Phân tích tình hình tài sản

Một phần của tài liệu luận văn phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tư nhân (Trang 37 - 42)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.1.1.1. Phân tích tình hình tài sản

Tài sản của doanh nghiệp được công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình tài sản là phân tích biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp nhà quản lý tìm hiểu về sự thay đổi giá trị, tỷ trọng của tài sản qua từng năm như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Phân tích biến động các khoản mục doanh nghiệp cung cấp cho nhà quản trị nhìn về quá khứ sự biến động tài sản doanh nghiệp nhằm tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy phân tích tình hình tài sản thường được tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều dọc và theo chiều ngang.

Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Minh Đức

Bảng 2: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN THEO THỜI GIAN

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 07 / 06 CHÊNH LỆCH 08 / 07 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 11.464 12.816 37.559 1.352 12 24.743 193 I- Tiền và các khoản tương đương tiền 2.013 137 433 (1.876) (93) 296 216

II-Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - -

III- Các khoản phải thu ngắn hạn 38 106 6.948 68 179 6.842 6.455

1-Phải thu của khách hàng - - 6.941 - - 6.941 -

2- Các khoản phải thu khác 38 106 7 68 179 (99) (93)

IV- Hàng tồn kho 9.360 12.502 29.239 3.142 34 16.737 134

- Hàng tồn kho 9.360 12.502 29.239 3.142 34 16.737 134

V- Tài sản ngắn hạn khác 53 71 939 18 34 868 1.223

1- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 53 71 857 18 34 786 1.107

2- Thuế và các khoản phải thu Nhà nước - - 82 - - 82 -

B- TÀI SẢN DÀI HẠN 2.689 2.629 2.695 (60) (2) 66 3 I- Tài sản cố định 2.445 2.351 2.404 (94) (4) 53 2

1- Nguyên giá 4.884 5.213 5.717 329 7 504 10

2- Giá trị hao mòn lũy kế (2.439) (2.862) (3.313) (423) 17 (451) 16

II- Bất động sản đầu tư - - - - - - -

III- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - -

IV- Tài sản dài hạn khác 244 278 291 34 14 13 5

- Tài sản dài hạn khác 244 278 291 34 14 13 5

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tình hình tài sản của doanh nghiệp trong 3 năm qua có xu hướng tăng cao: năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.292 tr.đ (tăng 9%), năm 2008 tăng so với năm 2007 là 24.809 tr.đ (tăng 161%). Trong những năm qua tài sản của doanh nghiệp không ngừng tăng cao là do có nhiều khoản mục tài sản tăng cao cụ thể

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng cao qua các năm, năm 2007

tăng so với năm 2006 là 1.352 tr.đ (tăng 12%), sang năm 2008 chỉ tiêu này lại tăng rất cao 24.734 tr.đ (tăng 193%) so với năm 2007 nguyên nhân chủ yếu là do tất cả các chi tiêu tài sản ngắn hạn đều tăng:

Tiền và các khoản tương đương tiền: năm 2007 giảm so với năm 2006 là 1.876 tr.đ (giảm 93%) sang năm 2008 lại tăng cao là 296 tr.đ (tăng 216%) so với năm 2007, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với lượng tiền trong năm 2006. Sở dĩ năm 2007 có sự thay đổi lượng tiền là do doanh nghiệp đưa lượng tiền vào quá trình hoạt động kinh doanh, đây là tín hiệu tốt đối với doanh nghiệp, tuy nhiên do lượng tiền dự trữ không đáp ứng đầy đủ nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nên sang năm 2008 doanh nghiệp đã tăng lượng tiền dự trữ lên tuy nhhiên không nhiều.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng cao qua các năm cụ thể năm 2006 là 38 tr.đ, năm 2007 là 106 tr.đ, năm 2008 là 6.948 tr.đ, nguyên nhân chủ yếu là do chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” tăng cao, năm 2008 là 6.941 tr.đ trong khi đó 2 năm đầu doanh nghiệp không có chỉ tiêu này. Khoản “Phải thu khách hàng” tăng có thể có nguyên nhân tích cực là do doanh nghiệp tăng bán hàng theo phương thức trả chậm, doanh thu tăng kéo theo khoản phải thu khách hàng tăng. Tuy nhiên, khoản phải thu khách hàng tăng cũng có thể bị đánh giá không tốt vì bị chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp kém, doanh nghiệp cần t ìm biện pháp thu nợ hiệu quả hơn.

Hàng tồn kho: hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng ngày càng cao, năm 2007 tăng 3.142 tr.đ (tăng 34%) so với năm 2006, sang năm 2008 tăng 16.737 tr.đ (tăng 134%) so với năm 2007, điều này cho thấy doanh nghiệp có lượng hàng hóa tích trữ có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào, tuy nhiên lượng hàng tồn kho quá cao cũng cho thấy doanh nghiệp còn tồn động

vốn, bỏ nhiều chi phí cho việc lưu trữ, bảo quản…chiến lược kinh doanh chưa phù hợp với tình hình kinh tế.

Tài sản ngắn hạn khác: tăng cao nguyên nhân chủ yếu là do thuế giá trị gia

tăng được khấu trừ tăng rất cao, năm 2007 tăng 18 tr.đ (tăng 34%) so với năm 2006, năm 2008 tăng rất cao, tăng 786 tr.đ (tăng 1.107%) so với năm 2007.

