2 Một số đối tượng khai thác chính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 27)

1. 2.2.4 Vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu nguồn sáng nhân tạo

1.2.3. 2 Một số đối tượng khai thác chính

Đối tượng đánh bắt chủ yếu của lưới vây ánh sáng là các đàn cá nổi nhỏ di cư theo mùa như cá nục, cá bạc má, cá ngừ ồ, cá cơm,.v.v.

* Cá bạc má (Rastrelliger spp.)

Hình dạng: Bạc má là loại cá có thân hình bầu dục. Chiều dài thân gấp 3 ÷ 4 lần chiều cao thân. Loại cá này có vây nhỏ, dễ rụng, miệng nhỏ và vây đuôi dài, thân có màu xanh chấm sọc, bụng màu trắng.

Đặc điểm sinh học: Cá bạc má sống ở tầng mặt ở độ sâu từ 20 m nước trở ra, nhiệt độ thích hợp 19 ÷ 250C, nồng độ muối 30 ÷ 350/00 và chất đáy là bùn cát hay cát pha nhuyễn thể. Thức ăn chủ yếu là các loại cá nhỏ và động vật không xương sống. Cá nhạy đối với tiếng động và thích nghi với ánh sáng trắng. Tốc độ di chuyển 1,2 ÷ 1,3 m/s. Mùa sinh sản kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7 ở ven bờ. Kích thước khai thác thường từ 150 ÷ 200 mm, trọng lượng 50 ÷ 100 gram. Mùa vụ khai thác chính từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch.

Đặc điểm sinh học: Ngoài tính di cư ngang, chúng có tính di cư thẳng đứng theo độ sâu và theo chu kỳ ngày đêm, vào ban ngày chúng lặn xuống sâu, tập trung thành đàn ở tầng đáy, ban đêm di chuyển lên tầng mặt. Cá nục có tính hướng quang. Cá nục thường tập trung ở độ sâu 20 ÷ 80 m, chất đáy chủ yếu là bùn lẫn vỏ sò. Độ mặn thích hợp là 32 ÷ 340/00, nhiệt độ nước 15 ÷ 240C, thích bóng râm và nước trong.

Vào mùa gió Tây Nam cá nục thường tập trung thành đàn lớn ở vùng biển miền Trung, Đông Nam Bộ để kiếm mồi và sinh sản. Vào mùa gió Đông Bắc, cá nục di cư xa bờ và xuống biển Đông Nam Bộ.

* Cá trích (Sardinella spp.)

Hình dạng: thân bầu dục dài hai bên hẹp, chiều dài thân gấp 2 ÷ 3 lần chiều rộng thân, miệng nhỏ, hàm dưới dài hơn hàm trên, ở bụng có vẩy răng cưa, lưng màu xanh thẫm, bụng màu trắng hai bên lườn có một dải hẹp màu vàng nhạt. Toàn thân có những vẩy tròn, mỏng rất dễ rụng.

Đặc điểm sinh học: Là loài cá sống ở tầng mặt và tầng giữa thường tập trung thành từng đàn có hiện tượng di cư thẳng đứng, chúng có tính hướng quang mạnh thường vào lúc hoàng hôn hoặc những đêm trăng chúng kết đàn và nổi lên mặt nước. Cá trích tập trung nhiều ở độ sâu 25 ÷ 30 m, độ mặn 29 ÷ 330/00. Nhiệt độ thích hợp 18 ÷ 230C thức ăn là các loài giáp xác. Hàng năm cá trích đi đàn và di cư từ tháng 3 đến tháng 7 ở đến những nơi có độ sâu từ 7 ÷ 20 m ở phần cửa sông, quanh đảo. Cá khai thác được chủ yếu từ 1 ÷ 2 tuổi, có chiều dài 100 ÷ 140 mm tuổi thọ cao nhất là 5 tuổi mùa khai thác từ tháng 2 đến tháng 10. Cá trích rất nhạy với ánh sáng mạnh huỳnh quang, sau khi chiếu sáng 30 ÷ 40 phút thì chúng xuất hiện quanh nguồn sáng có thể thấy rõ bằng mắt thường, nếu nguồn sáng di chuyển thì chúng cũng di chuyển theo.

* Cá ngừ (Thunnus spp.)

Hình dạng: Có thân hình thoi, dài và hơi tròn. Trên thân có vảy nhỏ, có loài chỉ có một phần thân có vây. Đầu cá thon nhỏ, hai vây lưng cách xa nhau, phía sau vây lưng thứ hai là vây hậu môn và có một số vây nhỏ.

Đặc điểm sinh học: Cá ngừ thích sống ở vùng nước trong và có nồng độ muối cao 32 ÷ 350/00, nhiệt độ thích hợp là 21 ÷ 31oC, mùa sinh sản từ tháng 3 ÷9, rộ nhất từ tháng 5 ÷ 7. Thức ăn chủ yếu là các loài cá con. Tốc độ di chuyển khoảng 1,6 m/s. Ở khu vực ngoài khơi có độ sâu trên 30m cá thường xuất hiện đàn và di chuyển trên tầng mặt.

* Mực ống (Logigo spp.)

Hình dạng: Cơ thể lớn, thân dài 100 ÷ 400 mm. Chiều dài thân gấp 6 lần chiều rộng, vây dài bằng 2/3 chiều dài thân, đuôi nhọn xúc tay có hai hàng giác bám. Xúc tay bắt mồi có 4 hàng giác bám, lớn hơn giác bám ở những xúc tay khác.

Đặc điểm sinh học: Mực ống sống ở tầng đáy và gần đáy, phân bố rộng và rải rác, rất nhạy với ánh sáng và nhiệt độ, nhiệt độ thích hợp từ 20 ÷ 280C, độ mặn từ 29 ÷ 330/00. Có hiện tượng di cư thẳng đứng theo ngày và đêm. Ban đêm mực đi nổi. Thức ăn chủ yếu là động vật phù du, nhuyễn thể, giáp xác và cá nhỏ.v.v.. Vùng gần bờ với thức ăn phong phú, đầy đủ dưỡng khí đó là những bãi đẻ cho mực. Mực ống nhạy với ánh sáng trắng, tím. Mực tập trung thành đàn dưới sâu nguồn sáng. Khi giảm độ rọi sáng, mực nổi lên mặt nước sau đó lặn xuống rất nhanh và phân tán. Mùa khai thác mực cho sản lượng cao từ tháng 6 đến tháng 9.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

Ninh Thuận là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa lý từ 11018‘14” ÷ 12009’45”N và 108039’08” ÷ 109014’25” E, phía Đông giáp Biển Đông. Ninh Thuận có đường bờ biển kéo dài hơn 105km, từ vĩ độ 11018’ ÷ 11050’N, vùng đặc quyền kinh tế 24.480 km2, diện tích vùng biển nội thủy 1.800 km2 [13].

Hình 2.1: Bản đồ hành chính của tỉnh Ninh Thuận

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh Ninh Thuận, được tiến hành từ tháng 01/2010 đến tháng 05/2011.

2.1.3. Đối tượng nghiên cứu

- Đội tàu lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận và một số đối tượng cá nổi nhỏ: cá nục thuôn, cá nục sồ, cá bạc má, cá tráo,….

