7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Mở rộng thị trường, phát triển thương hiệu
Tổ chức thường xuyên các cuộc nghiên cứu thị trường với quy mô lớn cũng như quy mô nhỏ để nắm bắt kịp thời sự thay đổi của nhu cầu KH. Công ty cần tận dụng nguồn nhân lực ở trong công ty để nắm rõ về mục tiêu của công ty đứng trước sự phát triển của kinh tế, xã hội . Công ty cũng có thể sử dụng đến đội ngũ chuyên nghiệp hơn từ các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Công ty nghiên cứu thị trường Neilsen hay một số tổ chức uy tín khác mặc dù rất tốn kém về chi phí.
Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), đây là hoạt động trọng tâm của bất kì công ty nào muốn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Công ty cần đầu tư xứng đáng đến hoạt động này bằng các biện pháp như: hoàn chỉnh các quy chế, quy định, hệ thống về hoạt động
R&D một cách đồng bộ nhằm tạo động lực cho người LĐ; đưa ra các CS lương, thưởng phù hợp cho đội ngũ R&D để kích thích năng lực sáng tạo, phát triển ý tưởng SP mới cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Do sự dịch chuyển nhu cầu của người tiêu dùng sang những thị trường mới như thị trường cao cấp, công ty nên tập trung phân tích, nghiên cứu kĩ khẩu vị, thẩm mĩ cũng đối tượng khách hàng này để đưa ra các sản phẩm thỏa mãn được mong đợi của khách hàng. Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng cũng thường xuyên thay đổi, công ty cần nhanh chóng thay đổi các sản phẩm để bắt kịp với nhu cầu thị trường. Có thể chuyển đổi sang sản phẩm ít có hại sản phẩm đến sức khỏe như những sản phẩm không đổi về hương vị nhưng nồng độ cồn thấp hơn giống như thuốc lá điện tử.
Duy trì và giữ ổn định thị trường phía Bắc Trung Bộ, tìm cách xâm nhập sâu hơn vào thị trường miền Trung và miền Bắc bằng cách tìm hiểu nhu cầu rộng hơn với những KH ở miền Bắc chứ không chỉ tập trung ở thị trường miền Trung trong thời gian trước.
Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi khi là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế, quốc tế, cũng như tham gia kí kết các hiệp định đa phương và song phương như hiệp định CPTPP, EVFTA. Vì vậy, đây cũng là cơ hội lớn cho các công ty trong nước nói chung và Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa nói riêng để có thể tiếp cận được thị trường trong khu vực cũng như quốc tế nhanh chóng và dễ dàng hơn. Cần tập trung vào những thị trường Asean và Châu Á, nơi có điều kiện khí hậu tự nhiên, cũng như văn hóa, chính trị tương đồng nhau. Từ đó, hoạt động nghiên cứu thị trường được thuận lợi hơn và chính xác hơn.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, quản lý thông minh, hiệu quả, củng cố logistic, áp dụng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến để nâng cao sức cạnh tranh.
Quy hoạch lại bộ máy nhân sự quản lý hệ thống kênh để phát triển thị trường; Xây dựng, đào tạo đội ngũ marketing đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường, có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chú ý tới đội ngũ nhân
viên chăm sóc KH sau bán hàng, giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng SP chuyên nghiệp, hiệu quả.
Xây dựng các chương trình Marketing cụ thể nhằm phát triển mạng lưới phân phối, áp dụng các biện pháp về tài chính như thực hiện giá bán buôn, bán lẻ, giá siêu thị, khuyến mại, hỗ trợ vận chuyển, thưởng doanh thu, ưu tiên vùng sâu vùng xa và các thị trường mới để mở rộng thị trường và các hệ thống phân phối. Cần nhanh chóng đưa ra giải pháp để xâm nhập thị trường miền Nam, tiến hành xây dựng nhà máy sản xuất và kênh phân phối tại khu vực này vì tiềm năng khu vực này còn rất lớn.
Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đưa thông tin SP đến KH. Tăng cường sử dụng các công cụ truyền thông phù hợp với SP của công ty là bia. Tần suất xuất hiện quảng cáo của Bia Thanh Hóa trên tivi cũng như các phương tiện thông tin đại chúng còn quá ít. Các pano, hình ảnh lớn của SP của công ty vẫn chưa gây ấn tượng mạnh với KH. Vì vậy, Công ty cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể để tăng tần suất xuất hiện cả trên ti vi và các phương tiện truyền thông khác. Với SP bia, để đưa thông tin và hình ảnh công ty đến với khách hàng nhanh nhất và phổ biến nhất vẫn không thể bỏ qua phương tiện truyền hình. Tuy nhiên, phòng thị trường cần đầu tư, xây dựng chiến lược truyền thông đặc sắc hơn, ghi dấu ấn hơn với khách hàng. Hiện nay, các “clip” quảng cáo của công ty bị đánh giá là chưa gây ấn tượng sâu sắc đủ để khách hàng nhớ đến SP của công ty. Ngoài ra, nên tăng cường và đa dạng thêm các chương trình khuyến mại thường xuyên cho các khách hàng thân thiết và khách hàng mới như tích điểm qua nắp chai bia, tổ chức trò chơi trúng thưởng các phần quà có giá trị, ô tô, logo bằng vàng,...
Thêm vào đó, công ty cần tổ chức thường xuyên các hoạt động tri ân khách hàng, bên cạnh lễ hội bia hàng năm, các sự kiện lớn hay nhỏ cũng góp phần xây dựng hình ảnh công ty xuất hiện thường xuyên hơn, thúc đẩy tiêu thụ tốt hơn. Tuy nhiên, công ty cẩn đầu tư thêm ngân sách lớn hơn cho những hoạt động này.
Ngoài những công cụ truyền thống như vậy, công ty có thể tăng cường hoạt động xúc tiến qua Internet, điện thoại bằng các công cụ như tăng tương tác cho trang web (www.biathanhhoa.com.vn), mạng xã hội (Facebook, Instargram, Zalo,…) tin nhắn điện thoại để nắm bắt phản hồi của KH nhanh chóng và kịp thời. Hiện nay, tỉ lệ người sử dụng Internet và mạng xã hội ở Việt Nam ngày càng tăng, tỉ lệ các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng, truyền thông trên các công cụ này cũng luôn tăng. Công ty nên bắt đầu phát triển các hoạt động quảng bá sản phẩm, đưa và nhận thông tin khách hàng thường xuyên trên các công cụ này. Công ty mới chỉ có một trang web (www.biathanhhoa.com.vn) đưa thông tin một cách thụ động, tuy thông tin khá đầy đủ về hoạt động của công ty nhưng khách hàng không thể phản hồi, nhận xét về chất lượng cũng như các vấn đề khác của công ty. Vì vậy, việc lập trang Facebook riêng của công ty hay cho từng sản phẩm của công ty đều là việc khả thi và có hiệu quả nhanh chóng. Một kênh truyền thông mới mà rất nhiều các doanh nghiệp đã truyền đạt thông tin nhanh chóng, thu hút và hiệu quả với khách hàng đó là những đoạn quảng cáo ngắn trên Youtube. Hình thức quảng cáo này sẽ tiếp cận khách hàng nhanh và hấp dẫn hơn những công cụ quảng cáo truyền thống.
Bất kì DN nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay đều không thể không quan tâm đến hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu. Công ty đã xây dựng được một vị trí trong tâm trí KH và đang ngày càng trở nên vững chắc. Tuy nhiên, hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty vẫn chưa được quan tâm xứng đáng, nhiều cán bộ, công nhân viên đánh giá về hoạt động này của công ty chưa cao, sự nhận diện thương hiệu với KH vẫn còn chưa sâu đậm. Để có thể tăng cường sự nhận thức của KH về thương hiệu, Công ty nên thực hiện những giải pháp sau:
Nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu với toàn bộ cán bộ, công nhân viên trong công ty. Hiện nay, thương hiệu của công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người biết đến, tuy nhiên những hình ảnh nhận diện thương hiệu của công ty vẫn
chưa hấp dẫn và gây ấn tượng với khách hàng.
Xây dựng thương hiệu dựa trên chiến lược kinh doanh tổng thể của DN. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu cần bám sát chiến lược kinh doanh, thị trường mục tiêu củ công ty để xây dựng một hình tượng phù hợp với KH mục tiêu.
Xây dựng lại bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với thị trường mục tiêu của Công ty để tái định vị thương hiệu với tiêu chí dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ thích nghi, gây ấn tượng sâu sắc hơn trong tâm trí KH. Có thể có những điểm nhấn với những SP chủ lực như bia tươi đóng KEG 2l hay bia Thanh Hoa. Như đồng phục, biển tên, cách trang trí các cửa hàng đại lý.
