4.1 Phụ tố miêu tả/hạn định:
Về cấu tạo:
Phụ tố miêu tả là 1 từ: Thuộc nhiều từ loại khác nhau: danh từ,động từ,tính từ,số từ,đại từ…
Phụ tố miêu tả là danh từ:
Nêu lên 1 sự vật làm đặc trưng cho sự vật ở phần trung tâm ( khi đó không thể chen quan hệ từ vào giữa danh từ này với TTTT) Nêu lên 1 sự vật có quan hệ với sự vật ở phần trung tâm ( có thể chen quan hệ từ vào).Có các quan hệ về mặt sở hữu,chất liệu, nội dung, địa điểm, so sánh…
Phụ tố miêu tả là động từ:
Nêu hành động,trạng thái,tâm tính của chủ thể
Nêu hành động giải thích thêm nội dung của cái điều đã đề cập ở TTTT.
Phụ tố miêu tả/hạn định là 1 cụm từ:
Về cấu tạo:
Trường hợp mệnh đề phụ tố miêu tả/hạn định ghép liền với chính tố, không có quan hệ từ
VD:một người đàn bà cổ đeo dây chuyền,vai quàng chiếc khăn nhung..
Trường hợp mệnh đề phụ tố miêu tả/hạn định có 2 khả năng ghép với chính tố: ghép có quan hệ từ và ghép không có quan hệ từ. VD: bức thư mà tôi viết , người đàn ông tôi gặp hôm qua…
Về quan hệ ý nghĩa:
Kiểu mệnh đề phụ tố miêu tả/hạn định nêu lên 1 sự việc của chủ thể nêu ở trung tâm
VD: cái em học sinh vai đeo ba lô, tay cầm chiếc khăn quàng kia…
Kiểu mệnh đề phụ tố miêu tả/hạn định miêu tả 1 sự việc không phải do sự vật nêu ở trung tâm gây ra
VD: con gà mà nó mới ăn thịt ấy
Về kiểu liên kết:
Liên kết trực tiếp: không có mặt kết từ và cũng không thể thêm kết từ
VD: gà mẹ, chim non,cổng sau,nước chanh…
Liên kết gián tiếp: có mặt kết từ hoặc có thể thêm kết từ
VD: cuốn sách mà tôi cho anh mượn, chuyện tôi nói với cô hôm qua…
Về trật tự các thành tố:
Những TTP nêu các đặc trưng có tính chất thường xuyên hơn của sự vật nói ở TTC thì thường đứng gần TTC hơn.Những TTP nêu đặc trưng có tính chất lâm thời, gắn liền với những tình huống cụ thể thì thường đứng sau những TTP nói trên khi chúng có mặt. VD: Những cái bánh bông lan tôi làm hôm qua rất ngon.
Trật tự giữa các TTP miêu tả/hạn định với nhau: + TTP 1 từ: DT,ĐT,TT rồi đến số từ,từ chỉ vị trí
+ TTP có kết từ mở đầu hoặc những TTP là những cụm từ chính phụ
4.2 Phụ tố chỉ định: