CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư quốc tế TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 48 - 51)

- FDI nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, công trình đã sử dụng số liệu và nghiên cứu tác động của FDI với các doanh nghiệp trong

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Thời gian và địa điểm xuất bản: Công trình hoàn thành vào Tháng 9/2009, xuất bản tại viện công nghệ thông tin COMSATS

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nhìn chung các công trình đã đưa ra được những đánh giá về tác động của FDI tới kinh tế của nước chủ nhà thông qua những phương pháp nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu định lượng và/hoặc định tính. Hầu hết trong các công trình nghiên cứu, dựa trên những số liệu thống kê, số liệu điều tra và qua những mô hình ước lượng, tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực như trong công trình của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Đỗ Thị Kim Hoa (2006), Phạm Sỹ Thảnh (2011), … Tuy nhiên cũng có công trình nghiên cứu cho thấy ở cấp độ tổng hợp, FDI được nhận xét là có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, nhưng khi tính toán tốc độ tăng trưởng trung bình khác nhau giữa các ngành kinh tế, những tác động tích cực không còn rõ ràng, cụ thể kiểm tra tác động khác nhau giữa các ngành, kết quả ước lượng chỉ ra rằng FDI ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế với rất ít những tác động tích cực và có một khu vực thậm chí còn cho thấy những tác động tiêu cực mạnh mẽ của dòng vỗn FDI ( như khai thác mỏ và khai thác đá), chẳng hạn như trong công trình của Abdul Khaliq (2006) nghiên cứu tác động của FDI tới phát triển kinh tế của Indonesia.

Qua tìm hiểu những công trình trên, chúng ta có thể thấy rằng nhiều khi kết quả từ mô hình ước lượng không được chính xác do thiếu các dữ liệu cần thiết hoặc/và thiếu tin tưởng vào số liệu sẵn có. Nhiều mô hình ước lượng yêu cầu số quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 20 (>= 20) thì kết quả mới có độ tin cậy cao, tuy nhiên do số liệu về FDI là số liệu mang tính chất vĩ mô nên đôi khi việc tổng hợp dữ liệu gặp nhiều khó khăn hoặc không có các con số chính xác nên kết quả ước lượng có thể chưa phản ánh đúng tác động của FDI tới kinh tế của nước chủ nhà thông qua mô hình ước lượng. Bên cạnh đó, đối với những nghiên cứu định tính, do những hạn chế về mức độ đại diện thống kê nên các bằng chứng và kết luận trong phần này có thể chưa phản ánh hoàn toàn thực tiễn đang diễn ra mà chỉ mang tính tham khảo.

Thông qua việc tìm hiểu những công trình mà nhóm tiểu luận đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đề xuất một số những hướng nghiên cứu tiếp theo đối với chủ đề : Đánh giá tác động của FDI tới phát triển kinh tế của nước chủ nhà:

- Thứ nhất, đối với những công trình định lượng, sử dụng mô hình để đánh giá tác động, người viết nên có sự tổng hợp số liệu một cách cụ thể và chi tiết, từ những nguồn đáng tin cậy để kết quả đánh giá đầy đủ và chính xác hơn. Bên cạnh đó, người viết cũng có thể kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng trong cùng một bài nghiên cứu, như vậy công trình nghiên cứu sẽ vừa có số liệu minh chứng, vừa có những lập luận chặt chẽ giúp bài nghiên cứu tăng thêm tính thuyết phục.

- Thứ hai, nhiều công trình nghiên cứu thường chỉ đánh giá tác động của FDI đến một số ngành mà nước chủ nhà có thế mạnh, sau đó là kết luận tổng thể về tác động của FDI tới sự phát triển kinh tế của cả nước. Những nghiên cứu như thế thường là võ đoán, độ chính xác không cao và không có tính thuyết phục. Để khắc phục những hạn chế trên, bài nghiên cứu cần phải mở rộng phạm vi nghiên cứu trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hơn để kết quả nghiên cứu trở nên đáng tin cậy.

- Thứ ba, từ trước đến nay hầu hết các công trình hầu như chỉ đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế trong đơn thuần một quốc gia mà không có sự đối chiếu, so sánh với những quốc gia khác nên chúng ta có thể bổ sung thêm những số liệu, những mô hình đánh giá, những nhận xét về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của những quốc gia khác, từ đó đưa ra những so sánh đối chiếu, nhằm tăng sức thuyết phục cho công trình nghiên cứu.

Trên đây là một số những đánh giá và đề xuất hướng nghiên cứu của nhóm tiểu luận tới những công trình đã trình bày ở trên. Nhóm tiểu luận hi vọng rằng với những đề xuất này, các công trình tiếp theo về đánh giá tác động của FDI tới phát triển kinh tế sẽ được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

FDI có thể ảnh hưởng tới nền kinh tế của nước chủ nhà ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội, giúp cho nước chủ nhà huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ). Hầu hết những công trình nghiên cứu định lượng và định tính mà nhóm tiểu luận đã trình bày đều cho thấy hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập cho người lao động và làm cho sản lượng GDP tăng lên, tuy nhiên cũng có một số quốc gia, điển hình là Indonesia ở cấp độ tổng hợp, FDI được nhận xét là có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên khi tính toán tốc độ tăng trưởng trung bình khác nhau giữa các ngành kinh tế, những tác động tích cực không còn rõ ràng và thậm chí còn cho thấy những tác động tiêu cực mạnh mẽ của dòng vỗn FDI (như trong ngành khai thác mỏ và khai thác đá).

Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng nhiều khi kết quả từ mô hình ước lượng không được chính xác do thiếu các dữ liệu cần thiết hoặc/và thiếu tin tưởng vào số liệu sẵn có. Bên cạnh đó, đối với những nghiên cứu định tính, do những hạn chế về mức độ đại diện thống kê nên các bằng chứng và kết luận trong phần này có thể chưa phản ánh hoàn toàn thực tiễn đang diễn ra mà chỉ mang tính tham khảo. Vì vậy trong những công trình tiếp theo về chủ đề đánh giá tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của nước chủ nhà, người nghiên cứu nên khắc phục những hạn chế mà nhóm tiểu luận đã trình bày để có thể có kết quả nghiên cứu chính xác và thuyết phục hơn.

Mặc dù nhóm tiểu luận đã có những nỗ lực trong việc tìm kiếm, nghiên cứu và tổng thuật tài liệu, tuy nhiên do thời gian cũng như kĩ năng tổng thuật còn hạn chế, bài trình bày của nhóm cũng không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm tiểu luận rất mong nhận được nhưng nhận xét và đánh giá của cô giáo để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn!

Một phần của tài liệu Tiểu luận đầu tư quốc tế TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM (Trang 48 - 51)