6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Nhà nước dân chủ nhân dân (1945-1954)
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đánh dấu sự hình thành ở
nước ta một hệ thống chính trị cách mạng dân chủ nhân dân thực hiện đường lối cách mạng đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xoá bỏ những di tích phong kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chếđộ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Chính quyền Cách mạng mới ra đời chưa có thời gian củng cố, đã phải
đương đầu với hàng loạt khó khăn thách thức của “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”. Đảng và Nhà nước ta đã bắt tay ngay vào giải quyết những khó khăn cấp bách của đời sống nhân dân, tăng cường thực lực cách mạng trên tất cả các phương diện chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngày 6/1/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Hơn 90% cử tri đã đi bầu được 333 đại biểu vào Quốc hội. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử có ý nghĩa to lớn, thể hiện ý chí và quyết tâm của nhân dân Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam thống nhất, độc lập; giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụđối nội, đối ngoại trong thời kì mới.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các địa phương Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, thành lập Uỷ ban hành chính các cấp. Ngày 2/3/1946, Quốc hội Khoá I Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do
Hồ Chí Minh làm chủ tịch và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Ngày 9/11/1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Quốc hội thông qua. Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời (5/1946). Lực lượng dân quân tự vệ được củng cố và phát triển. Viện Kiểm soát nhân dân và Toà án nhân dân được thành lập. Bộ máy chính quyền nhà nước được kiện toàn, trở thành công cụ sắc bén phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Để giải quyết nạn đói, biện pháp trước mắt: quyên góp, điều hoà thóc gạo, đồng bào cả nước hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và noi gương Người: Tổ chức hũ gạo cứu đói, tổ chức “ngày đồng tâm” để lấy gạo cứu đói, không dùng lương thực để nấu rượu. Biện pháp lâu dài: toàn dân thi đua hăng hái tham gia sản xuất, bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác, giảm tô 25%, chia lại ruộng đất công một cách công bằng.
Nhờ có những biện pháp tích cực nói trên, chỉ sau một thời gian ngắn nạn đói bị đẩy lùi, đời sống nhân dân nhất là nông dân được cải thiện, sản xuất nông nghiệp cả nước nhanh chóng được phục hồi. Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính quyền cách mạng.
Giải quyết những khó khăn về tài chính, Chính phủ đã phát động quyên góp, thực hiện “Tuần lễ vàng”, xây dựng “Quỹđộc lập”. Kết quả chỉ sau một thời gian ngắn nhân dân cả nước đã góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu cho Quỹ đảm phụ quốc phòng. Ngày 23/11/1946, tại kì họp thứ 2 của Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả
nước. Những khó khăn về tài chính từng bước được đẩy lùi.
Về văn hoá – xã hội: Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh
thành lập Nha bình dân học vụ, cơ quan chuyên trách việc chống “giặc dốt”. Người kêu gọi toàn dân đi học. Chỉ sau 1 năm trên toàn quốc đã tổ chức gần 76.000 lớp học và có trên 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ.Các trường phổ
lực phụng sự Tổ quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.Việc bài trừ các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan được quần chúng nhân dân hưởng ứng sôi nổi; kết hợp với xây dựng nếp sống văn hoá mới, xây dựng đời sống mới.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đánh dấu sự hình thành ở
nước ta một hệ thống chính trị cách mạng với các đặc trưng sau đây:
+ Dựa trên nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc hết sức rộng rãi: không phân biệt giống nòi, giai cấp, tôn giáo, ý thức hệ, chủ thuyết; không chủ trương đấu tranh giai cấp. Đặt lợi ích của dân tộc là cao nhất.
+ Có một chính quyền tự xác định là công bộc của dân, coi dân là chủ và dân làm chủ, cán bộ giản dị, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng (từ tháng 11 năm 1945 đến tháng 2 năm 1951) được ẩn trong vai trò của Quốc hội và Chính phủ, trong vai trò của cá nhân Hồ Chí Minh và các đảng viên trong Chính phủ.
+ Có một Mặt trận (Liên Việt) và nhiều tổ chức quần chúng rộng rãi, làm việc tự nguyện, không hưởng lương và không nhận kinh phí hoạt động từ
nguồn ngân sách Nhà nước.
+ Cơ sở kinh tế chủ yếu là nền sản xuất tư nhân hàng hoá nhỏ, tự cấp, tự
túc; bị kinh tế thực dân và chiến tranh kìm hãm, chưa có viện trợ.
+ Đã xuất hiện (ở một mức độ nhất định) sự giám sát của xã hội dân sự đối với Nhà nước và Đảng; sự phản biện giữa hai đảng khác (Đảng Dân chủ
và Đảng xã hội) đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhờ đó đã giảm thiểu rõ rệt các tệ nạn thường thấy phát sinh trong bộ máy công quyền.