Các kỹ thuật xử lý thông tin KTQT phục vụ ra quyết định kinh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định kinh doanh ở công ty cổ phần an hưng (Trang 31)

8. Tổng quan tài liệu

1.2.4. Các kỹ thuật xử lý thông tin KTQT phục vụ ra quyết định kinh

kinh doanh

a. Phân loại chi phí [6,tr.28 –tr.47]

Phân loại CP theo chức năng hoạt động, gồm:

- Chi phí sản xuất: là những khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất bao gồm ba khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

- Chi phí ngoài sản xuất: là những khoản chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất sản phẩm, các khoản chi phí này liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hoặc phục vụ công tác quản lý chung toàn doanh nghiệp. Khoản chi phí này bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN.

Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, gồm :

- Chi phí khả biến (Biến phí): là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của DN.

- Chi phí bất biến (Định phí): là những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của DN.

- Chi phí hỗn hợp: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của định phí và biến phí.

- Chi phí kiểm soát được: là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó xác định được lượng phát sinh của nó, có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh chi phí đó, cấp quản lý đó kiểm soát được chi phí này.

- Chi phí không kỉểm soát được: là những chi phí mà nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó và không có thẩm quyền quyết định đối với khoản chi phí đó.

b. Phân tích Chi phí – Sản lượng – Lợi nhuận (CVP) [6, tr.63]

Phân tích mối quan hệ Chi phí – Sản lượng – Lợi nhuận là xem xét mối quan hệ giữa giá bán, số lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu hàng bán, biến phí, định phí và lợi nhuận nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của DN và là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các quyết định như lựa chọn dây chuyền sản xuất, định giá bán sản phẩm, hoạch định chiến lược bán hàng...

Kỹ thuật phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về chi phí, giá bán và sản lượng đối với lợi nhuận của DN.

Chi phí sử dụng trong nội dung phân tích này được phân loại theo cách ứng xử, chia làm 2 loại: chi phí bất biến (định phí) và chi phí khả biến (biến phí). Sản lượng là chỉ tiêu phán ánh số lượng tiêu thụ hay doanh thu tiêu thụ của DN. Lợi nhuận theo kỹ thuật này thay đổi tùy theo yêu cầu ra quyết định của nhà quản trị, chỉ tiêu lợi nhuận có thể là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận kế toán sau thuế.

Trong quá trình phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận sử dụng các khái niệm cơ bản sau:

Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị SDĐP = Doanh thu - Chi phí biến đổi

c. Phân tích thông tin thích hợp [11, tr.170]

Để có được những thông tin thích hợp, những thông tin thật sự cần thiết và hữu ích cho từng tình huống quyết định, quá trình thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thích hợp được tiến hành theo những nội dung và trình tự cơ bản sau:

c 1: Tập hợp tất cả thông tin về các khoản thu và chi có liên quan với các phương án kinh doanh được xem xét, so sánh lựa chọn. Điều cần quan tâm ở đây là thu nhập chi phí được tập hợp không những bao gồm thu nhập, chi phí thực tế ước tính mà còn cần phải bao gồm thu nhập, chi phí tiềm ẩn, chi phí cơ hội.

Loại bỏ các khoản chi phí chìm, là những khoản chi phí không thể tránh được ở mọi phương án đầu tư xem xét.

án đang xem xét.

: Những thông tin còn lại sau khi loại bỏ ở bước 2 và bước 3 là những thông tin thích hợp cho việc lựa chọn quyết định phương án kinh doanh. Hay nói cách khác đây chính là thông tin chênh lệch, thông tin khác biệt giữa các phương án kinh doanh cần thiết để xem xét đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh.

1.3. MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP RA QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH DỰA VÀO THÔNG TIN KTQT

1.3.1. Một số quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp

a. Quyết định về giá bán sản phẩm [10, tr.99]

Giá bán sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của DN. Trong nền kinh tế thị trường, giá bán sản phẩm chịu tác động bởi nhiều yếu tố: cung – cầu, cạnh tranh...Tuy nhiên, trong phạm vi nhất

định, DN có thể chủ động xác định giá bán sản phẩm của mình để đạt được mục tiêu lợi nhuận hoặc những mục tiêu khác. Cụ thể như sau:

- Xác định giá bán để đạt LN mục tiêu:

LN là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, là mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp đều theo đuổi.