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng

Nghiên cứu sử dụng ánh sáng nhân tạo trong nghề cá ở nước ta được tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ 19, các nghiên cứu đi sâu đánh giá hiện trạng sử dụng nguồn sáng và tác động của ánh sáng mạnh tới một số loài hải sản. Trong thời gian gần đây, nhằm giải thích cho sự có hại khi tăng công suất nguồn sáng của ngư dân và các biện pháp nâng cao năng suất khai thác, hiệu quả kinh tế,… nhiều công trình nghiên cứu đi sâu vào phương pháp trang bị nguồn sáng, hiện trạng nguồn sáng và ứng dụng màu sắc ánh sáng được triển khai, nổi bật là các công trình nghiên cứu của một số tác giả như:

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Sĩ (2006), thấy rằng [10]: các yếu tố công suất nguồn sáng, độ cao treo đèn và góc treo đèn ảnh hưởng mạnh đến sản lượng khai thác

cá Nục sồ trên tàu lưới vây xa bờ kết hợp ánh sáng ở vùng biển Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông – Tây Nam Bộ; đối với vùng biển Nam Trung Bộ: năng suất khai thác cá nục sồ cao nhất khi trang bị công suất nguồn sáng dao động từ 2,5 ÷ 4 kW, độ cao treo đèn khoảng từ 3,0 ÷ 3,5 m, góc treo đèn 300 ÷ 400.

Năm 2009, nghiên cứu về hiện trạng sử dụng nguồn sáng trên tàu lưới vây của Đông Nam Bộ, của Bùi Văn Tùng [12], đã xác định được: bóng SL đạt hiệu quả khai thác cao nhất, tiếp đến là bóng FL, bóng 1.000MH.

Tiếp đến, kết quả nghiên cứu của Đoàn Văn Phụ, (2010) [9], cho thấy: phạm vi vùng sáng không tỷ lệ với công suất nguồn sáng, khi tăng công suất nguồn sáng lên 5 lần thì phạm vi vùng sáng theo phương ngang chỉ tăng 1,5 lần và theo phương đứng tăng 1,3 lần; năng suất khai thác trung bình của các mẻ lưới sử dụng ánh sáng trắng cao hơn các loại ánh sáng còn lại; ánh sáng trắng có năng suất cao hơn ánh sáng trắng ngầm từ 2,05 ÷ 3,12 lần và cao hơn các loại ánh sáng màu (đỏ, vàng và xanh) từ 1,69 ÷ 2,90 lần. Ngoài ra, năng suất khai thác của các loài cá nổi như: cá nục thuôn, cá nục sồ, cá tráo vàng, cá tráo xanh và cá ngân không ảnh hưởng bởi loại ánh sáng.

Như vậy, bỏ qua tác động của yếu tố ngoại cảnh thì nghề lưới vây sử dụng ánh sáng nhân tạo phụ thuộc vào các yếu tố: công suất nguồn sáng, cách bố trí nguồn sáng, chủng loại bóng đèn và màu sắc ánh sáng. Dựa trên cơ sở khoa học của các công trình nghiên cứu đi trước và kết hợp với thực tiễn sản xuất của ngư dân làm nghề lưới vây ánh sáng tỉnh Ninh Thuận, luận văn lựa chọn một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng như sau:

- Công suất nguồn sáng (ký hiệu: P): là tổng công suất nguồn sáng được trang bị trên tàu phục vụ cho việc chiếu sáng tập trung cá.

- Độ cao treo nguồn sáng (ký hiệu: Z): là độ cao được tính từ tâm của máng đèn hoặc tâm của chóa đèn mặt nước (xem hình 2.2).

- Góc treo nguồn sáng (ký hiệu: α): là góc hợp bởi trục quang của bóng đèn với phương thẳng đứng tính từ vị trí đặt nguồn sáng (xem hình 2.2).

- Tỷ lệ chủng loại bóng đèn (ký hiệu: H): là tỷ số giữa tổng công suất bóng đèn loại này so với tổng công suất của tất cả các loại bóng đèn trang bị trên tàu phục vụ cho việc chiếu sáng tập trung cá.

- Màu sắc ánh sáng: phụ thuộc vào thành phần quang phổ có trong bóng đèn, được xác định thông qua nhiệt độ màu và chỉ số hoàn màu.

