Giải pháp cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức phát hành thẻ

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TẠI VIỆT NAM (Trang 40 - 52)

thẻ

• Nghiên cứu phát triển thẻ thông minh :

Cần tích cực đầu tư mở rộng liên kết hợp tác trong thanh toán thẻ thông qua việc triển khai toàn diện hoạt động kết nối các hệ thống thẻ để khai thác tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư, đồng thời tăng cường dịch vụ phục vụ khách hàng sử dụng thẻ. Tích cực nỗ lực làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước, điện thoại… để mở rộng việc chấp nhận thanh toán các phí giao dịch cơ bản hàng ngày thông qua dịch vụ thanh toán bằng thẻ. Đồng thời, các ngân hàng cần chủ động trong việc đặt mục tiêu giảm dần tỷ lệ dùng thẻ để rút tiền mặt trong thời gian tới.

• Phát triển mạng lưới máy rút tiền ATM:

Cần tăng cường đầu tư công nghệ, đặc biệt là các thiết bị thẻ và mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ, tăng tỷ lệ thẻ hoạt động để tiến tới giảm dần sự phụ thuộc của giao dịch thẻ vào hệ thống ATM. Phát triển dịch vụ Internet Banking đi kèm với các sản phẩm hiện tại giúp khả năng tối ưu hóa tiện ích cho người sử dụng dịch vụ và ngân hàng thu được phí sử dụng các dịch vụ đi kèm.

Hoàn thành việc chuyển đổi mã tổ chức phát hành thẻ (mã BIN) nhằm mở rộng tích hợp các ứng dụng giá trị gia tăng cho thẻ thanh toán của các ngân hàng phát hành thẻ.

Hệ thống máy rút tiền tự động hiện nay được các ngân hàng Việt Nam đưa vào vận hành khá rộng rãi ở các khu vực thành phố lớn, thị xã, thị trấn…Tuy nhiên, với dân số 90 triệu người mà tỷ lệ 16,000 người mới có 1 máy ATM thì tỷ lệ này còn quá thấp nên cần phát triển mạng lưới ATM rộng hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người sử dụng thẻ. Các ngân hàng cần có kế hoạch triển khai hệ thống ATM có thể kết nối với hệ thống các ngân hàng khác nhau.

Các máy ATM cần được phát triển theo định hướng đa chức năng, thực sự là điểm giao dịch tự động của chủ thẻ, có thể chấp nhận tất cả các loại thẻ thông dụng trên thế giới.

• Mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ :

Sự cạnh tranh để có được đơn vị chấp nhận thẻ ngày càng gay gắt, xu thế các đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện thanh toán qua nhiều ngân hàng cùng một lúc để khi ngân hàng này phát sinh sự cố thì chuyển sang thanh toán qua ngân hàng khác. Vì vậy, ngân hàng phải có chính sách phát triển đơn vị chấp nhận thẻ linh động, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, quy trình tốc độ và tính ổn định của hệ

thống xử lý giao dịch, hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật để đảm bảo hoạt động kinh doanh cho các đơn vị chấp nhận thẻ.

Hiện tại, các đơn vị chấp nhận thẻ chủ yếu tập trung tại các địa bàn thành phố lớn, thị xã… Vì vậy, các ngân hàng cần có định hướng phát triển mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ tại các địa phương khác để chủ thẻ có khả năng sử dụng trên một địa bàn rộng và thuận tiện hơn.

• Đa dạng hóa sản phẩm thẻ :

Đa dạng hóa sản phẩm thẻ nâng cao chất lượng dịch vụ là nhu cầu sống còn của các ngân hàng thương mại hiện nay, các ngân hàng thương mại cần có các chương trình quảng bá rộng rãi về sản phẩm thẻ của mình.

Bên cạnh việc tích cực phát triển thẻ ghi nợ như thời gian vừa qua, các ngân hàng cần có chính sách và hệ thống công cụ phù hợp để đẩy nhanh việc triển khai dịch vụ thẻ tín dụng. Từ đó, hướng người dân vào sử dụng các dịch vụ tín dụng phục vụ tiêu dùng theo hình thức chi tiêu trước trả tiền sau.

Các ngân hàng cần chú trọng quảng bá, giới thiệu sản phẩm thẻ cho các đối tượng doanh nghiệp với số lượng cán bộ công nhân viên đông đúc để phát hành thẻ kết hợp với các loại hình khác như trả lương, đầu tư tự động…

Mở rộng phát hành thẻ nội địa tập trung vào các khu vực đông dân cư, mở rộng mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ đặc biệt là các nhà hàng, siêu thị…

• Các ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ bảo vệ quyền lợi của của khách hàng : Hình thức thanh toán không bằng tiền mặt là hình thức thanh toán tiên tiến hiện nay, nó đem lại sự thuận lợi cho người sử dụng và các chủ thể khác tham gia. Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng không ít những rủi ro mà ta phải quan tâm để giảm thiểu tổn thất mà nó gây ra. Để làm tốt điều này thì cần có sự

quan tâm của các cấp các ngành để nâng cao hệ thống hạ tầng đặc biệt là hệ thống hạ tầng các ngân hàng .