Lợi nhuận của DN phụ thuộc vào doanh thu bán hàng và chi phí cho khối lượng sản phẩm tiêu thụ, lợi nhuận được xác định theo công thức:

LN = DT – CP (1) LN = p*Q – b*Q – ĐP

LN/Q = p – b – ĐP/Q

Suy ra: p = b + (LN + ĐP)/Q (2) Trong đó:

LN: Lợi nhuận; ĐP: Định phí; p : Giá bán đơn vị DT: Doanh thu; b : Biến phí đơn vị;

CP: Chi phí; Q : Sản lượng tiêu thụ; Vậy giá bán được xác định theo công thức:

Giá bán = Biến phí đơn vị + Định phí phân bổ + LN mong muốn Từ công thức trên, để xác định giá bán, KTQT cần thu thập các thông tin về: biến phí đơn vị, mức sản lượng tiêu thụ dự kiến, định phí, mức lợi nhuận mong muốn. Việc xác định giá bán để đạt được lợi nhuận mong muốn giúp nhà quản trị có thể so sánh với giá thị trường để đánh giá khả năng cạnh tranh cũng như điều chỉnh chiến lược kinh doanh trong tương lai.

- Xác định giá bán để đạt mục tiêu hòa vốn:

Khi DN muốn dự kiến trước khối lượng sản phẩm tiêu thụ để đạt được mục tiêu hòa vốn thì phải xác định mức giá cần thiết để đạt được mục tiêu hòa vốn. Lúc này giá bán tối thiểu được xác định theo công thức (2), cụ thể như sau:

p = b + (LN + ĐP)/Q Vì mục tiêu là hòa vốn nên LN = 0

Do đó: p = b + ĐP/Q h (Q h : Sản lượng hòa vốn) Vậy: Giá bán = Biến phí đơn vị + Định phí phân bổ

Để xác định giá bán cho mục tiêu hòa vốn, KTQT cần xác định được các thông tin như: biến phí đơn vị, định phí, mức sản lượng dự kiến hòa vốn. Từ các thông tin trên, DN sẽ xác định mức giá bán để đạt được mục tiêu hòa vốn.

b. Quyết định tự sản xuất hay thuê ngoài gia công

Quyết định này thường gặp trong các DN sản xuất. Những sản phẩm này DN tự sản xuất hay thuê ngoài gia công. Khi DN có thể thuê ngoài gia công với giá thấp hơn chi phí tự sản xuất ra sản phẩm đó thì nhà quản trị sẽ phải đối mặt với quyết định nên tự sản xuất hay thuê ngoài gia công?

Để ra quyết định trong trường hợp này nhà quản trị thường quan tâm đến hai vấn đề:

- Chất lượng của sản phẩm: đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật dù tự sản xuất hay thuê ngoài gia công.

- Giá cả (chi phí): chi phí chênh lệch giữa tự sản xuất và thuê ngoài gia công của sản phẩm.

Mặt khác, nhà quản trị còn phải xem xét đến các chi phí cơ hội nếu không tự sản xuất thì bộ phận hiện đang sản xuất sản phẩm đó sẽ như thế nào? Bộ phận này có được sử dụng nữa hay không? Nếu bộ phận đó sẽ được chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, cho thuê hoặc sử dụng cho các mục đích khác thì lợi nhuận hàng năm mang lại cho DN là bao nhiêu? So sánh chi phí tiết kiệm được của tự sản xuất với lợi nhuận mang lại cho việc sử dụng bộ phận sản xuất vào việc khác và thuê ngoài gia công sản phẩm. Nếu số lợi nhuận này cao hơn số chi phí tiết kiệm của việc tự sản xuất thì chọn phương án tự sản xuất sản phẩm. Như vậy, chi phí thích hợp để sản xuất sản phẩm là

chi phí sản xuất và chi phí cơ hội của nguồn lực dùng để tự sản xuất. Khi đó, để ra quyết định trong trường hợp này nhà quản trị so sánh như sau:

- Nếu CP thích hợp < giá thuê ngoài gia công: Tự sản xuất

- Nếu CP thích hợp > giá thuê ngoài gia công: Thuê ngoài gia công

c. Quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng mới

Khi một DN đang hoạt động với công suất bình thường, sẽ có thể có một đơn đặt hàng đặc biệt để gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh với một mức giá đặc biệt. Nếu giá của đơn hàng là giá thông thường hay cao hơn giá thường lệ, DN dễ dàng chấp nhận đơn đặt hàng này, vì nó sẽ làm tăng lợi nhuận của DN. Tuy nhiên, khi giá của đơn hàng thấp hơn giá thường lệ thì việc ra quyết định sẽ rất khó khăn cho nhà quản trị (đặc biệt sẽ khó khăn hơn khi đơn đặt hàng này nằm trong cùng một thị trường với các khách hàng thường xuyên của DN). Khi chấp nhận đơn hàng đặc biệt này, lợi nhuận trong ngắn hạn có thể sẽ giảm; hơn nữa nếu khách hàng này là một khách hàng mới trong cùng một thị trường với các khách hàng truyền thống thì lợi ích trong tương lai sẽ bị giảm khi các khách hàng này biết được thông tin và họ cũng đòi giảm giá.

Do đó, khi có một đơn hàng đặc biệt với giá thấp hơn giá thường lệ nhà quản trị phải căn cứ vào các điều kiện sau để quyết định:

- Khách hàng phải nằm ngoài thị trường truyền thống: có nghĩa là đơn hàng không ảnh hưởng đến thị trường hiện tại và tương lai của DN.

- Máy móc thiết bị chưa hoạt động hết công suất: Đơn hàng được nhận trong trường hợp này xem như “ tận dung” năng lực sản xuất dư thừa. Lúc này, chi phí cố định thường là không đổi và chỉ cần đơn hàng có giá cao hơn chi phí khả biến tăng thêm là có thể chấp nhận được, vì nó sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của DN.

- Đơn đặt hàng phải có lợi nhuận: doanh thu từ đơn hàng phải đảm bảo bù đắp được biến phí sản xuất (do chi phí cố định không đổi) sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận của DN.

d. Quyết định tiếp tục hay ngừng kinh doanh một bộ phận hay một mặt hàng

Để phân tán rủi ro, hầu hết các DN sản xuất đều đa dạng hóa sản phẩm. Cuối mỗi kỳ kinh doanh, loại sản phẩm nào bị thua lỗ (kém hiệu quả) sẽ phải có quyết định nên tiếp tục duy trì sản xuất hay ngừng lại?

Lúc này, nhà quản trị phải cân nhắc xem loại sản phẩm này khi ngừng sản xuất có làm ảnh hưởng đến kết quả chung của DN hay không? Mặt khác, nếu ngừng sản xuất thì cơ sở vật chất dùng để sản xuất sản phẩm này sẽ sử dụng như thế nào ? Nếu không sử dụng cơ sở vật chất này cho mục đích khác thì nhà quản trị phải xem xét đầy đủ các thông tin có liên quan. Cụ thể:

Định phí trực tiếp: là những khoản định phí phát sinh ở từng ngành hàng sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như tiền lương theo thời gian của nhân viên quản lý từng bộ phận, chi phí khấu hao TSCĐ của từng bộ phận, chi phí quảng cáo từng bộ phận, ...Định phí trực tiếp ở từng ngành hàng là khoản chi phí có thể tránh được, nghĩa là chi phí có thể giảm trừ toàn bộ nếu không tiếp tục duy trì hoạt động của ngành hàng đó. Do đó, định phí trực tiếp là thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngừng hay không ngừng sản xuất kinh doanh một ngành hàng. [5, tr.286].

- Định phí gián tiếp (hay còn gọi là định phí chung): là các khoản định phí phát sinh nhằm phục vụ cho hoạt động chung của toàn DN như: tiền lương theo thời gian của nhân viên quản lý ở các phòng ban chức năng của DN, chi phí khấu hao cho nhà văn phòng và các TSCĐ khác,...Định phí chung thường được phân bổ cho các ngành hàng theo các tiêu thức phân bổ phù hợp và là chi phí không thể tránh được; tức là không làm thay đổi tổng số chi phí

phát sinh khi quyết định ngừng hay không ngừng sản xuất kinh doanh một ngành hàng. Phần chi phí chung trước đây phân bổ cho ngành hàng đó, nay không còn tiếp tục sản xuất kinh doanh nữa sẽ được tính toán phân bổ hết cho các ngành hàng còn lại. Như thế, định phí chung là chi phí không thích hợp trong trường hợp này. [5, tr.286].

- Sau khi phân tích tính chất của các loại định phí, KTQT tiến hành lập bảng phân tích lợi nhuận của toàn DN theo hai phương án ngừng hay không ngừng sản xuất kinh doanh một ngành hàng (thông tin về số dư đảm phí, định phí trực tiếp và định phí gián tiếp) để thấy rõ tác động của từng phương án đến kết quả kinh doanh chung của toàn DN. Từ đó, KTQT sẽ nhận diện được thông tin thích hợp phục vụ ra quyết định ngừng hay không ngừng sản xuất kinh doanh một ngành hàng.

Tuy nhiên, việc xem xét ngừng hay không ngừng sản xuất kinh doanh một ngành hàng cũng cần chú ý đến các phương án có thể tận dụng đối với các cơ sở vật chất của ngành hàng bị loại bỏ, tức là chi phí cơ hội trong mỗi phương án là một yếu tố luôn cần được chú ý tới trong quyết định này.

1.3.2. Xử lý thông tin KTQT liên quan quan đến một số quyết định kinh doanh

a. Quyết định về giá bán sản phẩm

Quyết định về giá bán sản phẩm là một quyết định quan trọng, nó tác động đến số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu và kết quả kinh doanh của DN. Có 4 nhân tố chính tác động đến việc định giá sản phẩm như: Nhu cầu của khách hàng; Hoạt động của đối thủ cạnh tranh; Chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Các vấn đề về chính trị, pháp lý.

Mỗi nhân tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến quá trình định giá, ví dụ sự ảnh hưởng của chi phí sản xuất và tiêu thụ (chi phí được phân loại theo biến phí và định phí) trong quá trình định giá như sau:

- Các thông tin được sử dụng cho việc định giá bao gồm: + Sản lượng tiêu thụ dự kiến

+ Lợi nhuận mong muốn + Vốn hoạt động bình quân

+ Các chi phí sản xuất kinh doanh ( CP NVLTT, CP NCTT, CPSXC, CP BH, CP QLDN). Các chi phí này có thể dựa theo mức độ hoạt động phân thành biến phí, định phí và được lấy ở tài liệu kế hoạch và tài liệu thực tế.

- Mô hình phân tích và xử lý thông tin:

Khi xác định lợi nhuận thì công thức chung là lấy doanh thu – chi phí (Chi phí được phân loại thành biến phí và định phí).

Tùy theo mục tiêu của DN mà việc định giá có thể có các trường hợp sau: + Xác định giá bán để đạt lợi nhuận mục tiêu, giá bán được xác định theo công thức:

Giá bán = Biến phí đơn vị + Định phí phân bổ + LN mong muốn + Xác định giá bán để đạt mục tiêu hòa vốn, lúc này giá bán được xác định theo công thức:

Giá bán = Biến phí đơn vị + Định phí phân bổ

b. Quyết định tự sản xuất hay thuê ngoài gia công

Trong thực tế, nhà quản trị có thể phải ra quyết định liên quan đến việc nên tự sản xuất hay thuê ngoài gia công với chi phí thấp hơn.

Nếu DN tự sản xuất sẽ có thuận lợi nhất định như: chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) tổ chức thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định kinh doanh ở công ty cổ phần an hưng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)