Xuất biện pháp ngắn hạn

Một phần của tài liệu BÁO CÁO " PHÂN TÍCH THÂM HỤT THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA WTO " ppsx (Trang 26 - 28)

Công cụ kinh tế vĩ mô có thể sử dụng để điều chỉnh sự mất cân đối bên ngoài thông qua 2 kênh chính, đó là áp dụng chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ:

 Thắt chặt tài khoá hoặc tiền tệ có thể sử dụng để giảm tiêu dùng trong nước, từ đó sẽ giúp giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu. Hiện tại Việt Nam đang nới lỏng tiền tệ (thông qua chương trình hỗ trợ lãi suất) và mở rộng tài khoá (thông qua gói 20 kích cầu từ ngân sách nhà nước). Cả 2 nhóm chính sách này đều làm cán cân

thanh toán của Việt Nam trở nên xấu hơn.

 Chính phủ có thể khuyến khích người tiêu dùng thay đổi cơ cấu chi tiêu theo đó ưu tiên tiêu dùng các mặt hàng trong nước, giảm tiêu dùng nhập khẩu thông qua

giảm tỷ giá thực của đồng nội tệ. Đồng nội tệ giảm giá sẽ có tác dụng làm cho giá các hàng hoá sản xuất trong nước trở nên rẻ hơn so với hàng hoá nước ngoài. Làm chú thích tiếng Việt cho biểu đồ

Một cách khác để giải quyết bất cập cán cân tài khoản vãng lai đó là giảm nhu cầu nhập khẩu thông qua tăng thuế nhập khẩu. Trong khung khổ WTO, thành viên được phép tăng thuế nhập khẩu lên tới mức cam kết trần. Trong trường hợp của Việt Nam, dư địa thuế suất (phần chênh lệch giữa

thuế suất cam kết trần với thuế suất áp dụng) là tương đối đáng kể và có thể sử dụng như một chiếc phanh để hãm bớt đà gia tăng nhập khẩu. Biểu đồ 9 cho thấy còn dư địa thuế suất nhập khẩu trong nhiều ngành khác nhau. Không gian chính sách còn tương đối rộng với Việt Nam trong các ngành thiết bị vận tải, đồ uồng và thuốc lá và thực phẩm chế biến. Việt Nam cũng có thể vận dụng

các biện pháp hạn chế nhập khẩu trên cơ sở khó khăn về cán cân thanh toán theo các điều kiện chặt chẽ, sẽ được nêu tại Phần II của nghiên cứu này. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế suất cao hơn trong khung cam kết được phép hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu trên cơ sở điều kiện khó khăn về cán cân thanh toán sẽ đi kèm với các ảnh hưởng tiêu cực lâu dài cho Việt Nam. Tác động của các lựa chọn chính sách này bao gồm (i) ảnh hưởng tới kết quả xuất khẩu vì xuất khẩu phụ thuộc khá chặt chẽ vào nhập khẩu; (ii) làm tăng cán cân thương mại nếu hệ số co giãn của nhập khẩu nhỏ hơn 1; (iii) ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng vì chi phí tiêu dùng tăng lên; (iv) làm môi trường kinh doanh ở Việt Nam bị giảm khả năng đoán định do thay đổi chính sách, và có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài; (v) giảm niềm tin của các nhà đầu tư đặt vào Việt Nam nếu việc áp dụng các biện pháp bảo hộ bị các nhà đầu tư coi là tín hiệu của khủng hoảng. Ngoài ra, sử dụng phụ thu nhập khẩu cũng có tác dụng giống như phá giá đồng tiền trong cắt giảm nhập khẩu, nhưng biện pháp này sẽ không đạt được lợi ích cho hoạt động xuất khẩu.

Cho đến nay, Việt Nam mới áp dụng một số biện pháp bảo hộ kể từ khi khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu. Trong giai đoạn tháng 3-4/2009, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp tăng thuế sau đây:

 Tăng thuế nhập khẩu với 15 sản phẩm sữa.

 Tăng thuế nhập khẩu với thịt và gia cầm (từ 17% lên 33%), thịt bò đông lạnh (từ 17% lên 20%) và thịt lợn tươi (từ 24% lên 28%).

Biểu đồ 9. Dư địa thuế suất nhập khẩu trong một số ngành trong năm 2009 Nguồn: WTO/ITC (2008) Số liệu Thuế Nhập khẩu Thế giới 2008, Geneva21  Tăng thuế nhập khẩu đối với thép và các sản phẩm thép bán thành phẩm (từ 5% lên 8%); sản phẩm thép dùng trong xây dựng (từ 12% lên 15%); thép tấm và thép

ống cán nguội (từ 7% lên 8%); tấm và ống bọc thép (từ 12% lên 13%).  Tăng thuế nhập khẩu đối với thép hợp kim từ 0% lên 10%.

Các chuyên gia làm báo cáo này khuyến nghị nên hạn chế áp dụng các biện pháp bảo hộ mới và chỉ áp dụng các biện pháp chọn lọc khi thực sự cần thiết. Việc này có thể thực hiện thông qua thuế suất áp dụng hoặc áp dụng các biện pháp tự vệ, trợ cấp hoặc biện pháp đối kháng theo đúng các điều kiện do WTO quy định.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO " PHÂN TÍCH THÂM HỤT THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN CỦA WTO " ppsx (Trang 26 - 28)