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp nhìn chung tương đối ổn định tuy năm 2007 giảm 60 tr.đ (giảm 2%) so với 2006, nhưng năm 2008 tăng lên 66 tr.đ (tăng 3%) so với năm 2007, sự thay đổi này là do:

Tài sản cố định có biến động tương đối nhẹ, năm 2007 giảm 94 tr.đ (giảm 4%) so với năm 2006, nhưng sang năm 2008 tăng 53 tr.đ (tăng 2%) so với năm 2007, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với năm 2006. Sở dĩ có sự thay đổi này là do doanh nghiệp mua thêm tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Tài sản cố định khác cũng tăng từ 244 tr.đ năm 2006 lên đến 291 tr.đ năm 2008

Tài sản của doanh nghiệp qua các năm đều tăng mạnh, mặc dù có một vài chỉ tiêu giảm, nhưng tỉ lệ giảm lại không đáng kể so với tốc độ tăng của các chỉ tiêu trong tổng tài sản. Tuy nhiên, hàng tồn kho tăng mạnh cho thấy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chưa phù hợp với tình hình kinh tế.

Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Minh Đức

Bảng 3: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG KẾT CẤU CỦA TÀI SẢN

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH KÊT CẤU 2006 2007 2008 NĂM 07/06 NĂM 08/07

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 11.464 81,0 12.816 83,0 37.559 93,3 2,0 10,3 I- Tiền và các khoản tương đương tiền 2.013 14,2 137 0,9 433 1,1 (13,3) 0,2

II-Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - -

III- Các khoản phải thu ngắn hạn 38 0,3 106 0,7 6.948 17,3 0,4 16,6

1-Phải thu của khách hàng - - - - 6.941 17,2 - 17,2

2- Các khoản phải thu khác 38 0,3 106 0,7 7 0,0 0,4 (0,7)

IV- Hàng tồn kho 9.360 66,1 12.502 80,9 29.239 72,6 14,8 (8,3) - Hàng tồn kho 9.360 66,1 12.502 80,9 29.239 72,6 14,8 (8,3)

V- Tài sản ngắn hạn khác 53 0,4 71 0,5 939 2,3 0,1 1,8 1- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 53 0,4 71 0,5 857 2,1 0,1 1,6

2- Thuế và các khoản phải thu Nhà nước - - - - 82 0,2 - 0,2

B- TÀI SẢN DÀI HẠN 2.689 19,0 2.629 17,0 2.695 6,7 (2,0) (10,3) I- Tài sản cố định 2.445 17,3 2.351 15,2 2.404 6,0 (2,1) (9,2) 1- Nguyên giá 4.884 34,5 5.213 33,7 5.717 14,2 (0,8) (19,5) 2- Giá trị hao mòn lũy kế (2.439) 17,2 (2.862) 18,5 (3.313) 8,2 (1,3) 10,3

II- Bất động sản đầu tư - - - - - - - -

III- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - -

IV- Tài sản dài hạn khác 244 1,7 278 1,8 291 0,7 0,1 (1,1)

- Tài sản dài hạn khác 244 1,7 278 1,8 291 0,7 0,1 (1,1)

Dựa vào bảng phân tích ta thấy kết cấu tài sản có sự biến động thiên về tài sản ngắn hạn: năm 2008 chiếm 93,3% trong tổng tài sản và tăng cao trong 3 năm liền, điều đó cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn trong thời gian ngắn. Tuy nhiên cũng cho ta thấy được sự yếu kém trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa ứ động ngày càng nhiều, hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng tài sản, năm 2006 là 66,1%, năm 2008 là 72,6%.

Trong kết cấu tài sản các khoản mục tài sản đều có xu hướng tăng tuy nhiên tài sản cố định lại giảm qua các năm, năm 2006 chiếm 17,3%, năm 2007 chiếm 15,2%, năm 2008 chiếm 6,0% trong tổng tài sản, tài sản cố định giảm không phải do doanh nghiệp không chịu đầu tư mua thêm trang thiết bị mới mà nguyên nhân chính là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản cố định. Tương tự như vậy, tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp cũng giảm năm 2007 là 1,8%, năm 2008 là 0,7%. Tiền và các khoản tương đương tiền tương đối giảm mạnh năm 2006 là 14,2%, năm 2007 là 0,9% (giảm 13,3%), năm 2008 là 1,1% trong tổng tài sản, điều này cho thấy lượng tiền lưu động trong doanh nghiệp giảm mạnh, doanh nghiệp biết sử dụng tiền đem đầu tư, kinh doanh, biết cách sử dụng đồng tiền hiệu quả hơn, tuy nhiên lượng tiền vẫn chiếm tỷ trọng thấp nguy cơ thiếu tiền mặt thanh toán cao, doanh nghiệp cần xem xét lại.

Nhìn chung tài sản của doanh nghiệp hàng năm tăng cao chủ yếu là tài sản ngắn hạn tăng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản. Tuy doanh nghiệp chưa linh hoạt trong khâu tiêu thụ nhưng vẫn thấy được khả năng nhạy bén trong kinh doanh, biết tận dụng nguồn vốn sẳn có để đầu tư.

Một phần của tài liệu luận văn phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tư nhân (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)