nhất định (theo từng ý của bài thơ hoặc theo các phương diện nội dung cảm xúc được thể hiện trong bài thơ). Trên cơ sở phân tích, khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Câu III.37

Phân tích được nội dung của bốn câu thơ : sự giàu có, vẻ đẹp và sức sống của biển cả. – Phân tích được nghệ thuật thể hiện của bốn câu thơ : phép liệt kê, nhân hoá đã làm nổi bật nét sinh động của nhịp sống một đêm trên biển.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

Câu III.38

Biết viết bài văn nghị luận.

– Phân tích được vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao dâng hiến cuộc đời trong bài

thơ Mùa xuân nho nhỏ

+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua bức tranh thiên nhiên xứ Huế, vẻ đẹp của con người trong cuộc sống chiến đấu và dựng xây, vẻ đẹp của đất nước đang trên đà phát triển. + Vẻ đẹp của niềm khát khao dâng hiến thể hiện ở ước muốn khiêm nhường mà tha thiết

muốn dâng trọn tuổi xuân của mỗi người cho mùa xuân đất nước.

+ Vẻ đẹp của mùa xuân và khát vọng hiến dâng được thể hiện bởi những hình ảnh thơ đẹp, cách diễn đạt tinh tế, giọng thơ mang đậm sắc màu xứ Huế và âm hưởng trong sáng thiết tha.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

Câu III.39

Biết viết bài văn phân tích văn học.

– Phân tích được vẻ đẹp của tình đồng chí trong bài thơ Đồng chí (cơ sở gắn bó tình đồng chí, những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí trong cuộc sống chiến đấu, ý nghĩa và biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí) được thể hiện qua những dòng thơ giản dị mà gợi cảm, sâu lắng.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

Câu III.40

Phép liên kết Nội dung

Phép lặp Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước Phép đồng nghĩa, trái

nghía và liên tưởng

Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ

ngữ đã có ở câu trước

Phép nối Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Câu III.41

Câu III.44.B

Câu III.45

Các từ ngữ liên kết : nước, đại dương, sông ngòi, hồ lớn : đó là những từ cùng trường nghĩa, có tác dụng cụ thể hoá sự xuất hiện của nước trên trái đất.

– Câu cuối : từ liên kết : "nghĩ như vậy" thay thế cho ý "chúng ta tin rằng thiếu gì thì thiếu … không bao giờ thiếu nước".

Câu III.46.B Câu III.47.A Câu III.48.D Câu III.49 a) Lặp từ ngữ b) Phép trái nghĩa c) Phép nối d) Lặp từ ngữ Câu III.50

Viết được đoạn văn.

– Trình bày được cảm nhận của cá nhân về nhân vật Nhuận Thổ (hình ảnh đẹp đẽ của Nhuận Thổ lúc còn nhỏ, hình ảnh thảm hại của Nhuận Thổ khi gặp tác giả, cảm nhận về sự đổi thay của quê hương qua sự đổi thay của Nhuận Thổ,...).

– Sử dụng phép liên kết phù hợp.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.

Câu III.51.D

Câu III.52.D

Câu III.53

Viết được đoạn văn.

– Trình bày được đặc trưng của sáng tác nghệ thuật từ văn bản Chó sói và cừu trong thơ

ngụ ngôn của La Phông-ten (nghệ thuật mang đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng

của nhà văn).

– Sử dụng phép liên kết phù hợp.

Câu III.54

a) Chọn một nhân vật yêu thích trong văn bản tự sự đã học, phân tích theo các phương diện được thể hiện trong tác phẩm (ngoại hình, tính cách, tâm hồn hay các giai doạn của cuộc đời nhân vật).

Lập dàn ý theo các phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài. b) Viết được các đoạn văn triển khai ý của dàn bài trên. – Sử dụng phép liên kết phù hợp.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

Câu III.55

Nêu được đúng ví dụ về các phép liên kết.

Câu III.56.C

Câu III.57.C

Câu III.58.D

Câu III.59

Trong các luận điểm trên, luận điểm 3 chưa thực sự gắn kết với nội dung của câu tục ngữ.

– Đoạn văn lập luận cần làm sáng tỏ được ý chủ đề, theo những thao tác triển khai phù hợp

Câu III.60

Biết viết đoạn văn nghị luận, sử dụng các thao tác phù hợp

– Triển khai được ý chủ đề nêu trên bằng những lí lẽ và dẫn chứng hợp lí (những cảm nhận sâu sắc của con vật trước tình cảm, thái độ của người chủ; sự tôn thờ, thành kính của Bấc với Thoóc-tơn ; cách thể hiện tinh tế khi đi sâu vào “thế giới tâm hồn” của con vật,...). – Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

Câu III.61

Biết viết đoạn văn nghị luận, sử dụng thao tác chứng minh và thao tác giải thích. – Triển khai ý chủ đề bằng các lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, thuyết phục.

+ Với đoạn văn chứng minh, cần nêu những dẫn chứng để chứng tỏ với những người biết tận dụng thời gian thì sẽ gặt hái thành công, với những người không biết tận dụng thời gian đã có những hậu quả,...

+ Với đoạn văn giải thích, cần lí giải được vai trò của thời gian đối với mỗi người, nếu biết tận dụng thời gian sẽ dẫn đến kết quả thế nào, nếu bỏ phí thời gian thì hậu quả sẽ ra sao,... – Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

+ Vai trò của rừng trong cuộc sống.

+ Thực trạng rừng hiện nay và hậu quả của nó.

+ Những giải pháp chủ yếu để gìn giữ và phát triển màu xanh của rừng. Kết bài : Suy nghĩ, liên hệ trách nhiệm của bản thân.

– Lựa chọn được 1 ý và viết thành đoạn văn với thao tác phù hợp, diễn đạt tốt.

Câu III.63

Nhận ra được ý nghĩa rút ra từ câu chuyện : sự đồng cảm, sẻ chia của con người trong cuộc sống được thể hiện qua một câu chuyện giản dị mà chân thành, xúc động.

– Trình bày suy nghĩ của cá nhân về sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với nhau trong cuộc sống (ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia ; những biểu hiện của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống ; những suy nghĩ, việc làm của cá nhân để thể hiện tình cảm, thái độ về sự đồng cảm, sẻ chia của con người).

– Sử dụng các thao tác nghị luận phù hợp.

– Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.

Câu III.64

Biết viết bài văn nghị luận.

– Bộc lộ được suy nghĩ của cá nhân về truyền thống Lá lành đùm lá rách (sự đoàn kết,

Một phần của tài liệu BO CAU HOI MON NGU VAN LOP 9PHAN LAM VAN (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)