Basa và tra là hai loại cá đang được nuôi khá phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Ngoài tiêu thụ nội địa, hai loại cá này có giá trị kinh tế cao trên thị trường quốc tế. Muốn phát triển sản xuất phải chủ động về giống vì thế, trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thuỷ sản An Giang đã ứng dụng thành công công nghệ sản xuất hai loại giống cá này.
Có thể lựa chọn cá bố mẹ từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo, tuy nhiên, cá bố mẹ có nguồn gốc sinh sản nhân tạo có nhiều ưu điểm hơn cá nguồn gốc hoang dã. Nhưng dù từ nguồn gốc nào thì cũng phải đảm bảo các yếu tố: cá có nguồn gốc lai lịch rõ ràng, cá cân đối không dị hình, bơi lội nhanh nhẹn, linh hoạt, không bị nhiễm bệnh hoặc ký sinh trùng trên cơ thể, tuổi cá từ 3 trở lên và trọng lượng trên 3 kg.
Về quy trình sinh sản nhân tạo, Kỹ sư Vương Học Vinh hướng dẫn như sau: Có thể nuôi vỗ thành thục cá ba sa và cá tra trong ao hoặc trong bè, nếu là ao diện tích phải từ 500 m2 trở lên, độ sâu hơn 1,5 m, mật độ 1 kg cá bố mẹ/m2 mặt nước. Nếu nuôi bè, kích thước ít nhất là 4x8x2,5 m, lu tốc nước trung bình 0,3-0,5m/s, mật độ khoảng 7 kg cá bố mẹ/m3 nước. Các chỉ tiêu hoá lý như hàm lượng oxy hoà tan >3mg/l, nhiệt độ 28-320, pH 7-8%, nuôi chung cá đực và cá cái tỷ lệ 1:1.
Về thức ăn nuôi vỗ, có thể dùng kết hợp bột cá 60%, cám Con Cò 30% còn lại là rau xanh, dầu thực vật, vitamin A,D,E và chất kết dính. Nên cho ăn 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều tối. Cá ba sa sinh sản từ tháng 1 đến tháng 7, cá tra từ tháng 2 đến tháng 10.
Tỷ lệ các tham gia sinh sản còn tuỳ theo cơ chế nuôi vỗ tốt hay xấu, tuổi cá bố mẹ và nguồn gốc hoang dã hay nhân tạo.
Lưu ý là cá nuôi trong ao thành thục sớm hơn cá nuôi trong bè 1 tháng và cá có nguồn gốc và cá có nguồn gốc sinh sản nhân tạo thành thục sớm hơn cá có nguồn gốc hoang dã 30-40 ngày. Khi tiến hành cho cá sinh sản nhân tạo, phải kiểm tra lại cá bố mẹ đảm bảo khoẻ mạnh, không bị thương tật. Kiểm tra hoạt tính của tinh trùng bằng cách vuốt xoang bụng, lỗ sinh dục sẽ có giọt trắng đục chảy ra và tiến hành kiểm tra bằng kính hiểm vi. Kiểm tra trứng cá cái bằng cách dùng que tăm thăm trứng, trứng phải đang phát triển ở giai đoạn 4, tròn, hạt rời có màu vàng nhạt, đường kính trứng cá ba sa từ 1,5 mm trở lên và cá tra 0,95 mm trở lên.
Kích dục tố được sử dụng trong công nghệ này với liều lượng sơ bộ 500 UIHCG hoặc 0,5mg não thuỳ cá chép/cá cái/ngày. Liều quyết định 3.000 UIHCG+1mg não thuỳ cá chép/kg cá cái. Chích kích thích tố trên cơ lưng, hiệu ứng của thuốc 8-14 giờ.
Hai phương pháp được nghiên cứu sử dụng là thụ tinh khô và ấp trứng. Phương pháp thụ tinh khô là sau khi vuốt trứng cá cái vào dụng cụ chứa, tinh trùng được vuốt trực tiếp từ cá đực vào trứng, hoặc sử dụng tinh trùng thu trước đó 2-4 giờ, bảo quản ở nhiệt độ 40C. Phương pháp ấp trứng có thể tiến hành khử dính bằng dung dịch tanin 1% trong 30 giây, ấp trứng trong bình jar (ấp nước chảy) 30g trứng/lít nước, lu lượng 3 lít/phút. Phương pháp thứ hai là khi khử dính dãi trứng trên khung lới với mật độ cá tra 23-30 trứng/cm2 và cá ba sa 10-16 trứng/cm2. Cả hai phương pháp này đều cho kết quả tương đơng ở nhiệt độ 27-300C, thời gian ấp 25-30 giờ. Trong sản xuất, nên chọn phương pháp khử dính ấp nước chảy.
Hiện tại, công nghệ sản xuất giống cá ba sa và cá tra đã được ứng dụng sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu sản xuất giống thủy sản An Giang đạt hiệu quả cao. Kỹ sư Vương Học Vinh cho biết: So với cá giống tự nhiên, cá giống nhân tạo có những ưu
điểm vượt trội như tuổi thành thục cá bố mẹ sớm hơn 2-3 năm, mẫn cảm với hiệu ứng của thuốc kích dục tố, mùa vụ sinh sản bắt đầu sớm hơn từ 30 đến 40 ngày.. .