+ Nhiệt độ màu (ký hiệu là T): biểu hiện màu sắc của đèn và ánh sáng mà nó phát ra. Nhiệt độ màu của đèn sẽ làm cho đèn có nguồn sáng “ấm”, “trung tính” hoặc “mát”. Nhiệt độ màu càng thấp thì nguồn sáng càng mát và ngược lại, đơn vị tính là Kelvin (K).

+ Chỉ số hoàn màu (Ra):Nói lên chất lượng chiếu sáng của nguồn, phản ánh độ trung thực, màu sắc của sự vật trong không gian được chiếu sáng. Ra là đơn vị đo đặc tính hoàn màu của nguồn ánh sáng được công nhận rộng rãi nhất. Hệ số hoàn màu càng cao được coi chất lượng ánh sáng càng tốt. Đây là chỉ tiêu chất lượng kĩ thuật.

Hình 2.2: Độ cao và góc treo nguồn sáng trên tàu lưới vây ánh sáng

2.2.2. Bố trí thí nghiệm

Đây là phương pháp bố trí thí nghiệm của đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu sử dụng ánh sáng đèn ngầm trong nước và ánh sáng màu cho nghề lưới vây xa bờ biển miền Trung và niềm Nam”, gọi tăt là đề tài “Ánh sáng đèn ngầm”, tiến hành thử nghiệm 5 chuyến biển (khoảng 22 ngày) năm 2008 ở ngư trường Nam Trung Bộ (vùng biển tỉnh Ninh Thuận). Luận văn chỉ sử dụng số liệu thu được trên tàu thực nghiệm và chính tác giả là người trực tiếp thu thập số liệu trên tàu thí nghiệm này. Vì vậy, luận văn mô tả sơ qua cách bố trí thí nghiệm của đề tài như sau:

Đề tài sử dụng tàu mẹ (NT92036TS) và tàu con (NT00018TS), để thử nghiệm ánh sáng cho nghề lưới vây ở vùng biển Nam Trung bộ.

Tàu NT92036TS thử nghiệm luân phiên giữa ánh sáng đỏ và ánh sáng vàng theo hình thức thắp sáng trên mặt nước.

Tàu NT00018TS thử nghiệm luân phiên giữa ánh sáng xanh và ánh sáng trắng ngầm.

Công suất phát sáng ở tàu mẹ và tàu con như nhau, trung bình 4.400 W. Khoảng cách thắp sáng giữa hai tàu từ 1,5 - 2,5 hải lý.

di o βi ∇ B αi A Zi

Sau một thời gian thắp sáng, tàu mẹ tiến hành giảm công suất nguồn sáng để quan sát tập tính cá gần nguồn sáng và đo các thống số ánh sáng. Khi đến thời điểm thích hợp thì tàu mẹ đưa mành đèn dụ cá để tiến hành đánh bắt.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.3.1. Thu thập số liệu nghề cá trên bờa. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành quản lý nghề cá ở địa phương, Viện Nghiên cứu Hải sản, Trường Đại học Nha Trang,.v.v.

Các số liệu thu thập bao gồm: Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của nghề cá, các chính sách, chỉ tiêu,.v.v.; số lượng tàu thuyền, tổng công suất, sự phân bố tàu thuyền ở mỗi địa phương trong tỉnh và năng lực tàu thuyền của từng nghề; ngư trường hoạt động và đặc điểm ngư trường nguồn lợi của nghề lưới vây.

b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn và khảo sát trực tiếp chủ tàu, thuyền trưởng, ngư phủ làm nghề lưới vây ánh sáng khai thác hải sản tỉnh Ninh Thuận. Quá trình thu số liệu được thực hiện theo phương pháp điều tra thu mẫu của FAO.

Các thông tin thu thập bao gồm: Tàu thuyền, trang thiết bị (phục vụ khai thác và phục vụ hàng hải), ngư cụ của nghề lưới vây ánh sáng; tổ chức sản xuất, năng suất khai thác và hiệu quả kinh tế của đội tàu lưới vây ánh sáng; thông tin về sử dụng ánh sáng (chủng loại bóng đèn, cách bố trí, công suất nguồn sáng,.v.v.) của đội tàu lưới vây ánh sáng.

2.2.3.2. Thu thập số liệu thực nghiệm

Số liệu thu thập bao gồm: công suất nguồn sáng, chủng loại bóng đèn được thắp sáng, qui trình sử dụng ánh sáng, thành phần loài, sản lượng khai thác,....

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

2.2.4.1. Xác định yếu tố vật chất [5]

- Hao mòn hữu hình (ký hiệu: H): Đánh giá sự giảm dần của thiết bị tham gia sản xuất, đơn vị tính là phần trăm (%).

∑ ∑ = = ∗ = n i i n i i i P h P H 1 1 (2-1)

Trong đó: P - giá thành lúc mua của bộ phận i (tr.đồng); hi i- mức hao mòn của bộ phận i (%).

- Tuổi trung bình của thiết bị (ký hiệu: T): đánh giá mức độ thời gian sử dụng thiết bị đã được sử dụng. Kết hợp với tiêu chí khác để đánh giá sự suy giảm chất lượng hoạt động của thiết bị, đơn vị tính là năm.

∑ ∑ = = ∗ = n i i n i i i P T P T 1 1 (2-2)

Trong đó: P - giá thành lúc mua của bộ phận i (tr.đồng); i T - tuổi của bộ phận i.i

- Hệ số đổi mới thiết bị (ký hiệu: Kdm): đánh giá mức độ đổi mới công nghệ, trong thời gian gần thời điểm đánh giá.

100 × = sx tbm dm G G K (2-3)

Trong đó: Gtbm - tổng giá trị của thiết bị mới (qui ước các thiết bị được đầu tư mới từ tháng 01 năm 2004); Gsx- tổng giá trị của tàu.

- Mức độ huy động thiết bị vào sản xuất (ký hiệu: Ksx): mức độ sử dụng thiết bị so với tiềm năng có thể sử dụng, đơn vị tính là phần trăm (%).

100 × = tn sx sx N N K (2-4)

Trong đó: Nsx – số ngày thực tế hoạt động; Ntn – số ngày tiềm năng tàu có thể hoạt động.

- Tỷ trọng thiết bị hiện đại (ký hiệu: Ihd): đánh giá mức độ hiện đại của trang thiết bị phục vụ sản xuất (máy phụ, máy phát điện, máy dò ngang, định vị, ra đa,...), đơn vị tính là phần trăm (%). 100 × = sx hd hd G G I (2-5)

Trong đó: Ghd – tổng giá trị thiết bị hiện đại; Gsx – tổng giá trị của tàu.

- Mức độ trang bị động lực (ký hiệu: Hnl): đánh giá khả năng, mức độ trang bị động lực của tàu, đơn vị tính là mã lực (cv).

m M

H nl

nl = (2-6)

- Mức độ trang bị vốn cho sản xuất (ký hiệu: Kv; K’

v): đánh giá mức độ vốn đầu tư cho sản xuất, đơn vị tính là đồng/người và đồng/tàu.

n G K sxcd v= (2-7) m G K i i v ∑ = = 1 ' (2-8)

Trong đó: Gsxcd – giá trị thiết bị tại thời điểm đầu tư; Gi – vốn đầu tư tàu i; m – số tàu điều tra; n – số lao động tại thời điểm điều tra.

- Chi phí cho đơn vị sản phẩm (ký hiệu: H1): đánh giá hiệu quả sản xuất tương ứng với công nghệ đang sử dụng, đơn vị tính là phần trăm (%).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng ánh sáng cho nghề lưới vây tỉnh ninh thuận khai thác một số loài cá nổi nhỏ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w