Chú trọng vào định vị thị trường nhằm làm rõ lí do tại sao KH lại chọn SP của Bia Thanh Hoa chứ không phải một SP nào khác. Định vị thị trường là một SP truyền thống đã không còn phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội hiện đại cũng như xu hướng toàn cầu hóa quốc tế.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến truyền thông. Công ty cần sử dụng tối đa các công cụ truyền thông phù hợp để tiếp cận với người tiêu dùng. Tập trung xây dựng “cộng đồng” KH trung thành, thường xuyên tổ chức các sự kiện tri ân KH trung thành, tạo cơ hội để KH có thể chia sẻ thông tin với công ty cũng như góp phần mở rộng “cộng đồng” trên toàn quốc.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, Luận văn tác giả đã phân tích mục tiêu và phương hướng hoạt động cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa trong thời gian tới (đến năm 2025). Trên cơ sở bài học kinh nghiệm tại chương 1, những đánh giá về thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty, mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty, tác giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa gồm:
Thứ nhất: Cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm - Nâng cao chất lượng sản phẩm
- Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Đầu tư và phát triển công nghệ sản xuất
Thứ ba: Nâng cao năng lực tài chính
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, ngành Bia Việt Nam luôn được đánh giá là một ngành đầy tiềm năng. Kinh tế Việt Nam năm 2019 đạt được nhiều kết quả tích cực nên đã hỗ trợ tốt cho ngành bia tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bia vẫn đang rất khó khăn trong việc tìm ra chiến lược phát triển bền vững, tiếp cận các mô hình quản lý hiệu quả và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất sản phẩm. Hiện nay, có một số các doanh nghiệp lớn trong nước có cơ hội tiếp cận những phương pháp quản trị, kỹ thuật sản xuất tiên tiến của thế giới nên đã vươn lên cạnh tranh ngang hàng với các nhãn hàng quốc tế. Cùng với đó, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Để tồn tại, duy trì và phát triển vấn đề tất yếu đặt ra cho các Công ty bia Việt Nam là cần nâng cao năng lực cạnh tranh. Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa không phải là ngoại lệ. Trong luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa”, đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Thứ nhất, trình bày khái quát về lý thuyết cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các tiêu chí xác định và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Tổng Công ty, qua đó rút ra bài học cho Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.
- Thứ hai, giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, đặc điểm của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa. Trình bày thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty, từ đó đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn 2016 – 2019 gồm cả những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
- Thứ ba, qua nội dung đánh giá thực trạng, luận văn đã khái quát về mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty đến 2025 sau đó đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty và phát triển bền vững trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Công Thương (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế.
2. Công ty cổ phần Bia Hà Nội - Thanh Hóa (2016 - 2019), Báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan, Thanh Hóa.
3. Nguyễn Văn Công, (2001), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Duy Đồng (2017), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới”,
Luận án tiến sỹ Kinh tế phát triển, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội.
5. Tạ Minh Hà (2019), “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội Habeco”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Mạnh Hùng (2013), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam", Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Phạm Thu Hương (2017), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nghiên cứu trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sỹ,
Trường Đại học Mỏ địa chất, Hà Nội.
9. Vũ Trọng Lâm (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Hữu Lam (chủ biên), Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan (2007),
Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 11. Michael E. Porter, người dịch Dương Ngọc Dũng (2008), Chiến lược
12. Michael E. Porter, người dịch Nguyễn Phú Hoàng (2009), Lợi thế cạnh tranh, Nxb Trẻ và DT Books, Hà Nội.
13. Michael E. Porter, người dịch Ngọc Toàn, Ngọc Hà, Quế Nga, Thanh Hải (2008), Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Nxb Trẻ và DT Books, Hà Nội. 14. Michael Treacy & Fred Wiersema, (dịch giả: Lê Thị Hồng Nhung)
(2018), Phương thức dẫn đầu thị trường, NXB Trẻ.
15. Philip Kotler (Dịch: Phan Thăng, Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến) (2007), Marketing căn bản, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
16. Phan Trọng Phức (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 17. Quốc hội (2004), Luật cạnh tranh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Hữu Thắng (2006), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay", Đề tài cấp bộ
20. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
21. Đặng Đức Thành (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thời hội nhập, Nxb Thanh niên, Hồ Chí Minh.
22. Nguyễn Quốc Thịnh (2012), Bài giảng Quản trị thương hiệu, Trường Đại học Quốc gia, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Huyền Trâm (2014), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Trường Đại học Kinh tế Thành phố HCM.
24.Trần Văn Tùng (2004), Cạnh tranh kinh tế, lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến lược cạnh tranh của công ty, Nxb Thế giới, Hà Nội.