Vỡ thành tự do của tim

Một phần của tài liệu bệnh học nhồi máu cơ tim (Trang 27 - 29)

4.4.3.1. Biểu hiện lâm sàng

- Triệu chứng:

+ Thể cấp: có thể thấy biểu hiện của phân ly điện cơ trên ĐTĐ và đột tử. Một số bệnh nhân kêu đau ngực dữ dội hơn, ho và nấc.

+ Thể bán cấp: gặp ở số ít bệnh nhân mà bệnh cảnh dễ nhầm với viêm màng ngoài tim cấp, nôn, tụt huyết áp.

- Thăm khám: Thấy các dấu hiệu của ép tim cấp đột ngột: giãn tĩnh mạch cảnh, mạch đảo, tiếng tim mờ…

4.4.3.2. Các thăm dò chẩn đoán

• Điện tim đồ:

• Có thể thấy hình ảnh nhịp bộ nối hoặc tự thất.

• Điện thế ngoại vi thấp.

• Sóng T cao nhọn ở các chuyển đạo trớc tim.

• Một số bệnh nhân có biểu hiện nhịp chậm trớc khi vỡ thành tự do.

• Cho phép nhìn thấy hình ảnh ép tim cấp

• Và có thể cho phép nhìn thấy chỗ vỡ.

4.4.4. Giả phình thành tim

4.4.4.1. Triệu chứng

• Lâm sàng:

• Giả phình thành thất thờng có tiến triển thầm lặng và thờng đợc phát hiện tình cờ khi làm các thăm dò chẩn đoán.

• Hoặc có biểu hiện của các cơn tim nhanh tái phát và suy tim.

• Thăm khám: có thể thấy:

• Tiếng thổi tâm thu hoặc

• Tâm trơng hoặc

• Tiếng thổi theo t thế.

 do dòng máu xoáy qua lỗ thủng vào chỗ phình.

- Bản chất bệnh lý của giả phình thành thất là do vỡ một chỗ nhỏ của thành tự do thất và đợc màng ngoài tim cùng huyết khối thành bao bọc lại. Giữa túi phình và thất vẫn còn liên hệ với nhau nhờ lỗ thủng.

4.4.4.2. Cận lâm sàng

• XQ tim phổi thẳng: có thể thấy hình ảnh bóng tim bất thờng với một chỗ lồi tơng ứng với túi phình.

• ĐTĐ: ST chênh vòm cố định giống trờng hợp bị phình thất.

• Siêu âm tim: có thể giúp chẩn đoán xác định bệnh.

• Chụp cộng hởng từ (MRI): cũng là một biện pháp khá chính xác để chẩn đoán.

4.4.5. Phình vách thất

4.4.5.1. Triệu chứng lâm sàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Cơ năng.

• Thể cấp: suy tim hoặc shock tim.

• Thể mạn tính: suy tim, rối loạn nhịp thất, tắc mạch đại tuần hoàn…

• Có thể phát hiện đợc vùng bị phình của thất bằng sờ mỏm tim hoặc gõ tim.

• Nghe tim tiếng ngựa phi ở BN đã suy giảm nhiều chức năng thất trái.

4.4.5.2. Các thăm dò cận lâm sàng

• Điện tâm đồ:

• Cấp tính: sóng ST chênh lên cố định mặc dù ĐMV có đợc tái tới máu.

• Mạn tính: ST chênh lên tồn tại khoảng hơn 6 tuần.

• XQ tim phổi: một vùng bóng tim phình ra tơng ứng với vùng cơ thất bị phình.

• Siêu âm tim:

• Là một thăm dò có giá trị giúp chẩn đoán xác định bệnh, định khu, đánh giá các biến chứng, chức năng thất, huyết khối.

• Đặc biệt siêu âm giúp chẩn đoán với giả phình thất (trong phình vách thất thật thì cổ vào rộng còn giả phình thì cổ vào hẹp).

• Chụp cộng hởng từ cũng giúp xác định phình vách thất.

Một phần của tài liệu bệnh học nhồi máu cơ tim (Trang 27 - 29)