• Dựa vào các trường hợp rủi ro xảy ra trong hệ thống ngân hàng thế giới và Việt Nam có thể rút ra các biện pháp để quản lý rủi ro như sau :Trang bị kiến thức cho các chủ thể tham gia, phố biến các quy định sử dụng thanh toán thẻ cho các chủ thể tham gia tập huấn thường xuyên kiến thức nghiệp vụ, các quy định của các tổ chức quốc tế cho các đơn vị chấp nhận thẻ và các cán bộ để tránh các rủi ro xảy ra.

• Thay đổi các điều kiện phát hành : hiện nay cơ sở để xác nhận hạn mức tín dụng để phát hành thẻ còn dựa nhiều vào giá trị tài sản thế chấp dẫn đến coi nhẹ khả năng thanh toán thường xuyên của các chủ thẻ vì vậy cần căn cứ trên thu nhập thường xuyên của chủ thẻ để xác định hạn mức tín dụng và điều kiện phát hành thẻ, có như vậy mới đảm bảo khả năng thanh toán của chủ thẻ để tránh rủi ro xảy ra.

• Cập nhật rộng rãi danh sách Bulettin từ các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Phát hành thẻ, ngân hàng thẻ thanh toán bằng các thiết bị, phương tiện của mình để cập nhật danh sách thẻ cấm lưu hành, thẻ cấm sử dụng và nhanh chóng cập nhật danh sách đến các đơn vị chấp nhận thẻ kiểm tra khi chấp nhận thanh toán, đặc biệt chú ý đến các đơn vị chưa kết nối trực tuyến. • Phòng chống tội phạm : tập trung phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế, cơ

quan an ninh quốc tế, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực thẻ, khi phát hiện các trường hợp gian lận, giả mạo cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn và thông báo các cơ quan hữu quan nhằm phối hợp xử lý.

• Hạn chế rủi ro trong phát hành và sử dụng thẻ: Để hạn chế rủi ro trong phát hành thẻ, các cán bộ tín dụng cần kiểm tra thông tin phát hành thẻ và các thông tin khác về chủ thẻ một cách kỹ lưỡng.

• Quản lý thanh toán của chủ thẻ : phần lớn rủi ro của ngân hàng là chủ thẻ không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Vì vậy, ngân hàng cần có biện pháp theo dõi tình hình thanh toán của chủ thẻ, tình hình chi tiêu vượt mức của chủ thẻ... Khi chủ thẻ không có khả năng thanh toán cần thông báo cho các cơ quan hữu quan để tìm hướng xử lý.

• Bù đắp rủi ro : bất kỳ hoạt động nào cũng chứa đựng những rủi ro, để giảm thiểu những rủi ro ngân hàng phải mua bảo hiểm thẻ hoặc trích lập dự phòng rủi ro để bù đắp rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.

• Hạn chế rủi ro thanh toán: khi ký hợp đồng với đơn vị chấp nhận thẻ cần tìm hiểu rõ về đơn vị chấp nhận thẻ đặc biệt là tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị chấp nhận thẻ để hạn chế các rủi ro phát sinh. Định kỳ tập huấn, cung cấp các tài liệu về thanh toán cho các đơn vị chấp nhận thẻ.

• Hạn chế rủi ro kỹ thuật : hạn chế tối đa rủi ro kỹ thuật trục trặc trong hệ thống, các hệ thống tin học đều có những sự cố nhất định. Vì vậy, phải có những biện pháp dự phòng, kiểm tra tính chính xác của các thiết bị kỹ thuật, hệ thống máy tính… Khi xảy ra lỗi kỹ thuật không thể xử lý có thể phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế tìm hướng xử lý và thực hiện các biện pháp an toàn.

Các NHTM cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng như dịch vụ giải quyết tra soát khiếu nại, hỗ trợ giải đáp thắc mắc… liên quan đến

các giao dịch thanh toán thẻ. Đặc biệt, các ngân hàng có cung cấp dịch vụ thanh toán – Acquring cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiên quyết xử lý các đơn vị chấp nhận thẻ và các nhà cung cấp dịch vụ tiến hành thu các phí phụ trội khi thanh toán bằng thẻ, từ đó khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn các phương tiện này.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

3.3.1.1. Có những chính sách khuyến khích phát triển hoạt động kinh doanh của dịch vụ thẻ

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ thẻ, trong đó cần sớm ban hành các quy định điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, đặc biệt là việc tranh chấp, rủi ro, để làm cơ sở xử lý khi xảy ra các tranh chấp.

- Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.

- Xây dựng hệ thống Thông tin tín dụng cá nhân, để các ngân hàng có được những thông tin về chủ thẻ nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng.

- Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: Thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác; Đồng thời cũng cần có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Ngân hàng nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các đề án, tính toán hiệu quả kinh tế va vốn đầu tư trên cơ sở đó huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực thẻ.

- Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các NHTM trong nước để để ra chính sách trợ giúp các NHTM Việt Nam trong việc khai thác và phát triển thị trường thẻ trong nước, định hướng ứng dụng các thành tựu kho học công nghệ hiện đại đã và đang được sử dụng trong khu vực và thế giới. Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn các ngân hàng trong việc xây dựng chế đô báo cáo, hạch toán, kiểm tra phù hợp với nghiệp vụ thẻ theo thông lệ quốc tế và các quy định của Ngân hàng nhà nước.

- Cho phép các NHTM thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro về nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý rủi ro chung cho các ngân hàng nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước.

- Cho phép các NHTM Việt Nam được áp dụng linh hoạt một số ưu đãi nhất định để đảm bảo tính cạnh tranh cho các loại thẻ do các NHTM Việt Nam phát hành so với các loại thẻ của các NHTM nước ngoài hay chi nhánh NHTM nước ngoài phát hành.

3.3.12. Phát triển các hệ thống thanh toán.

a) Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng

- Thiết kế mở rộng phạm vi triển khai giai đoạn II Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do WB tài trợ và phát triển các hệ thống thanh toán quan trọng có tính hệ thống theo các chuẩn mực quốc tế dược Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) khuyến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống, tăng cường hiệu quả trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Các hệ thống thanh toánliên ngân hàng và các hệ thống thanh toán quan trọng khác phỉa được đầu tư bằng

nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc viện trợ ODA, do Ngân hàng nhà nước vận hành, quản lý và giám sát. Các hệ thống thanh toán nội bộ của từng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cần phải được đầu tư và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường dịch vụ thanh toán.

- Tập trung phát triển hệ thống thanh toán liên ngân hàng vì đây là hệ thống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Việc thiết kế mở rộng hệ thống đáp ứng nhu cầu cho các thành viên phải phù hợp với các chuẩn quốc tế áp dụng chung cho các hệ thống thanh toán và quyết toán. Các giải pháp phần mềm hệ thống cần đảm bảo độc lập giữa xử lý số liệu và truyền số liệu, đảm bảo tính bảo mật hệ thống, tích hợp dữ liệu và tính liên tục trong hoạt động,.v.v

b) Xây dựng trung tâm thanh toán bù trừ tự động phục vụ cho các giao dịch bán lẻ:

- Phát triển hệ thống thanh toán bán lẻ, trung tâm thanh toán bù trừ bán lẻ trên cơ sở khuyến khích sự tham gia góp vốn và vận hành của các ngân hàng thương mại trên cơ sở đáp ứng các quy định của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống và đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn của hệ thống tài chính. Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện việc quản lý và giám sát các hệ thống này

- Thiết lập Trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia tại Hà nội thực hiện xử lý bù trừ hối phiếu/séc, vận hành hệ thống Bank Giro và giao diện với trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia sẽ kết nối trực tiếp và có giao diện với hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vận hành. Trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia đóng vai trò là trung tâm xử lý thông tin thanh toán bù trừ và gửi lệnh thanh toán bù trừ về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện quyết toán giao dịch cho các ngân hàng thông qua tài khoản của các ngân

hàng mở tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qua hệ thống thanh toán liên ngân hàng.

Đối với các hoạt động cụ thể của Trung tâm thanh toán bù trừ quốc gia, định hướng chung là phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại ( điện tử ) trong xử lý thanh toán bù trừ các công cụ thanh toán.

c) Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất: Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, với các thương hiệu thống nhất, kết nối các hệ thống máy ATM của các liên minh thẻ hiện hành thành một hệ thống thống nhất nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, đảm bảo thẻ do một ngân hàng phát hành có thế sử dụng ở nhiều máy ATM và POS của các ngân hàng khác, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế có thể tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm bớt gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các ngân hàng lớn.

3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội thẻ

Dự đoán tình hình phát triển thị trường thẻ những năm tới, khi Việt Nam gia nhập WTO, để hoạt động của Hiệp hội thẻ ngày càng hiệu quả, thúc đẩy vai trò hợp tác của các ngân hàng thành viên, Hiệp hội thẻ nên có các động thái như sau:

* Phát huy tích cực vai trò liên kết, hợp tác giữa các thành viên để cùng phát triển

- Liên kết các ngân hàng thành viên đẩy nhanh tiến độ kết nối hệ thống thanh toán thẻ

- Làm đầu mối thúc đẩy liên kết phát triển sản phẩm, dịch vụ mới

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP TẠI VIỆT NAM (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w